Thứ hai 23/12/2024 13:11

Quản lý thị trường hỗ trợ tiêu thụ nông sản qua bán hàng trực tiếp và trực tuyến

Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, số lượng mặt hàng nông sản cần hỗ trợ tiêu thụ trong nước là rất nhiều, sản lượng lớn và chưa đến đỉnh của thời vụ, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho rằng, bên cạnh hệ thống phân phối, cần triển khai bán hàng trực tiếp tại các huyện, thị xã, và bán hàng trực tuyến để giao hàng tới tận tay người dân.

Nhân rộng mô hình điểm bán hàng lưu động

Hiện nay, các sản phẩm nông sản có sản lượng lớn, đã và đang vào vụ thu hoạch có nhu cầu hỗ trợ tiêu thụ cao như: vải thiều Bắc Giang, vải thiều Hải Dương, khoai lang tím Vĩnh Long, xoài và mận Sơn La, hành tím Sóc Trăng, dưa hấu ở miền Trung và tới cuối năm là thanh long Bình Thuận... Theo Tổng cục QLTT, lực lượng QLTT và các đơn vị liên quan cần chủ động, có nhiều sáng kiến giải pháp phù hợp với từng địa phương và thời điểm.

Điểm bán hàng lưu động hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản của Cục QLTT Hòa Bình

Đối với hệ thống phân phối, Tổng cục QLTT nhận định, hiện nay, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại chỉ phát huy ưu điểm tại các khu vực thành thị, đô thị. Tuy nhiên, người dân ở các nơi xa thành thị đang rất hạn chế đi lại, do vậy, cần triển khai bán hàng trực tiếp tại các huyện, thị xã, và bán hàng trực tuyến để giao hàng tới tận tay người dân.

Tổng cục phát động phong trào tiêu thụ, sử dụng nông sản an toàn tại các Cục để lan tỏa đến người dân sử dụng nông sản an toàn. Mỗi Cục sẽ phối hợp thu mua, hỗ trợ các tỉnh, thành tiêu thụ nông sản, trước mắt là vải thiều Bắc Giang, khoai lang tím Vĩnh Long, hành tím Sóc Trăng… Tổng cục sẽ nhân rộng mô hình điểm bán hàng lưu động do các cán bộ QLTT trực tiếp bán” - ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT - nhấn mạnh.

Ngay sau khi được Bộ trưởng giao nhiệm vụ tại Chỉ thị 08, Tổng cục QLTT đã phối hợp với các đơn vị trong Bộ cùng toàn lực lượng quán triệt nhiều nội dung. Ngay sau đó, ngày 28/5, Tổng cục đã ban hành Kế hoạch của lực lượng triển khai Chỉ thị số 08, theo đó, Tổng cục đã giao nhiệm vụ cho các Cục QLTT tỉnh phối hợp với các Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan tạo điều kiện, khuyến khích, yêu cầu các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng… tăng điểm bán hàng, tăng sản lượng tiêu thụ nông sản an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh tại địa bàn, ưu tiên các mặt hàng nông sản có sản lượng lớn, đã và đang vào vụ thu hoạch như vải thiều, thanh long, khoai lang, hành tím…

Tại các điểm, chốt phòng dịch trên địa bàn, lực lượng lượng QLTT phối hợp với các lực lượng chức năng tạo điều kiện để phương tiện vận tải lưu thông hàng hóa nông sản tới điểm bán, kho lạnh để bảo quản.

Tổng Cục trưởng giao thủ trưởng các Cục là đầu mối tiếp nhận, xử lý thông tin 24/7 hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thực hiện thu thập thông tin về sản lượng tiêu thụ trên địa bàn để xác định nhu cầu, sản lượng cần thiết cũng như giải quyết các vấn đề vướng mắc của phương tiện vận chuyện tại các điểm, chốt phòng dịch.

Cam kết hỗ trợ Bắc Giang tiêu thụ 3.000 tấn vải thiều

Trong Công văn báo cáo lên Bộ trưởng Bộ Công Thương về tình hình triển khai Chỉ thị 08/CT-BCT, Tổng cục QLTT cho biết, ngày 31/5, Tổng cục đã làm việc với Tổng cục Bưu điện Việt Nam (VNPost) để trao đổi Chương trình hỗ trợ tiêu thụ 3.000 tấn vải thiều Bắc Giang.

Theo ông Trần Hữu Linh, Tổng cục đã phối hợp với VNPost, triển khai hỗ trợ bà con Bắc Giang tiêu thụ 3.000 tấn vải thiều bằng hai hình thức bán hàng trực tiếp và trực tuyến.

Đối với hình thức bán hàng trực tiếp, thông qua mạng lưới vận tải của mình, VNPost phối hợp với Cục QLTT Bắc Giang để đảm bảo nguồn cung vải thiều chất lượng cao, an toàn phòng dịch và lo toàn bộ khâu vận chuyển đến 63 tỉnh/thành phố trên cả nước. Bên cạnh đó, VNPost cũng sẽ cung cấp danh sách lái xe, phương tiện vận tải đến Tổng cục và tại 63 Cục địa phương để lực lượng QLTT tạo điều kiện thuận lợi trong khâu lưu thông.

Với phương án này, Tổng cục yêu cầu, các bưu cục thuộc VNPost thuê kho bảo quản lạnh tại 63 tỉnh và phối hợp với các Cục QLTT các địa phương phân phối tới các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ dân sinh... Đặc biệt, các đội QLTT sẽ tổ chức các điểm bán hàng lưu động đến khu vực xa trung tâm đô thị hoặc gần khu vực dân cư, khu công nghiệp để bán hàng trực tiếp. Các địa bàn trọng điểm được giao tiêu thụ số lượng lớn là Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương…

Đối với hình thức bán hàng trực tuyến, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cho biết, sẽ bán hàng thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử của VNPost, vải thiều Bắc Giang sẽ bán online cho từng cá nhân đặt hàng.

Bên cạnh đó, VNPost sẽ gửi tin nhắn đến 60 triệu thuê bao điện thoại di động trên cả nước để giới thiệu Chương trình hỗ trợ tiêu thụ 3.000 tấn vải thiều của Tổng cục QLTT.

Trước đó, lực lượng QLTT Hòa Bình đã phối hợp với một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thu mua 2,5 tấn vải thiều Bắc Giang, đưa về Hòa Bình tiêu thụ thông qua các điểm bán hàng lưu động. Bên cạnh việc vận chuyển vải thiều về tiêu thụ tại địa bàn Hòa Bình, trước mỗi chuyến xe vận chuyển vải về sẽ là những nông sản của Hòa Bình vận chuyển đến điểm phân phối tại vùng dịch Bắc Giang. Ngay trong ngày 29/5, trong chuyến xe đầu tiên, Đội QLTT số 3 của Cục QLTT Hòa Bình đã hỗ trợ nông dân vùng dịch 600kg nông sản là rau củ quả của địa phương để ủng hộ cho công tác phòng chống dịch tại đây.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Thu Phương
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm

Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025