Thứ bảy 23/11/2024 20:50

"Ông trùm" dầu khí Saudi Arabia muốn xây nhà máy lọc hóa dầu tại Việt Nam

Ông Yasser M.Mufti, Phó Chủ tịch Điều hành Aramco, cho biết tập đoàn này mong muốn tìm hiểu thị trường, nắm bắt các cơ hội để tiến hành đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là trong xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu.

Chiều 19/10 (theo giờ địa phương), nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN- Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) và thăm Vương quốc Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Yasser M.Mufti, Phó Chủ tịch Điều hành Tập đoàn Aramco và ông Mohammed Al-Khrashi, Trợ lý Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia.

Nhà máy lọc dầu Saudi Aramco ở Dammam, cách thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, khoảng 450km

Tại buổi tiếp, ông Yasser M.Mufti cho biết Aramco mong muốn tìm hiểu thị trường, nắm bắt các cơ hội để tiến hành đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là trong xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu. Hiện Aramco cung cấp dầu thô cho các doanh nghiệp ở Việt Nam, song chưa có đầu tư trực tiếp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Yasser M.Mufti, Phó Chủ tịch Điều hành Aramco.(Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Aramco tham gia đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí, đặc biệt là những dự án lọc hóa dầu lớn của Việt Nam, phát triển hợp tác thương mại trong lĩnh vực sản phẩm dầu, khí, hóa chất dầu khí như dầu thô, khí hỏa lỏng, hạt nhựa, phân bón…

Thủ tướng cũng đề nghị Aramco tạo điều kiện cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) tham gia các hoạt động cung cấp dịch vụ dầu khí tại Saudi Arabia, tìm các dự án lớn để cùng đầu tư và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực dầu khí.

Thủ tướng đề nghị ngay sau cuộc gặp PVN và Aramco thu xếp làm việc trực tiếp về kế hoạch hợp tác.

Cũng trong chiều 19/10, tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Kinh tế và Kế hoạch Saudi Arabia Faisal bin Fadhil Al-Ibrahim.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Kinh tế và Kế hoạch Saudi Arabia Faisal bin Fadhil Al-Ibrahim. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Tại buổi tiếp, Thủ tướng Chính phủ đề nghị hai nền kinh tế tăng cường kết nối, phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, trong đó ưu tiên các lĩnh vực, như năng lượng, tài chính ngân hàng, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực mới, như hợp tác sản xuất, chế biến sản phẩm Halal, chuyển đổi số…

Trong lĩnh vực thương mại, Thủ tướng đề nghị hai bên tạo điều kiện cho các mặt hàng thế mạnh của nhau thâm nhập vào thị trường mỗi nước; phối hợp trao đổi sớm giải quyết vướng mắc trong việc xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Việt Nam sang Saudi Arabia.

Bộ trưởng Faisal bin Fadhil Al-Ibrahim khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công nghiệp và Mỏ, Chủ tịch phân ban bên phía Saudi Arabia trong cơ chế Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam-Saudi Arabia thời gian tới để làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam, đặc biệt là về thương mại-đầu tư, nhấn mạnh hai nước có thể tận dụng thị trường của nhau để làm cửa ngõ mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác trong khu vực.

Để đạt được các mục tiêu trên trên, hai bên nhất trí nghiên cứu thành lập các tổ công tác chung về kinh tế và sớm tổ chức kỳ họp Ủy ban hỗn hợp lần thứ 5 trong thời gian tới và nghiên cứu nâng cao hiệu quả cơ chế này trong rà soát và thúc đẩy hợp tác song phương.

Theo vietnamfinance.vn
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử