Mùa xuân khơi nguồn nguyên khí quốc gia

Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn.

Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết…”. Đó là những dòng chữ được khắc trên tấm bia Tiến sĩ đầu tiên dựng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám khoa thi mùa xuân năm 4442 do Đại học sĩ Thân Nhân Trung (1419- 1499), Lại bộ Thượng thư, Tế tửu Quốc Tử Giám thời vua Lê Thánh Tông biên soạn. Vị minh quân của triều Lê đã chọn ông làm thầy dạy các hoàng tử. Trong số các nhà thơ tài năng của hội “Tao Đàn Nhị thập bát tú” do chính Lê Thánh Tông làm Chánh Đô Nguyên súy, Thân Nhân Trung được phong Phó Đô Nguyên súy và giao ông chăm lo đào tạo, kén chọn hiền tài cho triều đình.

Chính nhờ truyền thống coi trọng nguyên khí quốc gia mà lịch sử dân tộc Việt Nam dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn xuất hiện những bậc hiền tài giúp đất nước bảo vệ, mở mang bờ cõi, giữ vững độc lập với cuộc sống yên bình, thịnh vượng. Và hôm nay, từ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Chính phủ đang triển khai Chiến lược đào tạo, trọng dụng hiền tài, đáp ứng kịp thời cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Mùa xuân khơi nguồn nguyên khí quốc gia
Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế trong năm 2020

Mùa xuân năm Tân Sửu 2021, mọi người Việt Nam cảm nhận sâu sắc ý nghĩa của sức sống mới đầy tự hào khi mà cả thế giới đang phải đương đầu với những biến chủng cực kỳ nguy hiểm của đại dịch Covid-19, dù đã có vắc-xin, nhiều quốc gia phải đóng cửa, phong tỏa, hạn chế đi lại, kinh tế giảm sút nghiêm trọng thì Việt Nam vẫn là một trong số ít quốc gia có ca nhiễm thấp. GDP tăng trưởng 2,91% trong năm 2020 và dự báo tiếp tục tăng trong năm 2021. Hiện tượng Việt Nam là cách thế giới ngợi ca, coi là hình mẫu về thực hiện mục tiêu kép và cả trong xóa đói giảm nghèo với hơn 8 triệu người nghèo và cận nghèo đã vươn lên phú túc trong 5 năm qua, tạo nên những vườn hoa nhân ái cao đẹp khắp đất nước chào đón mùa xuân đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Chính phủ đã chỉ đạo các ngành đáp ứng nguyện vọng của hàng trăm ngàn người Việt từ hơn 70 quốc gia đã được trở về sum họp vui Tết với gia đình với trên 300 chuyến bay và nhiều phương tiện khác là một cố gắng rất lớn.

Có thể nói, năm Canh Tý 2020 Việt Nam rất thành công trong việc thực hiện mục tiêu kép, vừa chiến thắng dịch bệnh vừa tăng trưởng kinh tế nhờ sự nỗ lực sáng tạo của nhiều nhà khoa học, kỹ thuật, sự năng động của hàng trăm ngàn nhà doanh nghiệp đã thể hiện bản lĩnh kiên định, quyết liệt, tài hoa - nhanh chóng thích nghi với những khó khăn chưa có tiền lệ, đáp ứng kịp thời những Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, chuyển đổi cơ cấu tăng trưởng trong xuất khẩu, đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, đưa công nghệ cao áp dụng trong chế tạo thiết bị, phụ tùng, khai khoáng, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, chế biến, dịch vụ... tận dụng những thế mạnh về cảng biển, phát triển kho bãi lớn, vậån chuyển nhanh trong xuất nhập khẩu…

Cùng với những nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, bãi bỏ văn bản, điều kiện cản trở sản xuất, kinh doanh, Chính phủ đã có nhiều chủ trương quan trọng thu hút thêm nhiều nguồn vốn trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn từ giảm thuế, giảm lãi suất, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp cùng dốc sức tăng tốc đầu tư công với gần 467.000 tỷ đồng, tăng 34,5% so với năm trước. Nhờ đổi mới quản lý vĩ mô, cải cách thể chế, giảm nhiều thủ tục phiền hà, tạo điều kiện cho hàng ngàn dự án được triển khai sớm, đồng thời tổ chức với quy mô lớn đào tạo mới và đào tạo lại nguồn lao động có tay nghề cao phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thu hút thêm nhiều dự án công nghệ cao ở nước ngoài chuyển vào Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2020 đã có 2.523 dự án FDI được cấp phép mới đầu tư vào Việt Nam, đạt 28,5 tỷ USD.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã rất sáng tạo trong việc chọn lựa những mặt hàng xuất khẩu mới, đáp ứng kịp thời những Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mở ra nhiều nhu cầu cao từ thị trường chung châu Âu, đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên gần 544 tỷ USD, xuất siêu 19,1 tỷ USD… Từ thực tiễn cơ cấu lại hàng xuất khẩu, Chính phủ đã chỉ đạo đẩy mạnh đầu tư cho cơ giới hóa, điện khí hóa nông thôn, đưa Việt Nam trở thành một cường quốc nông nghiệp. Năm 2020, Việt Nam đã xuất khẩu trên 6,3 triệu tấn với giá gạo ngon 5% tấm cùng loại đạt cao hơn Thái Lan 27 USD/tấn, cao hơn Ấn Độ 15 USD/tấn, cao hơn Pakistan 80 USD/tấn. Mới đây tại Cần Thơ đã tổ chức xuất khẩu 1.600 tấn gạo ngon với giá 680 - 750 USD/tấn. Đây là mức kỷ lục giá gạo Việt Nam đạt được suốt 30 năm qua nhờ sự phát triển của khoa học, công nghệ chế biến giúp người nông dân chống chọi thành công với hạn hán, ngập mặn, bão lụt…

Trong tình hình dịch bệnh căng thẳng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thể hiện bản lĩnh cao cường, không để công nhân thiếu việc làm và bảo đảm sự an toàn mọi nơi sản xuất, giữ vững nếp sống công nghiệp hiện đại. Đúng là “một người biết lo cho cả kho người làm”.

Cũng trong năm 2020, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ trong những gói hỗ trợ đã kịp thời giúp hàng trăm ngàn doanh nghiệp không bị đình trệ sản xuất. Tốc độ tăng vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước năm 2020 cao nhất trong 10 năm qua, tăng 5,7 % so với năm 2019, đưa vốn đầu tư toàn xã hội đạt gần 2.165.000 tỷ đồng, bằng 34,4% GDP; trong đó vốn khu vực Nhà nước chiếm 33,7%, khu vực tư nhân 44,9%, khu vực đầu tư nước ngoài 21,4%.

Mùa xuân Tân Sửu 2021, nhân dân cả nước đón nhận tin vui từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, chọn được Ban Chấp hành mới có đủ tài đức để đảm đương những nhiệm vụ quan trọng, mở ra phương hướng phát triển toàn diện đất nước vượt qua những khó khăn mang tính toàn cầu về kinh tế, về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh. Đặc biệt là mục tiêu đầu tư cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo nhân tài. Bộ Nội vụ vừa cho công bố Dự thảo Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài không phân biệt là đảng viên hay ngoài Đảng, người Việt trong nước hay ở nước ngoài, bảo đảm cơ hội bình đẳng cho nhân tài được cống hiến và đãi ngộ xứng đáng để lấy ý kiến, thể hiện quan điểm rất mới về trọng dụng hiền tài của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nhiều chuyên gia của các tổ chức thế giới đánh giá cao nhiều điểm sáng trong bản dự thảo sâu sắc này, nhất là việc tạo mọi điều kiện để người tài được thực hiện hoài bão tốt đẹp với chất lượng cao nhất, không phân biệt người tài đó xuất thân thế nào, sinh sống ở đâu - lần đầu tiên chủ nghĩa lý lịch bị loại bỏ với mọi hiền tài của đất nước. Điều này có ý nghĩa như khơi nguồn nguyên khí quốc gia trong mùa xuân mới. Dự thảo chiến lược trọng dụng nhân tài đang được đông đảo nhân dân hoan nghênh, mà theo một nhà báo Anh thì đây là những tín hiệu tốt lành báo hiệu mùa xuân của tầm cao đổi mới ở Việt Nam. Ngân hàng Thế giới (WB) nhận xét: Việt Nam đang đứng trong top 5 của thế giới và top 3 của châu Á có sức tăng trưởng cao nhất sẽ vươn lên mạnh mẽ hơn nữa trong năm Tân Sửu 2021, với mức tăng trưởng từ 6,5 đến 8%.

Nhà văn Võ Khắc Nghiêm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.
Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5/2024 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân làm việc trên công trường một số dự án cao tốc trọng điểm, ngày 29/4.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và cắt băng khánh thành dự án tại điểm cầu ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận thuộc dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, thăm hỏi, động viên người dân Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng Ninh Thuận sẽ hiện thực hóa thành công Quy hoạch vừa được phê duyệt, vượt lên mạnh mẽ, phát triển nhanh, bền vững.
Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Sáng 28/4, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận năm 2024.
Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài tuyến khoảng 65km, sẽ góp phần nâng cao khả năng khai thác tuyến cao tốc Bắc-Nam.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam vẫn chỉ xoay quanh mốc 50 điểm, đây là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế chưa thể khởi sắc.
Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024), nhiều địa phương tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa.
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

BCH Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Ngày 25/4/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3.
Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động