Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin đến cử tri về dự án điện khí Lô B – Ô Môn

Tại buổi tiếp xúc với cử tri thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giải đáp kiến nghị về dự án điện khí Ô Môn có tổng vốn đầu tư 12 tỷ USD.
Dự án điện khí LNG Thái Bình trị giá gần 2 tỉ USD được trao giấy chứng nhận đầu tư Cần tháo gỡ nút thắt tại các dự án điện khí LNG ở Việt Nam Thủ tướng: Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phải dũng cảm và chấp nhận rủi ro Thủ tướng: Tháng 5 phải hoàn thành dứt điểm mặt bằng, vật liệu cho cao tốc Châu Đốc - Sóc Trăng

Chiều 12/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ có cuộc tiếp xúc với cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Năm 2026 sẽ đón dòng khí đầu tiên từ dự án Lô B

Tại hội nghị này, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ đã thông báo dự kiến chương trình kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV và lắng nghe, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri; đại diện lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ giải trình, tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin đến cử tri về dự án điện khí Lô B – Ô Môn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi tiếp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại buổi tiếp xúc, cử tri Lý Văn Dũng (phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, Cần Thơ) hỏi về Dự án Dự án đường dẫn khí lô B và Trung tâm nhiệt điện Ô Môn đang dừng triển khai. Theo ông Dũng, dự án triển khai năm 2010, năm 2012 tạm dừng tới nay, khi đang dừng ở bước kiểm kê để giải phóng mặt bằng.

"Tôi đề nghị Chính phủ và các bộ ngành sớm triển khai dự án. Tình trạng này kéo dài (tạm dừng triển khai - PV) sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh của các hộ dân có đất ảnh hưởng bởi dự án", ông Dũng kiến nghị.

Phát biểu với cử tri, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng được tham gia cuộc tiếp xúc cử tri trong không khí phấn khởi của cả nước kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn, đúng, trúng vấn đề của cử tri, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan.

Trao đổi, chia sẻ một số nội dung, vấn đề được đồng bào, cử tri quan tâm, Thủ tướng đã thông báo cập nhật về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, thành phố Cần Thơ, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thời gian qua và các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới.

Về dự án đường dẫn khí lô B và 3 nhà máy nhiệt điện khí tại Trung tâm nhiệt điện Ô Môn, Thủ tướng cho biết, dự án này có từ năm 2010, năm 2012 mới khởi động, rồi tạm ngưng đến nay với nhiều lý do.

Với sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ ngành, TP. Cần Thơ hiện cơ bản giải quyết xong các thủ tục để bắt đầu đi vào khai thác khí. Tổng mức đầu tư dự án dẫn khí lô B và trung tâm nhiệt điện Ô Môn khoảng 12 tỷ USD.

“Năm 2026 sẽ đón dòng khí đầu tiên từ lô B và 3 nhà máy nhiệt điện Ô Môn 2, 3 và 4 sẽ vận hành đóng điện vào giai đoạn năm 2026 - 2028”, Thủ tướng thông tin.

Thủ tướng cũng đã có ý kiến trả lời về các kiến nghị cụ thể của cử tri về: Giải pháp để người dân thực hiện phân loại rác thải nhằm bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định 45 năm 2022 của Chính phủ; triển khai đầu tư dự án tuyến đường liên vùng Ô Môn - Giồng Riềng (kết nối Kiên Giang - Cần Thơ - Đồng Tháp) là 1 trong 3 trục dọc để phát triển kinh tế - xã hội cho TP. Cần Thơ; đầu tư hạ tầng, bố trí thêm cây ATM tại các địa điểm để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, trong đó những người yếu thế tiếp cận với dịch vụ thẻ ngân hàng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn; các giải giáp đồng bộ, hiệu quả để chủ động phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn cho các tỉnh ĐBSCL, trong đó có TP. Cần Thơ.

Thủ tướng cho biết đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề án tổng thể ứng phó biến đổi khí hậu, sụt lún, sạt lở, khô hạn, úng ngập tại ĐBSCL; năm ngoái ngân sách đã dành khoảng 4.000 tỷ đồng và năm nay sẽ tiếp tục cân đối, bố trí nguồn lực cho nhiệm vụ này. Năm nay, ĐBSCL có khoảng 73.900 hộ bị thiếu nước sinh hoạt, thấp hơn so với năm 2019 - 2020 (96.000 hộ) và 2015-2016 (210.000 hộ).

Thông tin thêm về dự án điện khí Lô B - Ô Môn, ông Trần Việt Trường - Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ thông tin thêm, ngày 11/4/2024, chủ đầu tư dự án đã trình Bộ Tài Nguyên và Môi trường khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thẩm tra, làm cơ sở trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt. Hiện, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Cần Thơ phối hợp với chủ đầu tư trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để triển khai Dự án theo quy định.

Đối với các dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn 2, 3, 4, thành phố tiếp tục đồng hành với chủ đầu tư thực hiện dự án, giải phóng mặt bằng, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền.

"Hiện, các Dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn 2, 3, 4 đã được giải phóng mặt bằng sạch. Tuy nhiên, còn vướng về bàn giao đất trên thực địa, việc chia sẻ hạng mục dùng chung giữa các nhiệt điện", ông Trường nói.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin đến cử tri về dự án điện khí Lô B – Ô Môn
Cử tri TP. Cần Thơ nêu câu hỏi tại buổi tiếp xúc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cũng tại buổi tiếp, điểm lại một số kết quả nổi bật về phát triển kinh tế-xã hội trong những tháng đầu năm, tại buổi tiếp Thủ tướng cho biết tăng trưởng kinh tế tiếp tục duy trì xu hướng tích cực; cả 3 khu vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đều phát triển tốt. Sản xuất công nghiệp 4 tháng tăng 6,0% (cùng kỳ giảm 2,5%). Các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản phát triển ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng tăng 8,5%; khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ 2023 (tăng 3,9% so với cùng kỳ 2019 trước dịch COVID-19).

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Trong đó, thu đủ chi, thu ngân sách 4 tháng ước đạt 43,1% dự toán năm, tăng 10,1% so với cùng kỳ; chuẩn bị nguồn ngân sách để thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024. Xuất đủ nhập, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 15,2%, xuất siêu 8,4 tỷ USD). Làm đủ ăn, xuất khẩu gạo đạt trên 3,2 triệu tấn, tăng 11,7%; kim ngạch đạt 2,08 tỷ USD, tăng 36,5%. An ninh năng lượng, an ninh lương thực, cân đối cung cầu lao động được bảo đảm, trong đó cung ứng đủ điện trong bối cảnh tháng 4 nóng nhất từ trước tới nay, tiêu thụ điện cao kỷ lục.

Đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực, giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đạt 17,46% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ (15,65%), thu hút FDI đạt 9,27 tỷ USD, tăng 4,5%, vốn FDI thực hiện đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%; phát triển doanh nghiệp tiếp tục xu hướng tích cực.

Hạ tầng chiến lược được thúc đẩy với khí thế "cả nước như một công trường", nhất là các dự án cao tốc; công tác quy hoạch được đẩy mạnh, hoàn thành toàn bộ 6 quy hoạch vùng theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị; tạo động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân được cải thiện. Trong 4 tháng, đã hỗ trợ gần 18,5 nghìn tấn gạo; có 94,8% số hộ gia đình đánh giá có thu nhập ổn định hoặc cao hơn cùng kỳ. Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam… được tổ chức trang trọng, ý nghĩa.

Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; uy tín, vị thế quốc tế của đất nước được nâng lên.

Nhiều tổ chức, chuyên gia uy tín quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam. Xếp hạng môi trường kinh doanh tăng 12 bậc. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu xếp hạng 46/132, tăng 2 bậc. Chỉ số hạnh phúc xếp thứ 54, tăng 11 bậc so với năm 2023…

Có được những thành quả này, Thủ tướng nhấn mạnh 5 bài học kinh nghiệm: (1) Phải tăng cường đoàn kết, thống nhất; (2) Nắm chắc tình hình thực tiễn, phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả; (3) Điều hành chủ động, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bộ, ngành, địa phương; (4) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật; đồng thời vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm phù hợp với thực tiễn, kịp thời, hiệu quả; (5) Làm tốt công tác thông tin, truyền thông, chú trọng đưa thông tin tích cực, tạo sự phấn khởi, tích cực và đồng thuận xã hội.

9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Tại hội nghị này, Thủ tướng cũng chỉ rõ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới.

Thứ nhất, tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; bảo đảm hài hoà giữa tỉ giá và lãi suất; phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước.

Thứ hai, tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới (đổi mới về thể chế, cơ chế, chính sách; thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, liên kết vùng, các ngành, lĩnh vực mới như chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…).

Thứ ba, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, 03 chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy nhanh tiến độ các công trình hạ tầng trọng điểm, nhất là các dự án cao tốc; coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của bộ, ngành, địa phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin đến cử tri về dự án điện khí Lô B – Ô Môn
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ tại cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ tư, tập trung phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực chủ yếu (công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ). Phát triển lành mạnh, an toàn, hiệu quả các thị trường chứng khoán, trái phiếu, bất động sản, thị trường vàng…, chống sai phạm, tiêu cực, nhất là găm hàng, đội giá, lũng đoạn thị trường, buôn lậu…

Thứ năm, chú trọng các lĩnh vực văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường; bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân.

Thứ sáu, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính; thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi xanh.

Thứ bảy, tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; trấn áp tội phạm; phòng, chống cháy nổ, cháy rừng.

Thứ tám, đẩy mạnh đối ngoại, hội nhập quốc tế.

Thứ chín, tăng cường thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội.

Về các ý kiến, kiến nghị của cử tri, lãnh đạo UBND thành phố đã giải trình, tiếp thu, Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành sau hội nghị tiếp tục tổng hợp, giải trình, tiếp thu và giải quyết những đề xuất, kiến nghị của đồng bào, cử tri, nội dung thuộc thẩm quyền của cấp, ngành nào thì cấp, ngành ấy phải giải quyết và phải giải quyết thấu đáo; đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội Cần Thơ tổng hợp, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.

Nhóm PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dự án khí điện Lô B - Ô Môn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dữ liệu cá nhân bị xâm phạm: Tăng chế tài, bịt lỗ hổng

Dữ liệu cá nhân bị xâm phạm: Tăng chế tài, bịt lỗ hổng

Nhiều ý kiến đề xuất sửa Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để bịt lỗ hổng pháp lý, tăng hiệu lực chế tài và đảm bảo quyền cá nhân trong chuyển đổi số.
Bộ Ngoại giao thông tin về đề xuất nối lại đàm phán Nga - Ukraine

Bộ Ngoại giao thông tin về đề xuất nối lại đàm phán Nga - Ukraine

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam hoan nghênh đề xuất ngày 11/5 vừa qua của Tổng thống Nga V. Putin về nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine.
Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động sau khi sáp nhập Thái Bình, Hưng Yên

Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động sau khi sáp nhập Thái Bình, Hưng Yên

Thái Bình sáp nhập cùng Hưng Yên sẽ tạo không gian, động lực phát triển mới, Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động các cơ quan sau sáp nhập.
Sớm thể chế ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68

Sớm thể chế ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68

Đại biểu Quốc hội đề xuất sớm thể chế hóa ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68, áp dụng từ 01/10/2025 để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phục hồi tăng trưởng.
Thủ tướng: Phấn đấu hoàn thành cao tốc qua Nam Định, Thái Bình trong năm 2026

Thủ tướng: Phấn đấu hoàn thành cao tốc qua Nam Định, Thái Bình trong năm 2026

Thủ tướng đề nghị rút ngắn thời gian thi công dự án cao tốc qua Nam Định, Thái Bình, phấn đấu vượt tiến độ ít nhất 6 tháng, hoàn thành trong năm 2026.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Kỳ vọng Bắc Ninh viết nên kỳ tích sông Cầu

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Kỳ vọng Bắc Ninh viết nên kỳ tích sông Cầu

Tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp tư nhân lĩnh vực khoa học công nghệ tại Bắc Ninh, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng kỳ vọng Bắc Ninh sẽ viết nên kỳ tích sông Cầu.
Thủ tướng Thái Lan sắp thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan sắp thăm chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, từ ngày 15-16/5, Thủ tướng Thái Lan thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 Nội các chung 2 nước.
Đại biểu Quốc hội đề nghị không tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu

Đại biểu Quốc hội đề nghị không tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu

Đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều nội dung sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, nhấn mạnh yêu cầu miễn giảm thuế cho R&D, báo chí, khởi nghiệp, chuyển đổi số.
Đề xuất rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và HĐND trước 3 tháng để kiện toàn bộ máy

Đề xuất rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và HĐND trước 3 tháng để kiện toàn bộ máy

Đề xuất rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội và Hội đồng nhân dân nhằm đảm bảo tính liên thông, đồng bộ trong bố trí nhân sự sau Đại hội XIV.
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Siết lỗ giả, chống chuyển giá

Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Siết lỗ giả, chống chuyển giá

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng ưu đãi cho đổi mới sáng tạo, siết gian lận thuế, tránh ưu đãi tràn lan.
Nhân sự tuần qua: Bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang

Nhân sự tuần qua: Bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang

Về thông tin nhân sự tuần qua (từ ngày 5 - 10/5), Sở Công Thương Hậu Giang tổ chức Lễ công bố các quyết định công tác cán bộ của Chi cục Quản lý thị trường.
Quốc hội xem xét sửa 47 điều trong Luật Bầu cử: Tăng trách nhiệm cho chính quyền hai cấp

Quốc hội xem xét sửa 47 điều trong Luật Bầu cử: Tăng trách nhiệm cho chính quyền hai cấp

Quốc hội nghe Tờ trình đề xuất sửa đổi, bổ sung 47 điều của Luật Bầu cử nhằm rút ngắn thời gian, tăng quyền cho địa phương, cụ thể hóa chính quyền hai cấp.
Khi Tổng Bí thư và Đảng ta lần đầu gọi doanh nhân là chiến sĩ

Khi Tổng Bí thư và Đảng ta lần đầu gọi doanh nhân là chiến sĩ

Tổng Bí thư và Đảng ta lần đầu khẳng định vai trò doanh nhân là chiến sĩ thời bình, giữ vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế và xây dựng đất nước.
Tổng Bí thư: Hợp tác dầu khí là kết tinh trí tuệ Liên bang Nga và ý chí, khát vọng Việt Nam

Tổng Bí thư: Hợp tác dầu khí là kết tinh trí tuệ Liên bang Nga và ý chí, khát vọng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định luôn ủng hộ doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Liên bang Nga mở rộng hợp tác trên cơ sở Đối tác chiến lược toàn diện.
Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu bài viết "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Thủ tướng nhắc nhiều địa phương chưa quyết liệt xóa nhà tạm

Thủ tướng nhắc nhiều địa phương chưa quyết liệt xóa nhà tạm

Thủ tướng Chính phủ đánh giá ở một số địa phương, ban chỉ đạo, người đứng đầu quyết tâm chưa cao, chưa quyết liệt trong xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Thủ tướng: Cả nước đã xóa gần 209.000 căn nhà tạm

Thủ tướng: Cả nước đã xóa gần 209.000 căn nhà tạm

Thủ tướng nhấn mạnh, việc xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước cho nhân dân là công việc rất nhân văn, ý nghĩa.
Thủ tướng yêu cầu

Thủ tướng yêu cầu '6 rõ' trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 4 về xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 4 về xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ 4 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm cho sân bay Gia Bình

Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm cho sân bay Gia Bình

Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm để triển khai hợp tác công tư, bảo đảm lợi ích quốc gia, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Chính phủ tạo

Chính phủ tạo 'bệ phóng' cho tập đoàn tư nhân vươn tầm toàn cầu

Chính phủ đặt mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp và ít nhất 20 tập đoàn tư nhân có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Chi tiết phương án sáp nhập tỉnh mới nhất

Chi tiết phương án sáp nhập tỉnh mới nhất

Chính phủ vừa ban hành các Nghị quyết về hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh (sáp nhập tỉnh) năm 2025.
Chủ tịch Quốc hội: Không điều chỉnh quy hoạch tùy tiện

Chủ tịch Quốc hội: Không điều chỉnh quy hoạch tùy tiện

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh quy hoạch phải minh bạch, đồng bộ, lấy ý kiến dân và giám sát chặt chẽ để không bị điều chỉnh tùy tiện.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Đại biểu Quốc hội đề xuất gì?

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Đại biểu Quốc hội đề xuất gì?

Ủng hộ sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo định hướng linh hoạt, các đại biểu đề xuất mở rộng hỗ trợ doanh nghiệp địa phương.
Thủ tướng nhắc 10 địa phương cần khẩn trương gỡ vướng dự án cao tốc

Thủ tướng nhắc 10 địa phương cần khẩn trương gỡ vướng dự án cao tốc

Thủ tướng yêu cầu 10 địa phương làm cơ quan chủ quản dự án cao tốc đang còn vướng mắc cần có giải pháp, triển khai quyết liệt hơn.
Mobile VerionPhiên bản di động