Sức bật trong năm bản lề

Xuất nhập khẩu về đích ngoạn mục với kỷ lục mới; thị trường nội địa đã khẳng định vị trí “bệ đỡ” cho nền kinh tế; kiên định mục tiêu phát triển năng lượng theo hướng xanh, sạch, đảm bảo cung ứng đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng; phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử…; ngành Công Thương đã có một năm “vượt sóng” một cách ngoạn mục, tạo bản lề cho sự tăng trưởng vững chắc của những năm tới đây.

Chuyển nhanh, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch

Dịch Covid-19 và các biện pháp phòng, chống dịch ở cả 2 bên biên giới Việt- Trung đã bộc lộ toàn bộ những bất cập của xuất khẩu nông, thủy sản theo hình thức “trao đổi cư dân”. Hàng hóa trao đổi theo hình thức này thường là theo thỏa thuận miệng, không có hợp đồng với các điều khoản chặt chẽ về quy cách hàng hóa, điều kiện giao hàng… và chủ yếu xuất khẩu qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới để vào các chợ đường biên. Do buôn bán tại chợ nên việc quản lý chợ hoàn toàn tùy thuộc vào chính quyền địa phương của Trung Quốc, không thể can thiệp theo hiệp định quốc tế hay thông lệ quốc tế.

Sức bật trong năm bản lề
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh

Nhiều năm nay, Bộ Công Thương đã kêu gọi các doanh nghiệp thay đổi, chuyển nhanh và chuyển mạnh sang xuất khẩu chính quy, theo hợp đồng với các điều khoản rõ ràng. Tuy nhiên, sự chuyển biến chậm. Hiện nay, cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế tại Cao Bằng, Hà Giang rất thông thoáng nhưng doanh nghiệp không đi. Cửa khẩu đường sắt tại Lạng Sơn, Lào Cai cũng rất thông thoáng, nhưng không ai đi. Xuất khẩu đường biển cũng vậy, rất thông thoáng, chi phí chỉ bằng 1/3 đường bộ, không ai đi. Tất cả tập trung vào Tân Thanh, Cốc Nam, gây ùn tắc, sau đó đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp “tháo gỡ”.

Thái Lan 1 năm quá cảnh nước ta rất nhiều trái cây để xuất vào Trung Quốc; Ecuador 1 năm cũng có một lượng tôm khá lớn quá cảnh nước ta để vào Trung Quốc nhưng tuyệt đối không thấy thương nhân Thái Lan hay thương nhân Ecuador, cũng không thấy Bộ Công Thương Thái Lan hay Bộ Công Thương Ecuador phải đôn đáo lên biên giới Việt - Trung để “tháo gỡ khó khăn”. Vì sao vậy? Vì họ xuất khẩu chính ngạch, họ không xuất khẩu theo hình thức “trao đổi cư dân”. Vì vậy, chúng tôi một lần nữa kêu gọi thương nhân, doanh nghiệp Việt Nam chuyển nhanh, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch để bảo đảm tiêu thụ nông, thủy sản cho nông dân ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất của dịch bệnh.

Sức bật trong năm bản lề

Đoàn công tác Bộ Công Thương do Thứ trưởng Trần Quốc Khánh (thứ hai từ phải sang) làm trưởng đoàn khảo sát tình hình thông quan hàng hóa tại cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Ngoài ra, vai trò của địa phương cũng rất quan trọng. Tại sao Bắc Giang và Hải Dương có thể xuất khẩu suôn sẻ hơn 100.000 tấn vải thiều trong một thời gian rất ngắn? Trong khi đó, thanh long, dưa hấu nay tắc chỗ này, mai tắc chỗ khác? Vấn đề nằm ở cách làm của chính quyền địa phương. Đã 4 năm nay, Bắc Giang tự tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn thị trường, tự đưa ra các biện pháp để bảo đảm an toàn cho sản phẩm trong điều kiện dịch bệnh, tự kết nối với thương nhân Trung Quốc để tiêu thụ nông sản cho dân. Nếu các tỉnh trồng thanh long, dưa hấu và xoài cũng làm được như Bắc Giang thì tiêu thụ nông sản chắc chắn tốt hơn rất nhiều.

Thúc đẩy kinh tế số là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi của tái cấu trúc nền kinh tế

Với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam được đánh giá một trong những quốc gia phát triển kinh tế số ở mức khá trong khu vực ASEAN. Chưa bao giờ chúng ta được chứng kiến quá trình chuyển đổi số một cách nhanh và sâu sắc như năm 2020 và 2021. Sách Trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021 được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) công bố mới đây cho thấy, những năm qua, Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh cả về tỷ lệ người dân sử dụng internet cũng như số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến.

Sức bật trong năm bản lề
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân

Kế hoạch phát triển thương mại điện tử (TMĐT) quốc gia giai đoạn 2021-2025 có mục tiêu đưa TMĐT trở thành một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, nơi các công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả của chu trình kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu. Vì vậy, việc chuyển đổi số là vấn đề sống còn trong phát triển kinh doanh và tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp TMĐT. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, việc ứng dụng sâu rộng các thành tựu công nghệ sẽ tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn.

Ngoài ra, việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 52-NQ/TW năm 2019 đã xác định rõ mục tiêu: “Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hóa đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái”. Do đó, Bộ Công Thương xác định xây dựng, phát triển nền kinh tế số và công nghiệp thông minh, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi của tái cấu trúc nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Thị trường trong nước như một bức tường thành vững chắc...

Từ cuối tháng 4/2021 đến nay, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp, đời sống của nhân dân, chuỗi cung ứng sản xuất và phân phối hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian đặc biệt khi chúng ta chứng kiến sức sống mãnh liệt của hàng Việt và vai trò quan trọng của thị trường trong nước đối với nền kinh tế.

Sức bật trong năm bản lề
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải

Khi thế giới phải phong tỏa vì dịch bệnh, nguồn cung và nhu cầu bị gián đoạn, nhiều chỉ số kinh tế sụt giảm so với cùng kỳ thì thị trường trong nước nổi lên như một bức tường thành vững chắc, bảo vệ nền kinh tế khỏi những biến động từ bên ngoài. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tuy giảm so với cùng kỳ năm trước do các dịch vụ du lịch, hàng không trên toàn cầu bị đình trệ, nhưng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ hai tháng cuối năm đã tăng. Chúng ta đã thành công khi nguồn cung hàng hóa thiết yếu không bị gián đoạn và kiểm soát được giá cả trên thị trường, ngay cả ở Bắc Ninh, Bắc Giang, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 và 16+.

Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp tiếp tục hồi phục, khởi sắc, đóng góp tích cực cho nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Trong đó, nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu, chiếm hơn 86% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Sức bật trong năm bản lề

Tổ công tác đặc biệt phía Nam của Bộ Công Thương kiểm tra hoạt động cung ứng hàng hóa tại TP. Hồ Chí Minh (tháng 7/2021)

Hướng tới phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn mới, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/ NQ-CP, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh; chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Với tinh thần đồng hành cùng các địa phương, doanh nghiệp vượt khó, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT về thực hiện các giải pháp cân đối cung - cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2021 và dịp Tết Nhâm Dần 2022. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt về các điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất hiện nay.

Phát triển năng lượng xanh, sạch, bền vững là mục tiêu then chốt và xuyên suốt

Là một trong các nền kinh tế phát triển nhanh hàng đầu khu vực Đông Nam Á, dân số gần 100 triệu người, nhu cầu năng lượng và nhu cầu điện của Việt Nam luôn tăng ở mức cao nhiều năm liên tục. Tốc độ tăng trưởng điện từ năm 2011-2019 là 10,5%. Chỉ riêng năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên tốc độ tăng trưởng điện giảm xuống.

Sức bật trong năm bản lề
Thứ trưởng Đặng Hoàng An

Theo tính toán của Bộ Công Thương, dự báo trong những năm tới, khi nền kinh tế hồi phục sau đại dịch, nhu cầu điện sẽ tiếp tục tăng nhanh ở mức cao. Đứng trước các khó khăn về đảm bảo nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng thì việc chú trọng tới chuyển dịch năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển năng lượng xanh, sạch và bền vững, đáp ứng các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu được xác định là mục tiêu then chốt và xuyên suốt trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam.

Đặc biệt, Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã yêu cầu: Xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hóa thạch. Ưu tiên phát triển điện gió và điện mặt trời phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống. Theo đó, Bộ Công Thương đang hoàn thiện Dự thảo Quy hoạch điện VIII, trong đó, dự thảo đã thể hiện xu hướng phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, phù hợp cam kết cắt giảm khí CO2 tại hội nghị COP26. Cụ thể như sẽ xem xét lại việc phát triển điện mặt trời (có số giờ vận hành hạn chế và chưa có hệ thống lưu trữ năng lượng), ưu tiên phát triển điện gió ngoài khơi. Tuy nhiên, phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam vẫn là lĩnh vực còn mới mẻ. Vì vậy, còn nhiều vấn đề cần được đặt ra và giải quyết bao gồm việc xây dựng các cơ chế, chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng lưới điện, nâng cao năng lực thi công, xây lắp và phát triển chuỗi cung ứng nội địa. Mục tiêu của chúng ta trên hết vẫn là đáp ứng đủ điện cho nền kinh tế và người dân Việt Nam với chi phí hợp lý.

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

4 tháng, xuất khẩu sầu riêng thu về trên nửa tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu sầu riêng thu về trên nửa tỷ USD

Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

"Tín hiệu sáng" cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ

"Tín hiệu sáng" cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ

Bánh kẹo Việt xuất ngoại, chinh phục thị trường thế giới

Bánh kẹo Việt xuất ngoại, chinh phục thị trường thế giới

Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước

Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước

Giá cà phê xuất khẩu diễn biến trái chiều, cà phê Robusta giằng co

Giá cà phê xuất khẩu diễn biến trái chiều, cà phê Robusta giằng co

Gia tăng lô sầu riêng xuất khẩu bị cảnh báo: 4 nguyên nhân chính

Gia tăng lô sầu riêng xuất khẩu bị cảnh báo: 4 nguyên nhân chính

Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam

Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam

Giá cà phê xuất khẩu tăng trở lại do thời tiết không thuận lợi

Giá cà phê xuất khẩu tăng trở lại do thời tiết không thuận lợi

Sản xuất phục hồi, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh

Sản xuất phục hồi, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh

Lô yến sào đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp

Lô yến sào đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp

Tăng mạnh về lượng, xuất khẩu cá tra sang Brazil thu về gần 28 triệu USD

Tăng mạnh về lượng, xuất khẩu cá tra sang Brazil thu về gần 28 triệu USD

4 tháng, xuất khẩu quế thu về 65,2 triệu USD

4 tháng, xuất khẩu quế thu về 65,2 triệu USD

Mì ăn liền sẽ được loại bỏ khỏi danh sách bị kiểm tra tần suất khi xuất khẩu sang EU

Mì ăn liền sẽ được loại bỏ khỏi danh sách bị kiểm tra tần suất khi xuất khẩu sang EU

Giá cà phê xuất khẩu biến động, cà phê Arabica ngược chiều tăng

Giá cà phê xuất khẩu biến động, cà phê Arabica ngược chiều tăng

Tiết giảm chi phí, doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng lợi thế từ các thị trường gần

Tiết giảm chi phí, doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng lợi thế từ các thị trường gần

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng

Xuất khẩu hạt điều lấy lại đà tăng trưởng trong quý II/2024

Xuất khẩu hạt điều lấy lại đà tăng trưởng trong quý II/2024

4 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 124.740 tỷ đồng

4 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 124.740 tỷ đồng

Trợ lực cho doanh nghiệp, không chỉ từ công cụ giảm thuế VAT

Trợ lực cho doanh nghiệp, không chỉ từ công cụ giảm thuế VAT

Xem thêm