Thứ tư 27/11/2024 14:51

Sơn La: Phát triển bền vững cây sơn tra

Quả sơn tra từ lâu được biết đến như một hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, được trồng tập trung chủ yếu ở các xã vùng cao các huyện Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên và rải rác một số huyện của tỉnh Sơn La. Những năm qua, đây là một trong những cây trồng mang lại nguồn thu nhập cho hàng nghìn hộ dân vùng cao của tỉnh.

Cây sơn tra còn được gọi bằng một số tên khác như: táo mèo, táo rừng, chi tô dì (tiếng Mông), mắc cắm (tiếng Thái), trồng chủ yếu ở những nơi mây mù bao phủ quanh năm, độ ẩm cao, nhiệt độ thấp. Từ tháng giêng cây bắt đầu ra hoa và cho thu hoạch quả từ tháng 9 đến hết tháng 11 hàng năm.

Từ là loại cây mọc hoang trong rừng, sơn tra dần trở thành cây thu nhập chính cho nhiều hộ đồng bào H’Mông ở Sơn La. Với tổng diện tích 12.840 ha, sản lượng năm 2021 ước đạt 33.310 tấn quả tươi, Sơn La hiện là tỉnh có diện tích, sản lượng sơn tra lớn nhất cả nước. Trong đó, xã vùng cao Ngọc Chiến, huyện Mường La có diện tích trồng táo sơn tra với khoảng 2.260 ha, sản lượng đạt khoảng 3.000 tấn/năm.

Tại huyện Bắc Yên có 2.585 ha sơn tra, vụ sơn tra có khoảng 1.531 ha cho thu hoạch, sản lượng ước đạt 1.828 tấn, tập trung chủ yếu tại các xã: Xím Vàng, Háng Đồng, Hang Chú, Làng Chếu. So với các địa phương khác, sơn tra Bắc Yên thời vụ thu hoạch muộn hơn, thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11. Trên địa bàn hiện nay có Công ty TNHH Bắc Sơn, trung bình mỗi năm thu mua 100 tấn để chế biến, các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn thu mua khoảng 400 tấn.

Quả sơn tra có vị chát ngọt, chua dôn dốt thường được thu mua để chế biến nước quả, rượu vang, mứt, ô mai, giấm… Quả sơn tra thái lát phơi khô còn là bài thuốc đông y, có tác dụng chữa một số bệnh về đường tiêu hóa, huyết áp cao, mất ngủ, tiểu đường. Vào vụ sơn tra, giá quả hàng đẹp bán được 36.000 đồng/kg; hàng thường bán 20.000 đồng/kg và hàng xô là 15.000 đồng/kg.

Với những công dụng và giá trị kinh tế quả sơn tra mang lại, tháng 9/2018, táo sơn tra Sơn La được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu “Táo sơn tra Sơn La”. Với Công ty TNHH Bắc Sơn, HTX sơn tra Nậm Lộng, HTX nông nghiệp dịch vụ tổng hợp sơn tra Bắc Yên được Sở Khoa học và Công nghệ cấp quyền sử dụng nhãn hiệu “Táo sơn tra Sơn La”.

Táo sơn tra Sơn La mang lại giá trị kinh tế cho người dân Sơn La

Với diện tích, sản lượng sơn tra lớn nhất cả nước ngoài việc tiêu thụ trong tỉnh, Sơn La cũng đã có nhiều giải pháp kết nối với các doanh nghiệp, công ty thu mua sơn tra để giảm áp lực mùa vụ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc tiêu thụ quả sơn tra cho bà con nông dân vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn.

Hiện, tỉnh Sơn La mới có Công ty TNHH Bắc Sơn (huyện Bắc Yên) thu mua và chế biến các sản phẩm từ sơn tra với công suất trung bình 100 tấn quả/năm. Công ty TNHH trà và đặc sản Tây Bắc - TAFOOD từ năm 2018 sản xuất thử nghiệm thành công các sản phẩm sơn tra nhưng đến nay cũng chưa thu mua chế biến thương phẩm. Vì vậy, sản lượng còn lại được người dân bán cho các thương lái trong tỉnh và các tỉnh lân cận, một phần sản lượng quả các hộ thát lát phơi khô bán cho các cơ sở chế biến dược liệu.

Theo đại diện Sở Công Thương tỉnh Sơn La, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ngành cũng phối hợp với các huyện, thành phố tiếp tục kết nối đưa quả sơn tra đến tay người tiêu dùng và cung cấp cho các cơ sở chế biến. Trong đó, có hoạt động đầu tư cơ sở chế biến sản phẩm sơn tra; hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX kết nối đưa sản phẩm “Táo sơn tra Sơn La” lên các sàn thương mại điện tử Sendo, Voso, Lazada, Shopee...

Trong các năm tiếp theo, tỉnh Sơn La sẽ làm việc với Tập đoàn TH TrueMilk đề nghị bổ sung công nghệ chế biến sơn tra vào “Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ”; xây dựng văn bản và các ấn phẩm gửi Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) để quảng bá tại các hội nghị trực tuyến giao thương; xây dựng văn bản gửi các tỉnh và cung cấp danh sách các doanh nghiệp, HTX, đầu mối thu mua quả sơn tra đề nghị hỗ trợ tiêu thụ. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan truyền thông báo chí để hỗ trợ quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm sơn tra.

Tỉnh Sơn La cũng tổng hợp lại diện tích cây sơn tra hiện có, làm rõ diện tích cây đang khép tán và sản lượng quả để nghiên cứu giải pháp và định hướng chiến lược phát triển cây sơn tra. Nghiên cứu phát triển các giống táo sơn tra có năng suất, chất lượng cao phù hợp với từng địa phương; xây dựng quy trình sản xuất, chăm sóc, chế biến theo hướng ứng dụng công nghệ cao… nhằm kịp thời mở ra các hướng kết nối tiêu thụ sơn tra bền vững cho các năm tiếp theo.

Trang Anh

Tin cùng chuyên mục

An Giang: 'Trải thảm đỏ' thu hút đầu tư hàng loạt dự án công nghiệp lớn

Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch