Thứ ba 26/11/2024 06:23

Nhà máy thủy điện Hòa Bình: Viết tiếp bản hùng ca

Từng là công trình thủy điện lớn nhất trên dòng sông Đà, Nhà máy Thủy điện (NMTĐ) Hòa Bình không chỉ làm tốt nhiệm vụ cung cấp điện cho sự phát triển của đất nước, mà còn là niềm tự hào của ngành điện Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Minh - Giám đốc Thủy điện Hòa Bình (phải) ký kết hợp đồng gói thầu

Với sự giúp đỡ của Liên Xô, năm 1994, NMTĐ Hòa Bình đã hoàn thành xây dựng. Sở hữu 8 tổ máy (tổng công suất 1.920 MW), NMTĐ Hòa Bình đã cơ bản giải quyết được tình trạng thiếu điện ở nước ta, trở thành một “Điện Biên Phủ trên mặt trận kinh tế”. Với hồ chứa khoảng 9 tỷ m3 nước, hồ thủy điện Hòa Bình đã cắt được những cơn lũ lớn, tình trạng ngập lụt ở khu vực Đồng bằng sông Hồng về cơ bản được giải quyết, giao thông đường thủy phát triển... Kết quả đó mang lại những giá trị nhân văn lớn, tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội cũng như cuộc sống của hàng triệu người dân.

Dù chuyên gia Liên Xô đã trợ giúp công nhân Việt Nam rất nhiều, kể cả khi xây dựng lẫn khi vận hành nhà máy, nhưng công nhân NMTĐ Hòa Bình vẫn rất nỗ lực học hỏi để tiếp cận công nghệ sau khi các chuyên gia này về nước. Sau hơn 33 năm vận hành, Công ty Thủy điện Hòa Bình đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước. Đặc biệt, năm 1993, khi không còn chuyên gia Liên Xô, cán bộ, kỹ sư và công nhân nhà máy đã ứng dụng, làm chủ tiến bộ khoa học - kỹ thuật, hợp lý hóa dây chuyền sản xuất, quản lý, vận hành công trình an toàn và hiệu quả.

Mặc dù điều kiện thủy văn không thuận lợi, nhưng công trình Thủy điện Sơn La hoàn thành cùng việc vận hành nhà máy bảo đảm phương thức an toàn, kinh tế trong điều kiện kỹ thuật cho phép nên nhà máy luôn phát lên lưới với sản lượng điện cao. Để hoàn thành kế hoạch cấp trên giao, toàn thể cán bộ, công nhân viên luôn cố gắng vượt bậc, bảo đảm tiến độ sửa chữa thiết bị, vận hành công trình an toàn, kinh tế; thực hiện nghiêm túc quy trình, quy phạm, nội quy kỷ luật lao động, chế độ kiểm tra định kỳ thiết bị, kịp thời phát hiện và nhanh chóng khắc phục các khiếm khuyết và chế độ làm việc không bình thường; phối hợp chặt với Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Bắc (A1), Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0), bảo đảm công trình vận hành an toàn, kinh tế.

Từ khi Thủy điện Sơn La đi vào vận hành, hàng năm, Công ty Thủy điện Hòa Bình phát lên lưới điện quốc gia 9 - 10 tỷ kWh… Thủy điện Hòa Bình là một trong những nhà máy điện đóng góp sản lượng điện cao nhất, nhì trong hệ thống. Đến nay, NMTĐ Hòa Bình đã phát sản lượng điện đạt 200 tỷ kWh, góp phần đắc lực và khẳng định vai trò không thể thay thế trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm, công ty đã phát lên hệ thống điện 3,244 tỷ kWh, bằng 70% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài nhiệm vụ sản xuất điện năng, công ty còn tham gia điều chỉnh tần số và điện áp, duy trì ổn định chất lượng điện năng cho cả hệ thống điện Việt Nam, điều áp cho hệ thống 500kV Bắc - Nam, bảo đảm cung cấp điện cho Thủ đô Hà Nội trong mọi tình huống.

Viết tiếp bản hùng ca trên dòng sông Đà hùng vỹ, NMTĐ Hòa Bình đã và đang khẳng định vai trò “anh cả” không thể thay thế trong việc cấp điện, cấp nước cho tưới tiêu và điều tiết lũ cho vùng hạ du; cải thiện điều kiện giao thông đường thủy để tàu 1.000 tấn có thể đi lại... Thời gian tới, khi Dự án mở rộng NMTĐ Hòa Bình được hoàn thành, lợi ích từ công trình này mang lại cho đất nước chắc hẳn sẽ còn lớn hơn rất nhiều.

Mỗi năm, NMTĐ Hòa Bình cung cấp cho hệ thống điện quốc gia khoảng 10 tỷ kWh. Tính đến 20h55 phút ngày 14/6/2017, NMTĐ Hòa Bình chính thức đạt mốc sản lượng 210 tỷ kWh điện cung cấp cho hệ thống điện quốc gia - mốc sản lượng mà đến nay chưa có NMTĐ nào ở Việt Nam đạt được.

Hồng Lý

Tin cùng chuyên mục

Công ty Điện lực Bạc Liêu tập trung đầu tư vào hạ tầng lưới điện

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?