Nhu cầu xe điện tăng, ''cơn khát'' dầu mỏ vẫn còn tiếp diễn?

Theo chuyên gia, tuy thế giới đang trong công cuộc chuyển đổi năng lượng xanh, nhưng các nhà đầu tư vẫn nên lạc quan về giá dầu thế giới trong tương lai.
Chuyên gia dự báo 3 lý do giá dầu thế giới năm 2024 sẽ bình ổn Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ? Iraq đấu thầu thăm dò dầu khí: Trung Quốc thắng lớn, Mỹ không tham gia

Có thể thấy, thế giới đang trong công cuộc chuyển đổi năng lượng xanh đặc biệt là sự gia tăng các nhà sản xuất, lượng xe điện, vậy có nên lo lắng về thị trường dầu mỏ hay không? Thực tế, giá dầu thô Brent - thước đo chuẩn cho thị trường dầu toàn cầu, đã giảm từ mức khoảng 90 USD/thùng trong tháng 4 xuống dưới 85 USD trong những ngày gần đây. Nhiều nhà đầu tư cũng lo lắng về cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đồng minh vào đầu tháng 6 tới, nơi các nước trong khối sẽ quyết định về khả năng cắt giảm sản lượng trong thời gian tới.

Nhu cầu xe điện tăng, ''cơn khát'' dầu mỏ vẫn còn tiếp diễn?
Thị trường dầu mỏ vẫn còn nhiều lý do để lạc quan trong năm nay. Nguồn ảnh: Goldman Sachs

Tuy vậy, theo chuyên gia phân tích năng lượng Javier Blas báo Bloomberg, mối lo ngại về thị trường dầu mỏ là không đáng kể. Thực tế, vào năm ngoái, giới đầu tư cũng lo lắng về nhu cầu tiêu thụ dầu của các nước Bắc bán cầu trước kì nghỉ hè, nhưng giá dầu đã khá ổn định trong thời gian đó. Ông Javier Blas nhận xét: “Nhu cầu dầu vẫn đang tăng trưởng tốt”.

Tuy vậy, chuyên gia này cũng thừa nhận hiện có những điểm yếu về nhu cầu dầu. Cụ thể là phân khúc nhiên liệu chưng cất cỡ trung, bao gồm dầu diesel và dầu sưởi, đã có mức tiêu thụ yếu từ đầu năm đến nay. Nhưng điều đó phần lớn là do mùa đông ấm áp ở nhiều nước phương Tây đã làm giảm nhu cầu sưởi ấm chứ không phải do tình trạng bất ổn kinh tế tiềm ẩn.

Còn trên thị trường dầu diesel, theo ông Javier Blas, vấn đề lớn nhất không phải là nhu cầu mà là nguồn cung về nhiên liệu sạch: Dầu diesel tái tạo và dầu diesel sinh học đang chiếm thị phần lớn hơn dự đoán. Vào tháng 2, dầu diesel sinh học và dầu diesel tái tạo chiếm khoảng 8,5% tổng lượng tiêu thụ dầu diesel của Mỹ. Năm 2020, thị phần của cả hai đều dưới 1%.

Mặc dù vậy, nhu cầu về nguồn cung xăng dầu vẫn còn lớn và không nên bỏ qua, ông Javier Blas nhận xét. Tiêu thụ xăng đang tăng vượt dự đoán, ngay cả khi xe điện trở nên phổ biến hơn tại nhiều nước. Bất chấp doanh số bán xe điện tăng lên, hiện nay có nhiều ô tô chạy bằng động cơ đốt trong hơn bao giờ hết. Và giá xăng dầu đang ở mức không làm giảm nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi.

Chỉ một năm trước, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã cảnh báo rằng nhu cầu xăng toàn cầu đã đạt đỉnh điểm vào năm 2019 và mức tiêu thụ xăng dầu sẽ không bao giờ trở lại mức trước đại dịch. Nhưng thực tế đã chứng minh IEA sai. Ngay từ năm ngoái, nhu cầu xăng đã vượt qua mức đó và vào năm 2024, nhu cầu này còn tăng hơn nữa.

Đặc biệt, nhu cầu nhiên liệu máy bay phản lực đang tốt hơn mong đợi, mặc dù các máy bay tiết kiệm nhiên liệu đang ngày càng phổ biến. Trong khoảng 18 tháng qua, những lợi ích về những dòng máy bay mới đã kìm hãm nhu cầu nhiên liệu máy bay. Nhưng hiện nay, số lượng chuyến bay, đặc biệt là số dặm bay đã tăng rất nhiều so với mức năm 2019, làm mức tiêu thụ nhiên liệu máy bay lần đầu tiên ngang bằng với mức trước đại dịch. Theo nhà cung cấp dữ liệu Airportia, đầu tháng 5 năm nay, số chuyến bay quốc tế đã tăng 5% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi số dặm bay tăng hơn gần 10%.

Vấn đề sắp tới của ngành dầu mỏ

Theo chuyên gia Javier Blas, mặc dù nhu cầu về dầu thô vẫn tốt, nhưng thị trường sắp tới sẽ phải “vật lộn” với hai vấn đề.

Vấn đề đầu tiên là triển vọng. Mặc dù tốc độ tăng trưởng dầu thô mạnh mẽ nhưng lại đang chậm hơn nhiều so với các năm 2021, 2022 và 2023. Tuy vậy, cơ quan IEA vẫn cho rằng nhu cầu dầu thô đang dần bắt kịp mức trước đại dịch, ngay cả khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm hơn trong năm nay và các công nghệ năng lượng sạch được áp dụng.

Từ năm 1991 đến năm 2023, nhu cầu dầu thô toàn cầu tăng trung bình 1,05 triệu thùng/ngày. Loại trừ tác động của đại dịch Covid-19 và sự phục hồi từ nó - tăng trưởng nhu cầu dầu đã đạt trung bình 1,18 triệu thùng mỗi ngày trong 30 năm qua. Điều này phù hợp với dự báo của IEA là 1,2 triệu thùng cho năm 2024, về mặt lý thuyết là mức tăng trên mức trung bình.

Thứ hai là sự phụ thuộc quá mức vào dữ liệu dầu của Hoa Kỳ. Ông Javier Blas nhận xét rằng cơ quan IEA, có nhiệm vụ tổng hợp số liệu thống kê dầu mỏ cho Hoa Kỳ, vốn có “dữ liệu rất ồn ào”. Thực tế, cơ quan này đã phải vật lộn trong nhiều năm để xác định mức tiêu thụ thực sự, do sự ưu tiên về tính tốc độ thay vì tính đầy. Thế nhưng, dữ liệu hàng tuần của IEA có tác động lớn đến thị trường, nhưng khi cơ quan này điều chỉnh lại dữ liệu trong thống kê hàng tháng, thì ít người chú ý hơn.

Một ví dụ gần đây đến từ báo cáo vào tháng 2 của cơ quan này. Sử dụng số liệu thống kê hàng tuần, EIA ước tính nhu cầu dầu của Mỹ trong năm nay vào khoảng 19,52 triệu thùng/ngày, thấp hơn so với một năm trước, làm dấy lên lo ngại trên thị trường dầu. Nhưng dữ liệu cuối cùng, được công bố chỉ vài ngày trước, cho thấy một thực tế rất khác: Nhu cầu của Mỹ cao hơn so với cùng kỳ năm trước, đạt mức khá cao là 19,95 triệu thùng mỗi ngày.

Ngoài ra, theo ông Javier Blas, những nhà đầu cơ giá dầu còn có nhiều lý do để lo lắng. Cụ thể, các nước trong khối OPEC+ vẫn đang cố gắng giữ giá càng gần mức 100 USD/thùng càng tốt. Trong khi đó, nguồn cung dầu ngoài OPEC, bao gồm cả nhiên liệu sinh học, tiếp tục tăng.

Tuy vậy, theo chuyên gia này, tăng trưởng nhu cầu dầu vẫn có triển vọng cho năm 2024, tuy không nhiều như các nhà dự báo lạc quan đã hy vọng. Thực tế, nhu cầu dầu đang trên đà đạt được mức tăng 1,2 triệu thùng mà IEA dự đoán, lập kỷ lục hơn 103 triệu thùng mỗi ngày. Kết luận bài viết, ông Javier Blas đã nói: “Sự tập trung vào nhu cầu dầu sụt giảm là sai chỗ.

Tình hình giá xăng dầu trong nước và thế giới ngày 15/5/2024

Giá dầu thế giới hôm nay tiếp tục tăng nhẹ. Cụ thể, trên sàn Oilprice, giá dầu Brent giao tháng 7 đang ở mức 82,7 USD/thùng, tăng 0,39% so với phiên hôm trước. Giá dầu WTI giao tháng 6 đang ở mức 78,39 USD/thùng, tăng 0,47% so với phiên mở cửa ngày hôm trước.

Trong nước, giá xăng dầu hôm nay ngày 15/5/2024 được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 9/5 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương. Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 giảm xuống mốc 22.623 đồng/lít; xăng RON 95 xuống mốc 23.544 đồng/lít.

Trong phiên điều chỉnh lần này, giá dầu đồng loạt giảm. Cụ thể, giá dầu diesel xuống mốc 19.847 đồng/lít; dầu hỏa xuống mốc 19.701 đồng/lít. Dầu mazut cũng được điều chỉnh giảm 160 đồng/kg xuống mốc 17.503 đồng/kg.

Phú Quý (theo Bloomberg)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá xăng dầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bước tiến lớn của Ai Cập trong ngành dầu khí

Bước tiến lớn của Ai Cập trong ngành dầu khí

Ai Cập đang có những kế hoạch lớn cho tương lai phát triển nhiên liệu hóa thạch của mình với một số cuộc đấu giá và khoản đầu tư lớn vào ngành dầu khí.
Giá dầu giảm khi nhà đầu tư vẫn lo ngại về thuế

Giá dầu giảm khi nhà đầu tư vẫn lo ngại về thuế

Giá dầu giảm ngày 10/3 do lo ngại về thuế nhập khẩu của Mỹ đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu nhiên liệu, cùng với sản lượng tăng từ OPEC+.
Sau sắp xếp, Petrovietnam sẽ thành lập một đơn vị mới để thực hiện dự án đặc biệt

Sau sắp xếp, Petrovietnam sẽ thành lập một đơn vị mới để thực hiện dự án đặc biệt

Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng quốc gia (Petrovietnam) dự kiến sẽ thành lập một đơn vị mới để thực hiện dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Dự báo giá dầu năm 2025/2026 có nguy cơ giảm

Dự báo giá dầu năm 2025/2026 có nguy cơ giảm

Nguồn cung dầu thô cao hơn dự kiến và nhu cầu có khả năng suy giảm đang tạo ra rủi ro giảm đối với dự báo giá dầu cho năm 2025/2026.
Giá dầu tăng khi Mỹ hủy giấy phép của Chevron tại Venezuela

Giá dầu tăng khi Mỹ hủy giấy phép của Chevron tại Venezuela

Giá dầu tăng vào 27/2 khi mối lo ngại về nguồn cung quay trở lại sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hủy giấy phép hoạt động của Chevron tại Venezuela.

Tin cùng chuyên mục

Petrovietnam nộp ngân sách

Petrovietnam nộp ngân sách 'khủng' ngay tháng đầu năm 2025

Ngay đầu năm 2025, Petrovietnam đã bứt tốc, hoàn thành và vượt hàng loạt chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh, đóng góp hơn 10,3 nghìn tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước.
Thuế quan Trung Quốc sẽ cản trở xuất khẩu LNG của Mỹ?

Thuế quan Trung Quốc sẽ cản trở xuất khẩu LNG của Mỹ?

Cuộc chiến thương mại giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bắc Kinh đang đặt ra mối đe dọa mới đối với các dự án xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ.
Petrovietnam bứt phá trong kỷ nguyên năng lượng mới

Petrovietnam bứt phá trong kỷ nguyên năng lượng mới

Petrovietnam đã có những bước chuyển mình quan trọng, chuyển đổi số, đa dạng hóa hoạt động, trở thành tập đoàn năng lượng hiện đại và bền vững.
Bộ Công Thương kiểm tra nguồn cung xăng dầu Tết Ất Tỵ

Bộ Công Thương kiểm tra nguồn cung xăng dầu Tết Ất Tỵ

Sáng 25/1, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Công Thương kiểm tra, làm việc về tình hình cung ứng xăng dầu Tết Ất Tỵ 2025 tại Hà Nội.
Petrovietnam muốn

Petrovietnam muốn 'bắt tay' các đối tác Czech phát triển năng lượng

Petrovietnam và đơn vị thành viên PV Power muốn đối tác Czech trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và cơ hội hợp tác phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng xanh...
Kiến nghị chỉnh sửa quy định ứng phó sự cố tràn dầu

Kiến nghị chỉnh sửa quy định ứng phó sự cố tràn dầu

Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị chỉnh sửa quy định về thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo quy mô lưu trữ.
Petrovietnam ra quân quyết tâm hoàn thành dự án nhiệt điện lớn tốp đầu Đồng bằng sông Cửu Long

Petrovietnam ra quân quyết tâm hoàn thành dự án nhiệt điện lớn tốp đầu Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 6/1/2025, Petrovietnam tổ chức ra quân đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành Dự án Nhiệt điện Long Phú 1 có công suất lớn hàng đầu ĐBSCL.
Chủ tịch Petrovietnam nêu thông điệp để đổi mới giá trị cốt lõi

Chủ tịch Petrovietnam nêu thông điệp để đổi mới giá trị cốt lõi

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) thống nhất mục tiêu, hành động, định hướng chiến lược phát triển đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số, vì sự trường tồn...
Vượt khủng hoảng lớn nhất lịch sử, Petrovietnam tăng trưởng ngoạn mục

Vượt khủng hoảng lớn nhất lịch sử, Petrovietnam tăng trưởng ngoạn mục

Đứng trước khủng hoảng lớn nhất lịch sử của tập đoàn, song từ 2020 đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã có bước phục hồi và tăng trưởng vượt bậc
Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Mô hình kho LNG trung tâm được coi là giải pháp tối ưu hóa hạ tầng kho chứa, cảng biển; tăng hiệu quả, chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia.
Phản ứng của thị trường dầu sau quyết định hoãn tăng sản lượng của OPEC+

Phản ứng của thị trường dầu sau quyết định hoãn tăng sản lượng của OPEC+

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) hôm 5/12 đã quyết định hoãn việc tăng sản lượng dầu mỏ thêm 3 tháng.
Quan chức OPEC+ hé lộ kế hoạch giảm sản lượng dầu trong năm 2025

Quan chức OPEC+ hé lộ kế hoạch giảm sản lượng dầu trong năm 2025

Theo Bloomberg, một số quan chức trong khối OPEC+ đang cân nhắc duy trì cắt giảm sản lượng trong năm 2025, do lo ngại về dư thừa nguồn cung dầu.
Những quyết sách

Những quyết sách 'mở đường' cho Petrovietnam vươn mình

Dưới ánh sáng soi đường của Đảng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã có những bước tiến thần tốc, góp phần bảo đảm an ninh kinh tế, năng lượng...
Điều gì đã làm giá dầu thế giới hôm nay

Điều gì đã làm giá dầu thế giới hôm nay 'hạ nhiệt' sau một tuần biến động?

Theo Bloomberg, giá dầu thế giới hôm nay đã 'hạ nhiệt', do tiến trình đàm phán hòa bình tại Lebanon và tuyên bố từ ứng cử viên Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ.
Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Chiều 21/11, tại Bộ Công Thương, Vụ Thị trường trong nước có buổi làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ (USGC) về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp dầu mỏ doanh thu lớn nhất thế giới

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp dầu mỏ doanh thu lớn nhất thế giới

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) vừa ký thỏa thuận khung hợp tác trong lĩnh vực thương mại dầu khí với Tập đoàn dầu khí Saudi Arabia (Saudi Aramco).
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thiết lập loạt kỷ lục mới, đóng góp 9,2% GDP cả nước

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thiết lập loạt kỷ lục mới, đóng góp 9,2% GDP cả nước

Từ năm 2020 trở lại đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã liên tục thiết lập nhiều kỷ lục về sản xuất kinh doanh, trong đó có nộp ngân sách 9,2% GDP.
Cuộc chiến năng lượng của Nga sau 3 năm chiến sự

Cuộc chiến năng lượng của Nga sau 3 năm chiến sự

Năng lượng là nguồn thu quan trọng của Nga giúp nước này vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Petrovietnam về đích nộp ngân sách cả năm 2024 trước 3 tháng

Petrovietnam về đích nộp ngân sách cả năm 2024 trước 3 tháng

9 tháng đầu năm 2024, Petrovietnam đã đạt 736,5 nghìn tỷ đồng tổng doanh thu và hoàn thành nộp 115,2 nghìn tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.
Arab Saudi ‘tung đòn chí mạng’ vào thị trường dầu Nga

Arab Saudi ‘tung đòn chí mạng’ vào thị trường dầu Nga

Arab Saudi được cho chuẩn bị từ bỏ mục tiêu giá dầu thô 100 USD/thùng khi nước này chuyển sang tăng sản lượng, cho thấy họ chấp nhận mức giá thấp hơn.
Mobile VerionPhiên bản di động