Sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật Cạnh tranh

Luật Cạnh tranh 2004 (có hiệu lực tháng 7/2005) đi vào thực tiễn phát huy tác dụng đã hơn 12 năm, đến nay nhiều nội dung đã bộc lộ hạn chế, bất cập cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển.
Sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật Cạnh tranh
Hội thảo góp ý sửa đổi, bổ sung Luật Cạnh tranh

Tại hội thảo lần đầu trong chuỗi hội thảo lấy ý kiến đóng góp của doanh nghiệp và chuyên gia để hoàn thiện dự thảo Luật Cạnh tranh sửa đổi, bổ sung, diễn ra sáng nay (10/5) ở Hà Nội, do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, đại diện Cục Quản lý cạnh tranh cho biết: Luật Cạnh tranh 2004 được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế… đã được nghiên cứu, xây dựng bài bản, có chất lượng, dư luận quốc tế và trong nước đánh giá cao việc ban hành Luật Cạnh tranh của Việt Nam cũng như nội dung của luật trong việc điều chỉnh 2 nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh và phi cạnh tranh.

Từ khi Luật Cạnh tranh ra đời năm 2005, đến nay, Cục QLCT đã tổ chức điều tra 8 vụ việc hạn chế cạnh tranh, trong đó, chuyển 5 hồ sơ vụ việc sang Hội đồng cạnh tranh để xử lý theo quy định của pháp luật. Quá trình thực thi Luật Cạnh tranh nhiều hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, tập trung kinh tế, quảng cáo sai sự thật, kinh doanh đa cấp bất chính… của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đã bị cơ quan chức năng quản lý về cạnh tranh phát hiện, tiếp nhận khiếu nại và tiến hành điều tra, xử lý, góp phần tích cực bảo vệ môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh...

Các cơ quan cạnh tranh đã ra quyết định xử lý, thu về ngân sách nhà nước tổng số tiền phạt và phí xử lý vụ việc cạnh tranh gần 5,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, những con số này vẫn còn khá khiêm tốn so với thực tế hoạt động trong môi trường kinh doanh hiện nay khi có quá nhiều vi phạm về luật cạnh tranh đã và đang diễn ra.

Dự thảo Luật Cạnh tranh sửa đổi, bổ sung lần đầu xin ý kiến chuyên gia và doanh nghiệp gồm có 10 chương, 99 điều, dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp tháng 10/2017, thông qua trong kỳ họp tháng 5/2018.

Tuy nhiên, bối cảnh và sự vận động, phát triển kinh tế, xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước từ 2004 đến nay đã có nhiều thay đổi, thực tiễn đã phát sinh những tình huống vi phạm mới; một số văn bản pháp luật liên quan khác cũng tích hợp những quy định về cạnh tranh dẫn đến chồng chéo, xung đột pháp luật; mô hình cơ quan quản lý, xử lý cạnh tranh hiện hữu bao gồm Hội đồng Cạnh tranh và Cục Quản lý cạnh tranh tồn tại và hoạt động độc lập về tổ chức, cơ cấu… (Cục Quản lý cạnh tranh điều tra hành vi, Hội đồng Cạnh tranh xử lý…) không còn phù hợp với xu thế và thực tiễn phát triển. Mục tiêu của Luật Cạnh tranh là bảo vệ môi trường kinh doanh, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh…, song nội dung của nhiều quy định của Luật Cạnh tranh khi thực thi vẫn chưa đi sâu được vào thực tiễn. Đó là những lý do cơ bản sau khi Bộ Công Thương tiến hành rà soát, đánh giá quá trình thực thi Luật Cạnh tranh đã báo cáo Chính phủ trình Quốc hội để sửa đổi, bổ sung, Quốc hội đã chấp thuận đưa vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2017-2018.

Đại diện Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, việc sửa đổi, bổ sung Luật Cạnh tranh sẽ được thực hiện bao trùm đối với tất cả các vấn đề, nội dung cơ bản của luật cũ. Điểm nhấn trong nội dung sửa đổi là mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh của luật. Lý do mở rộng đối tượng, phạm vi điều chỉnh, thứ nhất là thị trường toàn cầu hóa kinh tế có nhiều hành vi phản cạnh tranh xảy ra ở bên ngoài biên giới nhưng vẫn tác động tiêu cực đến cạnh tranh trong nước nên cần kiểm soát cả những hành vi này từ bên ngoài. Thứ hai là, sau 12 năm thực thi Luật Cạnh tranh, không chỉ có doanh nghiệp mà còn có nhiều đối tượng, chủ thể khác cũng có những hành vi gây cản trở cạnh tranh lành mạnh. Vì vậy, tất cả các đối tượng (doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, cơ quan quan quản lý nhà nước…) có khả năng gây phản cạnh tranh đều cần phải nằm dưới sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh.

Dự thảo Luật Cạnh tranh cũng hướng tới xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá sức mạnh thị trường, vị trí thống lĩnh, độc quyền của doanh nghiệp với nhiều tiêu chí để kết hợp đánh giá, xác định. Tiếp cận các thông lệ quốc tế với những quy định điều chỉnh về các hành vi thỏa thuận để hạn chế cạnh tranh. Việc kiểm soát tập trung kinh tế sẽ tiếp cận theo hướng không phải vụ việc nào cũng gây hạn chế cạnh tranh, Nhà nước chỉ kiểm soát các vụ tập trung kinh tế có nguy cơ gây hạn chế cạnh tranh, còn lại các doanh nghiệp vẫn được tự do thực hiện.

Bản dự thảo Luật Cạnh tranh sửa đổi, bổ sung cũng đã đề xuất mô hình một cơ quan quản lý cạnh tranh đơn nhất (thay vì Hội đồng cạnh tranh và Cục Quản lý cạnh tranh hiện nay) do Chính phủ thành lập, với địa vị pháp lý cao hơn./.

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Doanh nghiệp khai thác quặng sắt hủy hoại hơn 7ha đất

Thanh Hóa: Doanh nghiệp khai thác quặng sắt hủy hoại hơn 7ha đất

Hiện trạng khu đất sân bay Nha Trang đang bị Bộ Quốc phòng điều tra

Hiện trạng khu đất sân bay Nha Trang đang bị Bộ Quốc phòng điều tra

Đoàn thanh tra có “hành vi lạ”, Sở TN&MT Hà Nội xử lý thế nào?

Đoàn thanh tra có “hành vi lạ”, Sở TN&MT Hà Nội xử lý thế nào?

Vĩnh Long: Bất thường việc sử dụng hoá đơn GTGT của Công ty Nguyễn Sang

Vĩnh Long: Bất thường việc sử dụng hoá đơn GTGT của Công ty Nguyễn Sang

Phú Thọ: Khởi tố 4 đối tượng có hành vi mua bán trái phép hóa đơn

Phú Thọ: Khởi tố 4 đối tượng có hành vi mua bán trái phép hóa đơn

Bà Rịa – Vũng Tàu: Bán hàng kém chất lượng, xăng dầu Bảo Phương bị phạt hơn 200 triệu đồng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Bán hàng kém chất lượng, xăng dầu Bảo Phương bị phạt hơn 200 triệu đồng

Kỷ luật 10 cán bộ kê khai tài sản không trung thực

Kỷ luật 10 cán bộ kê khai tài sản không trung thực

Nghệ An: Bắt thêm 3 cán bộ thị xã Cửa Lò

Nghệ An: Bắt thêm 3 cán bộ thị xã Cửa Lò

Khởi tố 9 bị can trong vụ án Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Khởi tố 9 bị can trong vụ án Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Nghệ An: Lý do Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò bị bắt

Nghệ An: Lý do Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò bị bắt

Trách nhiệm các bên liên quan trong thương vụ huy động 986 tỷ đồng trái phiếu của Công ty Diên Vĩ

Trách nhiệm các bên liên quan trong thương vụ huy động 986 tỷ đồng trái phiếu của Công ty Diên Vĩ

Cần Thơ: Công khai danh tính 838 doanh nghiệp nợ thuế hơn 77 tỷ đồng

Cần Thơ: Công khai danh tính 838 doanh nghiệp nợ thuế hơn 77 tỷ đồng

Bình Thuận: Bắt 2 cán bộ "bảo kê" khai thác khoáng sản trái phép

Bình Thuận: Bắt 2 cán bộ "bảo kê" khai thác khoáng sản trái phép

Bắc Giang: Làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể trong quản lý đất lâm nghiệp

Bắc Giang: Làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể trong quản lý đất lâm nghiệp

Bộ Quốc phòng đề nghị cung cấp toàn bộ hồ sơ về sân bay Nha Trang

Bộ Quốc phòng đề nghị cung cấp toàn bộ hồ sơ về sân bay Nha Trang

TP. Hồ Chí Minh: Bắt nữ DJ tham gia hàng loạt vụ trộm cắp tài sản

TP. Hồ Chí Minh: Bắt nữ DJ tham gia hàng loạt vụ trộm cắp tài sản

Kiên Giang: Nguyên nhân tất cả lãnh đạo TP. Phú Quốc không được xuất cảnh

Kiên Giang: Nguyên nhân tất cả lãnh đạo TP. Phú Quốc không được xuất cảnh

Bộ Công an truy tìm ông Đặng Tất Thắng, người nhiều lần xúc phạm Chủ tịch Sacombank

Bộ Công an truy tìm ông Đặng Tất Thắng, người nhiều lần xúc phạm Chủ tịch Sacombank

Bắc Giang: Xử phạt 90 triệu đồng Công ty TNHH Seojin Việt Nam

Bắc Giang: Xử phạt 90 triệu đồng Công ty TNHH Seojin Việt Nam

Hà Nam: Phát hiện, xử phạt doanh nghiệp kinh doanh nhẫn, bông tai Chanel giả

Hà Nam: Phát hiện, xử phạt doanh nghiệp kinh doanh nhẫn, bông tai Chanel giả

Xem thêm