Thứ năm 19/12/2024 11:10

Tăng cường liên kết để phát triển ngành Công Thương

Sáng nay (18/4), tại TP. Phan Thiết, đã diễn ra Hội nghị ngành Công Thương khu vực phía Nam lần thứ nhất năm 2014 do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Bình Thuận đồng tổ chức.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang chủ trì hội nghị

 - Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang và Phó chủ tịch UBND Bình Thuận- Huỳnh Thanh Cảnh đồng chủ trì hội nghị.

 Khu vực phía Nam gồm 20 tỉnh, thành phố (trong đó, hai thành phố thuộc trung ương là TP.HCM và TP.Cần Thơ) là khu vực kinh tế năng động, có nhiều trung tâm công nghiệp và thương mại lớn nhất cả nước; thu hút hơn 55% vốn FDI và chiếm 90% trữ lượng dầu cả nước. Năm 2013, ngành Công Thương khu vực này đạt nhiều thành tựu với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt gần 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 14,6% so với 2012, chiếm 54,65% cả nước; xuất khẩu đạt hơn 80 tỷ USD, tăng 4,13% so với 2012, chiếm 60,62% cả nước.

Theo thống kê của các Sở Công Thương khu vực phía Nam, dù tổng số cụm công nghiệp (CCN) theo quy hoạch đến năm 2020 của khu vực này là 399 CCN (tổng diện tích 20.263 ha, chiếm 20,1% số CCN cả nước) nhưng việc triển khai đầu tư hạ tầng các CCN còn rất chậm, hầu hết là do doanh nghiệp (DN) đầu tư (75 CCN), còn lại là các CCN được ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư một phần để phục vụ di dời và thu hút đầu tư mới.

Đại diện các tỉnh cho rằng, việc thu hút DN đầu tư kinh doanh hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn, nhất là các tỉnh không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm do yếu năng lực tài chính, hạn chế kinh nghiệm đầu tư và thu hút dự án; quy hoạch xây dựng và phát triển CCN trong vùng đang dựa vào tư duy hình thành cơ cấu kinh tế từng địa phương nên không phát huy được thế mạnh ở quy mô vùng nên cần phải điều chỉnh lại quy hoạch phân bố lực lượng sản xuất trên quy mô vùng…

Hội nghị nhận được khá nhiều kiến nghị của Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về công tác quản lý cụm công nghiệp (CCN), lĩnh vực thương mại và công nghiệp như: tổ chức thêm nhiều lớp đào tạo kiểm toán viên năng lượng; có chính sách hỗ trợ phát triển lưới điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; thay đổi chiến lược thúc đẩy phát triển ngành sản xuất linh kiện, phụ tùng thay cho chiến lược phát triển ngành lắp ráp; đề xuất Chính phủ xây dựng Luật khuyến khích và phát triển Công nghiệp hỗ trợ…

Khác với Bình Thuận, đặc thù của Sóc Trăng là đầu tư điện gió ở khu vực đất bãi bồi ven biển nên suất đầu tư lớn, chi phí cao. Ông Bùi Minh Trạng- Giám đốc Sở Công Thương Sóc Trăn - kiến nghị Bộ Công Thương tăng giá mua điện gió để thu hút đầu tư, đồng thời sớm phê duyệt quy hoạch phát triển điện gió của tỉnh để có cơ sở làm việc với các chủ đầu tư.

Đại diện Sở Công Thương TP.HCM cho rằng, việc hợp tác thương mại giữa các tỉnh thành vẫn còn nhiều hạn chế, việc kết nối sản xuất- phân phối giữa TP.HCM và các tỉnh, thành còn nhiều khó khăn bởi hầu hết sản phẩm có thế mạnh của các địa phương đều do DN vừa và nhỏ, hộ gia đình sản xuất thủ công chưa đảm bảo tiêu chí, quy chuẩn mẫu mã, bao bì sản phẩm, chứng nhận chất lượng nên chưa đáp ứng được điều kiện đưa hàng vào hệ thống phân phối hiện đại…

Do đó TP.HCM đề xuất, trong năm 2014, các tỉnh, thành cần hỗ trợ, cung cấp, trao đổi thông tin, kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước về thương mại, trao đổi giao lưu tình hình sản xuất các mặt hàng có thế mạnh giữa các địa phương; đồng thời khuyến khích DN TP.HCM tăng cường hỗ trợ ứng vốn, cung cấp cây, con giống, thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ nhân lực, kỹ thuật…

Cho rằng nếu để các địa phương tự liên kết sẽ có khó khăn nên rất cần một “nhạc trưởng”, ông Trương Quang Hoài Nam- Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ- đề nghị Bộ Công Thương đứng ra tổ chức một số chương trình chủ lực để đạt hiệu quả cao và cần xây dựng chiến lược đưa hàng Việt sang Campuchia từ các khu vực biên giới có sự điều phối cấp Bộ, Ngành.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang đánh giá, khu vực phía Nam là khu vực kinh tế năng động, là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng để phát triển kinh tế của cả nước. Trong thời gian qua, nhiều sáng kiến của khu vực này đã là “mô hình mẫu” cần nhân rộng ra cả nước như: khu – cụm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, công nghiệp hỗ trợ, xúc tiến thương mại… Trong bối cảnh kinh tế trong nước đang dần hồi phục thì phải tăng cường hợp tác liên kết, trong đó vai trò của Sở Công Thương là rất quan trọng để tham mưu cho lãnh đạo các địa phương và phát huy tối đa nội lực từ yêu cầu cụ thể của địa phương mình.

 Thứ trưởng đề nghị, ngành Công Thương phía Nam cần liên kết, hợp tác phát triển với các khu vực cân cận để cùng nhau phát triển.

Lê Khôi

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Quan hệ song phương Việt Nam - Lào là 'đặc biệt của đặc biệt'

Các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc phải quyết liệt, bứt phá về kinh tế

Thủ tướng mong Học viện Kỹ thuật quân sự đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thanh niên Quân đội phải xây hoài bão lớn

Bộ Quốc phòng Italy cam kết sẽ tích cực phối hợp với Bộ Quốc phòng Việt Nam

Thủ tướng: Ngành văn hoá, thể thao và du lịch phải tăng tốc, bứt phá với tư duy đổi mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cán bộ Đoàn, Hội phải 'gian khổ thì đi trước, hưởng thụ thì đi sau'

Thanh niên Việt Nam yêu nước, đoàn kết, tự tin bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch nước Lương Cường: Quân đoàn 12 cần nâng cao chất lượng bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho các nhiệm vụ

Đảng bộ Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Lào: Điểm sáng trong quan hệ song phương

Ngành công nghiệp văn hóa: Chuyển biến mạnh từ chính sách đến thực tiễn

Tổng Bí thư Tô Lâm dự phiên trọng thể Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX

Sẵn sàng cho cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Nhân sự 17/12: Ban Bí thư chỉ định nhân sự tỉnh Ninh Bình; tỉnh Quảng Bình có tân Chủ tịch UBND

Chính phủ cho ý kiến về 06 đề nghị xây dựng luật, 01 dự án pháp lệnh

Thủ tướng: Sắp xếp tổ chức bộ máy cần quan tâm giữ chân cán bộ có năng lực

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Hợp tác song phương Việt Nam - Lào phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực

Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Belarus ngày càng củng cố và phát triển