Thứ tư 27/11/2024 11:57

Nam Định, đi tìm nguyên nhân hàng trăm tấn ngao giấy dạt bờ biển

Hiện tượng hi hữu hiếm gặp, những ngày qua lượng ngao giấy khổng lồ đã “cập biển” tỉnh Nam Định. Vậy đâu là nguyên nhân hàng trăm tấn ngao giấy dạt bờ biển.

Hiện tượng ngao giấy trôi dạt vào bờ biển một cách bất thưởng chủ yếu ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, tập trung tại khu vực bãi bồi ngập mặn Cồn Lu (thuộc địa bàn xã Giao Xuân, Giao Hải và Giao Long).

Ngày 30/9, lãnh đạo Chi cục Thủy sản (Sở NN &PTNT) tỉnh Nam Định đã kiểm tra thực tế khu vực bãi bồi ngập mặn Cồn Lu huyện Giao Thủy - nơi ghi nhận số lượng ngao giấy lớn trôi dạt vào đây. Chi cục Thủy sản đã xuống kiểm tra lấy mẫu đất, mẫu nước, mẫu ngao để xét nghiệm và tìm nguyên nhân.

Chi cục Thủy sản tỉnh Nam Định đã kiểm tra thực tế khu vực bãi bồi Cồn Lu

Khu vực bãi bồi ngập mặn Cồn Lu rộng hàng trăm ha gần như phủ kín ngao giấy trên mặt cát. Một số vị trí ngao giấy được sóng biển đẩy vào, chất cao thành đống, kéo dài cả chục mét. Tàu thuyền của ngư dân cũng đã tập trung về đây để chở ngao vào bờ tiêu thụ.

Trong những ngày qua, người dân huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định xem đây là “lộc biển” nên hàng trăm người đã tập trung tại khu vực Cồn Lu để thu gom ngao giấy, thậm chí không ít gia đình gác lại những công việc khác để đi thu gom ngao. Thời điểm mới phát hiện ngao dạt vào bờ, tỷ lệ ngao còn sống chiếm khoảng 50%, nhiều gia đình huy động cả nhà đi nhặt, vớt ngao thu về vài triệu đồng. Tuy nhiên tỷ lệ ngao giấy sống giảm mạnh còn khoảng 30% vào ngày 30/9 nên thu nhập cũng kém đi đôi chút. Được biết, hầu hết những con ngao giấy nhỏ bị sóng đánh dạt vào bờ đều chết. Những con ngao giấy to chịu được sức đập của sóng nên vẫn còn sống.

Bước đầu, cơ quan chức năng tỉnh Nam Định xác định, hiện tượng ngao giấy trôi dạt vào khu vực này là hiện tượng bình thường và đã xảy ra một số lần trước đây sau những trận bão lớn nhưng số lượng ít. Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Nam Định, ông Hoàng Mạnh Hà lý giải, loài ngao giấy có tập tính khi môi trường nước, đất có sự thay đổi thì trồi lên khỏi mặt đất và có xu hướng di cư đi chỗ khác. Do ảnh hưởng của bão số 4, sóng to, nước lớn nên ngao bị trôi dạt vào bờ biển huyện Giao Thủy. Trước đây, hiện tượng này đã được ghi nhận tại khu vực bờ biển tỉnh Nam Định, dù những lần trước số lượng ngao không lớn.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Nam Định

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu