Thứ hai 25/11/2024 04:41

Ô nhiễm nguồn nước mở rộng lên cả vùng thượng nguồn

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia cho thấy, ô nhiễm và suy thoái chất lượng nước tiếp tục xảy ra ở vùng trung lưu và hạ lưu, thậm chí, có xu hướng mở rộng phạm vi lên một số khu vực thượng nguồn, vùng nông thôn...
Ô nhiễm nguồn nước có xu hướng mở rộng cả ra một số khu vực thượng nguồn - Ảnh minh họa

Chiều ngày 29/9, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Lễ công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 - 2015.

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 đánh giá tổng quan hiện trạng môi trường Việt Nam, từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội; nguyên nhân; các nguồn tác động chính lên môi trường; diễn biến chất lượng môi trường đất, nước, không khí và đa dạng sinh học. Báo cáo cũng phân tích những tác động của ô nhiễm môi trường và những đáp ứng của công tác quản lý, từ đó, đề xuất những định hướng, giải pháp phù hợp cho giai đoạn tiếp theo.

Theo báo cáo do ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường trình bày, đánh giá về hiện trạng môi trường Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2015 cho thấy, với sự nỗ lực trong công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm, chất lượng môi trường nước, không khí, cảnh quan môi trường của một số khu vực đô thị đã được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nơi, chất lượng môi trường đang tiếp tục suy giảm. Tại các điểm, nút giao thông, các công trường, khu vực xây dựng, ô nhiễm không khí có dấu hiệu gia tăng, nhất là các đô thị lớn.

Ô nhiễm và suy thoái chất lượng nước tiếp tục xảy ra ở vùng trung lưu và hạ lưu (đặc biệt là các đoạn chảy qua khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề), thậm chí, ô nhiễm còn có xu hướng mở rộng phạm vi lên một số khu vực thượng nguồn, vùng nông thôn.

Hiện tượng xâm nhập mặn ở vùng hạ lưu, cửa sông diễn ra khá phổ biến trong những năm gần đây tại vùng Tây Nam bộ, Đông Nam bộ và duyên hải miền Trung. Chất lượng nước biển ven bờ bị ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực do ảnh hưởng của các hoạt động phát triển kinh tế ven biển.

Đặc biệt sự cố môi trường biển một số tỉnh miền Trung vào tháng 4 vừa qua diễn ra trên diện rộng, gây hậu quả lớn về kinh tế, xã hội, môi trường trước mắt và lâu dài. Thêm vào đó, vấn đề biến đổi khí hậu, thiên tai, sự cố môi trường và các vấn đề môi trường xuyên biên giới có xu hướng gia tăng, ngày càng phức tạp đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác bảo vệ môi trường.

Theo Vnmedia

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/11/2024: Có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 23/11/2024: Bắc Bộ nhiệt độ hạ thấp, Nam Bộ ngày nắng

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Biển Đông có gió Đông Bắc hoạt động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/11/2024: Miền Trung có mưa lớn

Vì sao đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng?

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Có mưa rào và dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 21/11/2024: Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi cục bộ có mưa to

Dự báo thời tiết biển hôm nay 20/11/2024: Áp thấp nhiệt đới ở Bắc Biển Đông

Cập nhật tin thời tiết hôm nay: Bão số 9 suy yếu thành vùng áp thấp trên biển Đông

Dự báo thời tiết hôm nay 20/11/2024: Miền Bắc giảm nhiệt, trời rét vào đêm và sáng sớm

Ban hành kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

Dự báo thời tiết hôm nay: Rét đậm, rét hại kéo dài ở Bắc Bộ

Cập nhật tin bão trên biển Đông – Cơn bão số 9

Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/11/2024: Bắc Biển Đông có mưa bão

Dự báo thời tiết hôm nay 19/11/2024: Trung Bộ mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/11/2024: Bắc Biển Đông có mưa bão

Tin bão số 9 - siêu bão Man-yi trên Biển Đông

Dự báo thời tiết hôm nay 18/11/2024: Miền Bắc đêm và sáng sớm trời rét

Bão Manyi sắp vào Biển Đông, Bộ NN&PTNT chỉ đạo ứng phó

Thời tiết biển hôm nay 17/11/2024: Có gió mạnh sóng lớn và mưa dông