Rủi ro từ phương thức thanh toán

Nhiều container hạt điều xuất khẩu (XK) sang Italy thông qua môi giới có nguy cơ mất trắng, cùng việc tiếp diễn những vụ lừa đảo khác thông qua giao dịch quốc tế, đang cho thấy những rủi ro trong phương thức thanh toán với những đối tác “ảo” khiến không ít doanh nghiệp (DN) Việt “tiền mất, tật mang”.

Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều kêu cứu

Mới đây, Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) nhận được “Đơn kêu cứu” của các DN chế biến, XK nhân điều. Cụ thể, họ đã ký hợp đồng với một số khách hàng Italy thông qua Công ty môi giới Kim Hạnh Việt.

Rủi ro từ phương thức thanh toán

Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu hạt điều hàng đầu thế giới

Hiện nay, DN đều đã gặp tình trạng với các bộ chứng từ gửi tới ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ. Theo hướng dẫn của người mua hàng, nhà XK nộp hồ sơ gốc, bao gồm cả vận đơn đường biển bản gốc, cho ngân hàng Việt Nam để nhờ thu tiền bán hàng. Sau đó, ngân hàng Việt Nam gửi bộ chứng từ gốc cho ngân hàng thanh toán Thổ Nhĩ Kỳ của người mua qua dịch vụ phát chuyển nhanh DHL. Tuy nhiên, ngân hàng của Thổ Nhĩ Kỳ thông báo, người mua không phải khách hàng của họ và đã gửi trả lại bộ chứng từ cho phía ngân hàng Việt Nam. Khi ngân hàng Việt Nam tra soát với Công ty DHL về tình trạng giao phát theo số AWB do ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp được phản hồi rằng, số AWB này không liên quan gì đến ngân hàng Việt Nam.

Với các bộ chứng từ gửi đến ngân hàng tại Italy, các ngân hàng Italy đều thông báo đã nhận được bộ chứng từ từ DHL nhưng là bản photocopy, không phải bản gốc; hoặc có trường hợp là giấy trắng. Hiện tại, DN rất lo lắng, không biết bộ chứng từ gốc ở đâu do đó, hàng hóa có thể sẽ bị chiếm đoạt. Do hàng được giao làm nhiều đợt nên đã có những container đến cảng Italy, một số đang sắp tới. Phát hiện dấu hiệu lừa đảo, các DN và ngân hàng Việt Nam đã nỗ lực tìm cách giữ hàng, thu hồi bộ chứng từ. Tính đến chiều ngày 9/3/2022, trong số 100 bộ chứng từ, còn lại 36 bộ chứng từ của 36 container bị “mất kiểm soát”.

Ngày 10/3/2022, VINACAS đã gửi văn bản đến các hãng vận chuyển liên quan đề nghị các hãng vận chuyển áp dụng biện pháp “khẩn cấp”, tạm thời giữ lại các lô hàng đang nằm tại cảng và sẽ đến cảng; không giải phóng hàng cho người nhận, ngay cả trong trường hợp họ trình vận đơn gốc; chỉ cho phép giải phóng hàng khi nhận được xác nhận từ các công ty chủ hàng (người bán). Đồng thời, hướng dẫn cụ thể cho các DN chủ hàng thủ tục cần làm những gì để được hoàn trả lại hàng trong trường hợp người bán không nhận được thanh toán từ ngân hàng của người mua.

Câu chuyện thực tế từ doanh nghiệp

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, có hàng loạt “mắt xích” như: Vận tải, kiểm kê, bốc xếp hàng, đóng gói vật tư, đóng gói bao bì, đàm phán, thanh toán… Trong các khâu này, rủi ro nhiều nhất chính là thanh toán. Hiện, DN XK có thể áp dụng một số phương thức thanh toán quốc tế như: Điện chuyển tiền (T/T); trả tiền nhận chứng từ (D/P - Documents against Payment); trao chứng từ trả tiền ngay (CAD-Cash Against Documents); thư tín dụng (L/C - Letter of Credit). Bản chất của D/P, CAD hay L/C đều là nhờ thu qua ngân hàng. Tất cả phương thức này đều phải trả tiền cho bộ chứng từ trước khi nhận hàng, nên xét về mặt chứng từ, tính an toàn tương đương nhau; còn khi đã có ý đồ lừa đảo để lấy mất chứng từ, rủi ro đó nằm ngoài phương thức thanh toán. Hành vi lừa đảo này có thể diễn ra với bất kỳ hình thức thanh toán nào, chứ không phải chỉ với D/P hay CAD? Đây là một “lỗ hổng” trong thương mại quốc tế.

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group - chia sẻ câu chuyện thực tế từ DN: Năm 2007, chúng tôi nhận được một đơn hàng 37 container tiêu giao ngay một lần sang cảng Varna (Bulgari) với mức giá hấp dẫn 6.300 USD/tấn CIF (giao hàng tại cảng dỡ, giá đã bao gồm tiền hàng, bảo hiểm, cước phí tàu) thanh toán tại ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ. Khách đã đặt cọc 10% và hàng được vận chuyển sang Varna. Mọi thứ diễn ra bình thường cho đến khi khách liên tục hối thúc giao hàng và gửi mã vận đơn. Linh cảm và kinh nghiệm của một người làm kinh doanh cho thấy, có thể đây là một vụ lừa đảo. Nếu có chứng từ hoặc mã vận đơn, họ có thể lấy hàng trong khi chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán. Chúng tôi nhờ ngân hàng Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc kiểm tra và “tin sét đánh” là Varna không phải khách hàng của họ, đây có thể là dấu hiệu của một vụ lừa đảo. Hàng đã đến Bulgari, 37 container hàng rơi vào cảnh “tiến thoái, lưỡng nan”. Nhưng trong phút chót, chúng tôi đã ủy quyền được cho hãng tàu, liên hệ với khách hàng và bán được 27 cont sang Pháp, Israel và Đức. Còn lại 10 container quay về Việt Nam.

Rõ ràng, trong hoạt động kinh doanh, nhất là xuất nhập khẩu, rủi ro là điều khó tránh khỏi. Sự nhanh nhạy và chuyên nghiệp và cả may mắn sẽ giúp DN có thể hạn chế được các rủi ro.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sau chuỗi ngày tăng kỷ lục của Robusta, giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Sau chuỗi ngày tăng kỷ lục của Robusta, giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Sau chuỗi ngày tăng mạnh dường như không có điểm dừng, Robusta đã dừng lại để cân đối vị thế kinh doanh. Hạn hán làm gia tăng mối lo nguồn cung từ Robusta.
Nhu cầu cà phê tại Mỹ tăng mạnh: Cơ hội gì cho cà phê Việt Nam?

Nhu cầu cà phê tại Mỹ tăng mạnh: Cơ hội gì cho cà phê Việt Nam?

Theo các chuyên gia, cà phê Việt Nam, đặc biệt là ngành Robusta đặc sản, có tiềm năng lớn trong việc xuất khẩu sang Mỹ khi nhu cầu của nước này tăng đột biến.
Giá cà phê Robusta tiếp tục gây sốc, giá cà phê trong nước có thể đạt 150.000 đồng/kg

Giá cà phê Robusta tiếp tục gây sốc, giá cà phê trong nước có thể đạt 150.000 đồng/kg

Giá cà phê Robusta hôm nay tiếp tục tăng lên mức kỷ lục mới. Giá cà phê trong nước hoàn toàn có khả năng hướng đến mức lịch sử mới tại 150.000 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta và Arabica đồng loạt giảm, tại thị trường nội địa giá cà phê sắp vượt mốc 130.000 đồng

Giá cà phê Robusta và Arabica đồng loạt giảm, tại thị trường nội địa giá cà phê sắp vượt mốc 130.000 đồng

Tại thị trường nội địa, giá cà phê trong nước tiếp đà tăng, sắp sắp vượt mốc 130.000 đồng. Trên thị trường thế giới,giá cà phê Robusta và Arabica đồng loạt giảm
Cà phê Robusta giá tăng mạnh, giá cà phê trong nước tiến sát mốc 130.000 đồng/kg

Cà phê Robusta giá tăng mạnh, giá cà phê trong nước tiến sát mốc 130.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng từ 2.500 đồng - 3.500 đồng/kg, hướng tới mốc 130.000 đồng/kg, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh còn Arabica giảm.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường cà phê thế giới tăng nhẹ, giá cà phê nội địa tiếp tục xô đổ mọi kỷ lục

Thị trường cà phê thế giới tăng nhẹ, giá cà phê nội địa tiếp tục xô đổ mọi kỷ lục

Niên vụ cà phê 2022-2023, Việt Nam phải nhập khẩu 200.000 tấn cà phê. Nguồn cung cà phê được dự báo tiếp tục căng thẳng do tháng 7 Brazil mới vào vụ thu hoạch.
Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng, thị trường nội địa giao dịch ở mức cao kỷ lục

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng, thị trường nội địa giao dịch ở mức cao kỷ lục

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng. Các số liệu cho thấy khoảng cách về sản lượng Robusta của Brazil đối với Việt Nam đang dần một thu hẹp.
Lo ngại thiếu hụt nguồn cung, giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới

Lo ngại thiếu hụt nguồn cung, giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới

Nguồn cung cao su có thể tiếp tục thiếu hụt trong năm 2024- 2025, do vậy, giá cao su sẽ có nhiều biến động trong thời gian tới.
Khoai lang rớt giá, doanh nghiệp vào cuộc hỗ trợ nông dân Gia Lai tiêu thụ

Khoai lang rớt giá, doanh nghiệp vào cuộc hỗ trợ nông dân Gia Lai tiêu thụ

Khoai lang xuống giá còn 3.500 đồng/kg, doanh nghiệp phân phối vào cuộc hỗ trợ bà con nông dân Gia Lai tiêu thụ.
Tại sao Nestlé đầu tư 20 triệu USD vào cà phê Congo?

Tại sao Nestlé đầu tư 20 triệu USD vào cà phê Congo?

Ngoài việc theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững, nhiều chuyên gia cho rằng chính những loại cà phê đặc sản là lý do Nestlé đầu tư vào Congo.
Sơn La: Sẵn sàng kế hoạch tiêu thụ nông sản năm 2024

Sơn La: Sẵn sàng kế hoạch tiêu thụ nông sản năm 2024

Năm 2024, sản lượng trái cây trên địa bàn tỉnh Sơn La dự kiến đạt trên 391.000 tấn. Địa phương đang lên kế hoạch để tiêu thụ hết lượng trái cây này.
Dâu tằm được mùa, nông dân Hà Nội phấn khởi

Dâu tằm được mùa, nông dân Hà Nội phấn khởi

Nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội như Ba Vì, Đan Phượng, Phúc Thọ… phấn khởi bởi thời tiết thuận lợi, dâu tằm được mùa, cây nào cũng trĩu quả, chín đỏ.
Giá sầu riêng tăng cao nhất từ trước tới nay

Giá sầu riêng tăng cao nhất từ trước tới nay

Giá sầu riêng tăng cao nhất từ trước đến nay. Từ cuối năm 2022 đến nay, sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đã đẩy giá tăng vọt.
EU hoãn quy định về chống phá rừng, cà phê Việt Nam được lợi gì?

EU hoãn quy định về chống phá rừng, cà phê Việt Nam được lợi gì?

Các chuyên gia nhận định tích cực cho ngành cà phê từ việc EU tạm thời thay đổi đánh giá rủi ro phá rừng, với 7 mặt hàng nông nghiệp.
Thiếu hụt nguồn cung đẩy giá ca cao tăng kỷ lục

Thiếu hụt nguồn cung đẩy giá ca cao tăng kỷ lục

Thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung ca cao nhất trong hơn 60 năm, người tiêu dùng có thể thấy tác động trực tiếp vào cuối năm.
Vì sao thị trường Trung Quốc bùng nổ nhu cầu tiêu thụ cà phê?

Vì sao thị trường Trung Quốc bùng nổ nhu cầu tiêu thụ cà phê?

Trung Quốc đang là một trong những thị trường cà phê phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới khi người tiêu dùng cà phê ở quốc gia này tiếp tục tăng.
Giá cà phê liên tục "leo thang", kịch bản nào sẽ xảy ra trong thời gian tới?

Giá cà phê liên tục "leo thang", kịch bản nào sẽ xảy ra trong thời gian tới?

Giá cà phê trên thị trường toàn cầu chứng kiến sự tăng mạnh trong thời gian qua, do sự kết hợp của nhiều yếu tố, vậy kịch bản nào sẽ xảy ra trong thời gian tới.
Giá sầu riêng Musang King thu mua tại vườn hơn 400.000 đồng/kg

Giá sầu riêng Musang King thu mua tại vườn hơn 400.000 đồng/kg

Giá sầu riêng Musang King trồng tại Việt Nam hiện được rao bán khoảng hơn 400.000 đồng một kg (loại đặc biệt), khoảng trên 1 triệu đồng cho trái 3 kg.
Giá cà phê toàn cầu chưa hạ nhiệt, chuyên gia dự báo sản lượng cà phê Brazil tăng liên tục đến 2025

Giá cà phê toàn cầu chưa hạ nhiệt, chuyên gia dự báo sản lượng cà phê Brazil tăng liên tục đến 2025

Trong bối cảnh giá cà phê trên toàn cầu chưa hạ nhiệt, các chuyên gia tại Brazil dự báo, sản lượng cà phê Robusta tại nước này sẽ tăng liên tục từ giờ đến 2025.
Trung Quốc - thị trường xuất khẩu ớt lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc - thị trường xuất khẩu ớt lớn nhất của Việt Nam

2 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 1.618 tấn ớt với kim ngạch đạt 3,9 triệu USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ.Trung Quốc chiếm thị phần 87% với 1.414 tấn.
Nguyên nhân một loại cà phê chiếm ưu thế vượt trội trên thị trường toàn cầu

Nguyên nhân một loại cà phê chiếm ưu thế vượt trội trên thị trường toàn cầu

Sự tiện lợi và giá cả phải chăng là lý do chính khiến thị trường cà phê hòa tan ngày càng hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư và người tiêu dùng.
Vì sao giá cà phê Việt Nam tăng ấn tượng?

Vì sao giá cà phê Việt Nam tăng ấn tượng?

Theo giải thích của chuyên gia, lý do đến từ nhu cầu tăng cao, sự thiếu hụt nguồn cung và những khó khăn về khâu vận chuyển tại Đông Nam Á.
Mận hậu trái mùa giá gần 300 ngàn/kg, tiểu thương vẫn không đủ hàng bán

Mận hậu trái mùa giá gần 300 ngàn/kg, tiểu thương vẫn không đủ hàng bán

Những ngày gần đây, quả mận hậu trái mùa được nhiều người rao bán mức giá khá cao, với loại 18-25 quả hiện được nhiều cửa hàng bán gần 300.000 đồng/kg.
Con đường mới của lúa gạo Việt Nam

Con đường mới của lúa gạo Việt Nam

Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan nói, ông muốn nhắn gửi tới hàng triệu hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp rằng, con đường lúa gạo không chỉ dừng lại ở hạt gạo.
Việt Nam là nước nhập khẩu nông sản lớn nhất của Argentina

Việt Nam là nước nhập khẩu nông sản lớn nhất của Argentina

Năm 2023 là năm thứ 2 liên tiếp, Việt Nam vượt Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu nông sản lớn nhất của Argentina tính về khối lượng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động