Chủ nhật 17/11/2024 22:17

Phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả công tác khuyến công các địa phương

Công tác khuyến công đã huy động được nguồn lực tham gia đầu tư sản xuất công nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực tại các địa phương.

Hiệu quả chương trình khuyến công Hà Nội

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công, chiều 14/12, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, với tinh thần chủ động, đoàn kết sáng tạo được sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, UBND TP Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với Cục Công Thương địa phương các Cục, Vụ thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh thành phố tham gia các hoạt động khuyến công quốc gia hỗ trợ các tỉnh thành phố đào tạo nghề phát triển vùng nhiên liệu, kết nối giao thương, tiêu thụ các sản phẩm vào hệ thống phân phối trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Sở Công Thương Hà Nội cũng lồng ghép có hiệu quả các chương trình khuyến công với các chương trình khác của thành phố góp phần nâng cao hiệu quả hỗ trợ phát triển làng nghề công nghiệp nông thôn đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn giai đoạn 2012-2022 tăng trưởng bình quân 6-8%/năm, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành theo hướng công nghiệp nông nghiệp và dịch vụ”, bà Trần Thị Phương Lan thông tin.

Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội phát biểu tại hội nghị

Theo bà Trần Thị Phương Lan, giai đoạn 2012-2022, Sở Công Thương Hà Nội đã đạt được một số kết quả tiêu biểu: Về đào tạo nghề và truyền nghề đã tổ chức được 625 lớp truyền nghề, nhân cấy nghề thủ công mỹ nghệ của Hà Nội cho 800 lao động ở các tỉnh miền núi phía Bắc và cho 22.000 lao động của thành phố Hà Nội. Về đầu tư đổi mới trang thiết bị ứng dụng máy móc tiên tiến hiện đại vào sản xuất đã hỗ trợ 110 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn, đánh giá sản xuất sạch hơn cho hơn 260 cơ sở sản xuất công nghiệp. Về nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở công nghiệp nông thôn đã tổ chức 137 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng quản trị thiết kế mẫu mã sản phẩm, quản trị bán hàng, tài chính, thương mại điện tử cho trên 15.000 lượt cán bộ và lãnh đạo quản lý các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn…

Bên cạnh những thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện công tác khuyến công Sở Công Thương Hà Nội cũng gặp một số khó khăn cần phải tháo gỡ.

Một là Nghị định 45 của Chính phủ về khuyến công đã ban hành được 10 năm nên một số quy định còn bất cập so với thực tiễn.

Hai là việc triển khai công tác khuyến công xuống các địa bàn các xã các huyện gặp nhiều khó khăn về địa lý, phương tiện đi lại, nguồn nhân lực.

Ba là cơ chế chính sách cho chương trình khuyến công hiện nay còn chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và các cơ sở công nghiệp nông thôn.

Bốn là một số cơ sở năng lực sản xuất còn hạn chế, năng lực tiếp cận khoa học công nghệ chuyển đổi số kết nối giao thương, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm còn chưa cao, vòng đời sản phẩm chậm thay đổi về thông tin nhu cầu thị trường đặc biệt là thị trường xuất khẩu nên việc hoạt động sản xuất kinh doanh còn có nhiều khó khăn. Năm là tổ chức bộ máy của Trung tâm khuyến công các tỉnh thành phố chưa thống nhất, ổn định nên lượng cán bộ làm công tác khuyến công còn rất ít ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chung của Nghị định.

Bến Tre- đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn

Chia sẻ tại Hội nghị ông Nguyễn Văn Đông Phương, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bến Tre khẳng định: Thời gian qua được sự quan tâm của Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) và lãnh đạo tỉnh, hoạt động khuyến công Bến Tre đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực tạo động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước khẳng định vai trò vị thế trong phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần phát triển kinh tế tạo điều kiện trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Ông Nguyễn Văn Đông Phương thông tin thêm, thực hiện Nghị định 45 của Chính phủ về khuyến công, hoạt động khuyến công Bến Tre những năm qua đã góp phần trong việc hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn, đầu tư mở rộng sản xuất phát triển sản phẩm. Được sự quan tâm của Cục Công Thương địa phương, hàng năm Bến Tre đều được hỗ trợ những nguồn kinh phí khuyến công quốc gia để giúp các doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất.

Toàn cảnh hội nghị

Cùng với đó hàng năm Bến Tre cũng giành ra khoảng 3 tỷ đồng để triển khai các hoạt động khuyến công của địa phương qua đó thúc đẩy hoạt động khuyến công đã và đang phát huy hiệu quả kịp thời giúp cho các doanh nghiệp cải thiện công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, góp phần phát triển công nghiệp nông thôn tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

“Giai đoạn 2012-2022 hoạt động khuyến công Bến Tre đã hỗ trợ cho 193 dự án với kinh phí thực hiện gần 34 tỷ đồng trong đó vốn đối ứng của các cơ sở công nghiệp nông thôn là hơn 247 tỷ đồng, tạo được việc làm cho hơn 6.500 lao động”, ông Nguyễn Văn Đông Phương cho biết.

Từ những kết quả đạt được trong thời gian tới khuyến công Bến Tre tiếp tục đặt mục tiêu huy động tối đa các nguồn lực để hỗ trợ cho các tổ chức cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất công nghiệp trong địa bàn tỉnh, khuyến khích hỗ trợ sản xuất tại các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người hướng hoạt động khuyến công vào các ngành nghề thế mạnh của tỉnh. Đồng thời, tập trung hỗ trợ gia tăng hàm lượng công nghệ trong sản phẩm công nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp phát triển công nghiệp nông thôn và các mặt hàng.

Hà Giang- công tác khuyến công góp phần quan trọng thúc đẩy công nghiệp

Theo bà Lê Thị Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến Công Thương tỉnh Hà Giang, được sự quan tâm và chỉ đạo của Bộ Công Thương, giai đoạn 2012-2022, Trung tâm khuyến công tỉnh đã triển khai hỗ trợ 175 đề án khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương với tổng kinh phí trên 27 tỷ đồng và 45 tỷ đồng từ nguồn đóng góp của các cơ sở công nghiệp.

Trong những năm qua hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã đồng hành và trở thành đòn bẩy thúc đẩy, tạo động lực hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, tiểu thủ công nghiệp vùng nông thôn miền núi phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có thể nói chính sách khuyến công là “thảm đỏ” trong chính sách thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, các hộ kinh doanh.

Đại diện Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến Công Thương tỉnh Hà Giang đề xuất, để chính sách khuyến công đóng góp vai trò lớn hơn đến quá trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn miền núi đảm bảo phù hợp với bối cảnh tình hình mới và theo xu thế. Cụ thể cần bổ sung vào Nghị định 45 với nội dung hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất. Bên cạnh đó, nội dung hỗ trợ sản xuất sạch hơn trong chính sách khuyến công cần cụ thể và được đẩy mạnh hơn nữa.

Cần nâng mức hỗ trợ khuyến công cho các hoạt động về thông tin tuyên truyền, quảng bá bằng công nghệ số, để tạo sức lan tỏa cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến Công Thương tỉnh Hà Giang cũng đề nghị ưu tiên và nâng mức hỗ trợ cho các cơ sở nằm trên địa bàn các tỉnh miền núi. Đồng thời, giảm bớt các thủ tục hành chính trong hoạt động hỗ trợ khuyến công cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh miền núi.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Khuyến công địa phương

Tin cùng chuyên mục

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Hải Phòng: Kết nối giao thương giữa Hiệp hội ô tô Berlin - Brandenburg và doanh nghiệp

Cà Mau: Hoạt động kinh tế 10 tháng đầu năm ghi nhận nhiều điểm sáng