Một đầu mối về nợ công tăng hiệu quả, gắn trách nhiệm

Thảo luận tại diễn đàn Quốc hội ngày 16/6/2017 về quyền hạn, trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan đến nợ công, nhiều ý kiến cho rằng, nên rút về một đầu mối quản lý nợ công để gắn trách nhiệm, nâng cao hiệu quả.
Một đầu mối về nợ công tăng hiệu quả, gắn trách nhiệm
Nợ công luôn cao ngoài dự kiến. Ảnh minh họa

Dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) đang được Quốc hội cho ý kiến để hoàn thiện và thông qua vào kỳ họp tiếp theo, trong đó giao Bộ Tài chính giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công, chủ trì đàm phán ký kết các hiệp định thỏa thuận vay cụ thể, còn Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất quản lý vốn vay ODA, Ngân hàng Nhà nước thì chủ trì đàm phán, ký kết các hiệp định vay ODA với các tổ chức tài chính quốc tế.

Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, phân công nhiệm vụ như vậy không dẫn đến xáo trộn bộ máy quản lý hiện hành. Việc tiếp tục giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì đàm phán các hiệp định vay là có cơ sở vì thực tế thời gian qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn làm tốt nhiệm vụ này. Những vấn đề bất cập trong quản lý, sử dụng ODA như năng lực thực hiện, quản lý dự án, bố trí nguồn đối ứng không kịp thời… không phải do NHNN yếu kém mà thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, bộ, ngành khác. Hơn nữa, NHNN là đại diện chính thức của Việt Nam tại Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), việc giao NHNN chủ trì đàm phán, ký kết hiệp định vay ODA với các tổ chức này sẽ thuận lợi, bảo đảm tính chuyên nghiệp…

Tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng, cần có một cơ quan đầu mối tổng hợp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công. Theo Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ), nếu để 3 cơ quan quản lý về nợ công như hiện nay sẽ rất khó khắc phục được những bất cập. Thực tế cho thấy, sự phối hợp giữa các cơ quan này chưa bao giờ thông suốt; “bức tranh” nợ công phải lắp ghép từ nhiều mảnh nên không hoàn chỉnh, không kịp thời, việc vay và sử dụng ODA chưa bao giờ kiểm soát được, luôn vượt dự toán đẩy bội chi nợ công lên cao ngoài dự kiến, chưa gắn được trách nhiệm vay, phân bổ vốn vay với trách nhiệm cân đối nguồn để trả nợ, trách nhiệm khi xảy ra thất thoát, lãng phí.

Đại biểu Hàm và một số đại biểu khác cho rằng, để một đầu mối quản lý về nợ công sẽ tốt hơn, thuận lợi hơn vì có thể gắn được trách nhiệm vay, trách nhiệm phân bổ, trách nhiệm sử dụng với trách nhiệm cân đối nguồn trả nợ cũng như trách nhiệm khi để thất thoát, lãng phí. Để một đầu mối sẽ giảm được biên chế, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, tăng tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức. Điều này cũng góp phần làm tăng niềm tin và giảm phiền hà cho người vay, giảm chi phí vay và điều kiện vay cho đơn vị sử dụng vốn vay, nhất là vay ODA khi chỉ phải làm việc với một đầu mối thay vì nhiều đầu mối.

Giải trình trước Quốc hội về quyền hạn, trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan đến nợ công theo dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, yêu cầu đối với quản lý nợ công là cần hoàn thiện thể chế, chính sách và bộ máy đảm bảo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan, từ đó kiểm soát toàn diện rủi ro và nâng cao hiệu quả quản lý.

Làm rõ thêm quan điểm một đầu mối về nợ công, ông Dũng cho biết, WB hiện có tổng cộng 185 nước thành viên, trong đó 118 nước do người đứng đầu ngành tài chính làm đại diện, chỉ có 6 nước do người đứng đầu ngân hàng trung ương làm đại diện (bao gồm Việt Nam), 61 nước khác do người đứng đầu ngành ngoại giao, thương mại và ngành khác làm đại diện. Tương tự ADB tổng cộng có 67 nước thành viên, trong đó có 48 nước do người đứng đầu ngành tài chính làm đại diện, chỉ có 5 nước do người đứng đầu ngân hàng trung ương làm đại diện (gồm Việt Nam), 13 nước khác do người đứng đầu các bộ, ngành khác làm đại diện.

Theo ông Dũng, xu hướng chung của thế giới phần lớn vấn đề nợ công đầu mối đều được đưa về Bộ Tài chính. Dù vậy, ông Dũng cũng cho hay, quan điểm một đầu mối về nợ công đối với Bộ Tài chính là đưa về Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước hay Văn phòng Chính phủ… cũng được, vấn đề là cần phù hợp với thông lệ quốc tế, và điều quan trọng là từ đó có thể thể quản lý, điều tiết nợ công hiệu quả, gắn được trách nhiệm.

"Chúng ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng, cần tiếp thu những mô hình thích hợp, hiệu quả theo thông lệ quốc tế, không thể cứ mãi một mình một kiểu. Cần phải có sự dũng cảm để thay đổi, thống nhất trong nhận thức, từ đó đưa ra chủ trương và quyết tâm hành động" - ông Dũng phát biểu./.

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lộ diện bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý 1/2024, Top 10 có sự thay đổi đáng kể

Lộ diện bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý 1/2024, Top 10 có sự thay đổi đáng kể

28 ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý 1, hầu hết ngân hàng đều có tăng trưởng lợi nhuận khả quan, chỉ có 8 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận sụt giảm.
Các ngân hàng tiếp tục “bung” gói vay ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp

Các ngân hàng tiếp tục “bung” gói vay ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp

Kích cầu tín dụng, các ngân hàng tiếp tục “bung” các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi cùng chính sách hấp dẫn hướng tới khách hàng cá nhân,doanh nghiệp.
Chủ động lên kế hoạch kinh doanh, VietinBank tự tin với các mục tiêu đề ra năm 2024 và nhiệm kỳ mới

Chủ động lên kế hoạch kinh doanh, VietinBank tự tin với các mục tiêu đề ra năm 2024 và nhiệm kỳ mới

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 và nhiệm kỳ 2024 – 2029 của VietinBank, diễn ra ngày 27/4, đã thông qua các chỉ tiêu và định hướng kinh doanh quan trọng.
Chủ tịch Sacombank phân trần về tin đồn Vạn Thịnh Phát, quả quyết đang làm tất cả vì ngân hàng

Chủ tịch Sacombank phân trần về tin đồn Vạn Thịnh Phát, quả quyết đang làm tất cả vì ngân hàng

"Một dấu chấm, dấu phẩy tôi cũng không liên quan đến bà Trương Mỹ Lan hay Vạn Thịnh Phát. Nếu có tôi đã chẳng còn ngồi đây", Chủ tịch Sacombank nói với cổ đông.
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước

Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước

Báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm đã chỉ ra những tồn tại và kiến nghị xử lý nhiều vi phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân sách.

Tin cùng chuyên mục

Nguồn vốn giá rẻ gia tăng mạnh tại các ngân hàng

Nguồn vốn giá rẻ gia tăng mạnh tại các ngân hàng

Lãi suất bình quân tiền gửi giảm, lượng tiền gửi không kỳ hạn tăng cao cùng với việc tiết giảm chi phí là những yếu tố giúp lãi suất cho vay giảm.
Ngân hàng quyết liệt xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng

Ngân hàng quyết liệt xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng

Không chỉ là thực hiện chủ trương của ngành mà bản thân các ngân hàng cho biết, sẽ có biện pháp quyết liệt hơn trong tái cấu, xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng.
Nhiều giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Nhiều giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới.
Top 30 thương hiệu ngân hàng được yêu thích nhất Việt Nam điểm danh những ngân hàng nào?

Top 30 thương hiệu ngân hàng được yêu thích nhất Việt Nam điểm danh những ngân hàng nào?

Danh sách Top 30 thương hiệu ngân hàng (ngoài quốc doanh) được yêu thích nhất Việt Nam năm 2023 tiếp tục xuất hiện những gương mặt quen thuộc.
Cổ phiếu VIC tăng vọt, VN-Index giữ mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ

Cổ phiếu VIC tăng vọt, VN-Index giữ mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ

Cổ phiếu VIC dẫn đầu đà tăng của thị trường khi đóng góp 2,3 điểm vào chỉ số sau buổi họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với nhiều thông tin tích cực.
Linh hoạt tự động trả góp cùng thẻ tín dụng VPBank

Linh hoạt tự động trả góp cùng thẻ tín dụng VPBank

Với tính năng tự động trả góp giao dịch thẻ tín dụng, khách hàng của VPBank có thêm sự lựa chọn thanh toán, gia tăng tính linh hoạt, mua sắm thông minh.
Bức tranh kinh doanh quý 1 nhiều mảng sáng của các ngân hàng

Bức tranh kinh doanh quý 1 nhiều mảng sáng của các ngân hàng

Kết quả kinh doanh quý 1/2024 của các ngân hàng ghi nhận sự tăng trưởng tốt ở hầu hết các chỉ tiêu, đặc biệt là thu nhập, tổng tài sản, lợi nhuận.
Chủ tịch Bamboo Capital xuất chinh, chuẩn bị nắm một ghế HĐQT Eximbank

Chủ tịch Bamboo Capital xuất chinh, chuẩn bị nắm một ghế HĐQT Eximbank

Việc ông Nguyễn Hồ Nam gia nhập HĐQT Eximbank là động thái cho thấy Bamboo Capital đang tiếp tục củng cố sức ảnh hưởng và tăng cường sự kiểm soát với ngân hàng.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 26/4/2024: 15 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tháng 4

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 26/4/2024: 15 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tháng 4

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 26/4/2024, lãi suất tiết kiệm 26/4, tăng lãi suất huy động, giảm lãi suất huy động, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.
App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền

App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền

Với tính năng bảo mật hai lớp, xác thực sinh trắc học trên App MBBank, người dùng có thể “gấp đôi” an tâm khi chuyển tiền qua ứng dụng ngân hàng.
Chưa đủ cơ sở để chấp thuận việc đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vận hành vào ngày 2/5

Chưa đủ cơ sở để chấp thuận việc đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vận hành vào ngày 2/5

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vào vận hành từ ngày 2/5.
Ngân hàng số ABBank ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch trong quý I/2024

Ngân hàng số ABBank ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch trong quý I/2024

Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng sốđạt 127.382 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 125.108.
Kiểm toán Nhà nước tổ chức Hội nghị sơ kết quy chế phối hợp với một số tỉnh Tây Nam Bộ

Kiểm toán Nhà nước tổ chức Hội nghị sơ kết quy chế phối hợp với một số tỉnh Tây Nam Bộ

Ngày 25/4, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức Hội nghị sơ kết quy chế phối hợp công tác giữa Kiểm toán Nhà nước với một số tỉnh, thành tại Tây Nam Bộ.
Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Ngày 25/4, Ngân hàng Nhà nước tổ chức Họp báo công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024. Theo đó, sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 8/5 tới, tại Hà Nội.
Thị trường giao dịch giằng co, VN-Index đóng cửa sát giá tham chiếu

Thị trường giao dịch giằng co, VN-Index đóng cửa sát giá tham chiếu

Sự thận trọng của nhà đầu tư đã quay trở lại khiến thị trường giao dịch giằng co. Kết phiên, VN-Index giảm 0,64 điểm, tương đương 0,05%, xuống mức 1.204,97 điểm
SSI đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

SSI đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

SSI khẳng định rất quan tâm và không ngừng nâng cao chất lượng bảo mật của hệ thống, luôn cập nhật các phương pháp tấn công mới để rà soát và thích ứng.
Khi nào cổ phiếu của Becamex BCE mới thoát khỏi diện cảnh báo?

Khi nào cổ phiếu của Becamex BCE mới thoát khỏi diện cảnh báo?

Mã cổ phiếu BCE của Công ty CP Xây dựng và Giao thông Bình Dương vẫn đang trong diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm hơn 40 tỷ đồng.
Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định cho VPBank.
Doanh nghiệp không mặn mà, phiên đấu thầu vàng lại bị hủy

Doanh nghiệp không mặn mà, phiên đấu thầu vàng lại bị hủy

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC hôm nay (25/4) lại bị hủy do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Đây là lần thứ hai nhà điều hành hủy đấu thầu vàng.
BIDV chung tay khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp

BIDV chung tay khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp

Chủ đề “Tiếp cận vốn - Khơi thông điểm nghẽn” BIDV và các diễn giả đã chia sẻ kinh nghiệm nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động