Thứ bảy 23/11/2024 19:52

Quản lý nợ công ở Việt Nam: còn nhiều bất cập

Có nhiều câu hỏi về nợ công chưa được trả lời hoặc trả lời chưa thấu đáo, như: Nợ công của nước ta hiện nay là bao nhiêu? Nợ công trong “ngưỡng an toàn” hay đã trong tình trạng “báo động đỏ”? Vì sao các số liệu về nợ công của Việt Nam không thống nhất?

 - Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là khái niệm về nợ công của Việt Nam hiện nay còn xa lạ với thông lệ quốc tế.

Khoản 2 Điều 1 Luật Quản lý nợ công năm 2009, nợ công ở Việt Nam được quy định như sau: “Nợ công được quy định trong luật này bao gồm: Nợ chính phủ; nợ được Chính phủ bảo lãnh; nợ chính quyền địa phương”. Đó lại là một khái niệm... không giống ai. Bởi, khái niệm về nợ công phổ biến của quốc tế có phạm vi rộng hơn nhiều.

Theo Hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính của UNCTAD, nợ công không chỉ bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương mà còn bao gồm các nghĩa vụ nợ của ngân hàng trung ương, các đơn vị trực thuộc chính phủ, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở tất cả các cấp chính quyền và một số khoản nợ ngầm định khác.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), nợ công còn phải bao gồm nợ của các tổ chức tự chủ, các DN tài chính và phi tài chính, ngân hàng thương mại và phát triển, công ty công ích... thỏa mãn một trong các điều kiện: Ngân sách của các tổ chức này phải được chính phủ phê duyệt; Chính phủ/nhà nước sở hữu trên 50% hoặc có đại diện chiếm hơn 50% thành viên ban giám đốc; trong trường hợp các tổ chức này mất khả năng thanh toán, nhà nước phải chịu trách nhiệm về nợ của các tổ chức đó.

Bội chi ngân sách thường xuyên tăng; các khoản vay của Chính phủ cho các dự án, công trình trọng điểm, cho các DNNN vay lại... được sử dụng kém hiệu quả, thất thoát, lãng phí, tham nhũng; hiệu lực của các luật có liên quan tới quản lý nợ công không nghiêm... là nguyên nhân dẫn đến nợ công tăng cao.

Hơn nữa, theo WB, khoản mục DNNN tự vay và tự trả không được tính vào nợ công là bất hợp lý, bởi DNNN là DN do nhà nước góp toàn bộ số vốn điều lệ hoặc nắm cổ phần, vốn góp chi phối. Ngoài ra, UNCTAD tính cả nợ lương hưu trong khoản nợ Chính phủ vào nợ công, còn Việt Nam thì dường như “lãng quên”.

Do có khái niệm riêng nên số liệu về nợ công ở Việt Nam thường thiếu thống nhất. Chẳng hạn, ngày 27/3/2013, đồng hồ nợ công thế giới (The global debt clock- GDC) của Tạp chí The Economist điểm nợ công của Việt Nam vượt con số 80 tỷ USD, với tổng dư nợ cả năm tăng 11,2%, chiếm 48% GDP. Tỷ lệ nợ công của Việt Nam năm 2013 mà GDC đưa ra là 49,3% GDP (theo định nghĩa của IMF), nhưng theo Bộ Tài chính thì tới 55,7% GDP.

Nhiều chuyên gia tài chính và một số tổ chức tài chính quốc tế cho rằng: Nếu tính cả nợ tiềm ẩn của DNNN thì tỷ lệ nợ công của Việt Nam có thể trên 100% GDP, vượt xa so với ngưỡng nợ công 65% GDP được đặt ra trong chiến lược phát triển tài chính đến năm 2020. Nếu xác định nợ công bao gồm nợ trong nước và nợ nước ngoài của Chính phủ (cả trung ương, địa phương và DNNN); nợ để chi và nợ bảo lãnh; nợ ngân hàng, nợ qua phát hành giấy nợ như trái phiếu... thì nợ công Việt Nam hiện nay xấp xỉ 106% GDP.

Đặt ra khái niệm riêng của Việt Nam về nợ công để có chỉ tiêu nợ công/GDP “đẹp” là không hợp lý và không cần thiết. Hơn nữa, với khái niệm về nợ công “không giống ai” trong công tác quản lý nợ công, Việt Nam sẽ là “một mình một chợ” và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng khi thực trạng về nợ công không được đánh giá đúng.

Luật gia Vũ Xuân Tiền

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Biển quảng cáo sai phép chình ình ‘trên đầu’ cây xăng

Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Tĩnh bị cưỡng chế thuế hơn 9,8 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây trộm cắp xe máy liên tỉnh

Công an Bình Dương bắt tạm giam đối tượng Bùi Tiến Lợi

Cục Thuế tỉnh Sơn La công khai danh sách 62 người nộp thuế nợ tiền thuế

CEO Vương Long đăng video thứ 2 xin lỗi doanh nghiệp, muốn được rút kinh nghiệm

Đà Nẵng: Khởi tố Tổng Giám đốc Công ty GFDI Nguyễn Quang Hoàng cùng các đồng phạm

Bạc Liêu: Công ty CP tư vấn xây dựng Tiến Hưng bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bắt đầu cưỡng chế 2 resort ở Bãi Sau

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện nhiều vi phạm tại Công ty Gas Châu Minh Phong

Quảng Bình: Khởi tố 9 giám đốc, trưởng ban quản lý dự án

Hà Tĩnh: Công ty Đầu tư và Xây dựng Sơn Hà HT bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Công an Thanh Hóa ra quân bắt, vận động đầu thú và thanh loại 27 đối tượng truy nã

Cục Hải quan TP. Cần Thơ công khai 13 doanh nghiệp nợ thuế

Người phụ nữ ở Hà Nội bị 'ông bố đơn thân' lừa gần 4 tỷ đồng

Làm rõ nguyên nhân bé gái 7 tuổi tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

Thanh Hóa: Tạm giữ hình sự đối tượng say rượu, gây tai nạn giao thông, chống người thi hành công vụ

Công ty CP Du lịch Hồ Nam Bạc Liêu bị cưỡng chế thuế, trích tiền từ tài khoản tại 4 ngân hàng

Hà Nội: Triệt phá đường dây ma túy cực lớn, thu nhiều súng đạn

Đồng Tháp: Tạm hoãn xuất cảnh 4 người nợ thuế trên địa bàn huyện Tân Hồng