Thứ ba 19/11/2024 05:19

Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi): Còn nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, ngày 19/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi).  

Một số quy định vẫn còn khoảng trống

Tại phiên thảo luận các đại biểu nhấn mạnh, đây là dự án Luật rất quan trọng nhằm bảo đảm thực thi Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và các đạo luật khác về tư pháp; bảo đảm thực thi các phán quyết của Tòa án trên thực tế. Bên cạnh đó, dự án Luật Thi hành hình sự (sửa đổi) có tính chất phức tạp, phạm vi điều chỉnh rộng, tác động trực tiếp đến đời sống, an ninh xã hội. Vì vậy, đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình), Nguyễn Tạo (Lâm Đồng), Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng), Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng), Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An)… đề nghị xem xét, thông qua dự án Luật theo quy trình 3 kỳ họp, nhằm bảo đảm chất lượng và tính khả thi.

Đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) tranh luận tại Quốc hội

Đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) cho rằng, dự án luật còn nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu để có tính khả thi hơn và kiến nghị thông qua dự án luật theo trình tự 3 kỳ họp. Cụ thể, về quyết định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù. Tại Điều 25 và Điều 37 dự án luật quy định thi hành án quyết định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù. Tuy nhiên, tại hai điều này chưa quy định đối với trường hợp người được hoãn, đình chỉ chuyển nơi cư trú sẽ được giải quyết theo trình tự nào. “Tôi cho đây là một khoảng trống, dẫn đến quá trình theo dõi, quản lý đối tượng sẽ gặp khó khăn nhất định”- đại biểu Nguyễn Bá Sơn lý giải.

Mặc dù tán thành với đề xuất xem xét thông qua dự án Luật theo quy trình tại 3 kỳ họp song đại biểu Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An) cũng chỉ ra, nếu dự án luật được thông qua theo quy trình 3 kỳ họp thì đến năm 2019 dự án luật mới được thông qua và sớm nhất là đến tháng 12/2019 mới có hiệu lực. Trong khi đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, tức là trong vòng 2 năm chúng ta không có cơ sở pháp lý để tổ chức thi hành các nội dung mới của Bộ luật Hình sự như thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại…Do đó, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm để có giải pháp xử lý phù hợp, tránh tình trạng thiếu cơ sở pháp lý để thi hành các quy định của bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi.

Tranh luận về vấn đề này, đại biểu Phạm Hồng Phong (Hậu Giang), nêu rõ Luật Thi hành án hình sự năm 2010 không quy định việc thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại. Bộ luật Hình sự (sửa đổi) năm 2015 đã có hiệu lực pháp luật vào ngày 1/1/2018 quy định xử lý về hình sự đối với pháp nhân thương mại. Dự thảo Luật Thi hành án hình sự như dự kiến là thông qua 3 kỳ họp thì có hiệu lực ít nhất phải cuối năm 2019. Đặt câu hỏi, trong thời gian chờ đợi Luật Thi hành án hình sự có hiệu lực, cơ quan thi hành án nào thi hành đối với bản án hình sự đối với các pháp nhân thương mại. Vì vậy đại biểu đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau kỳ họp sẽ có nghị quyết hướng dẫn quy định cơ quan thi hành án đối với các bản án hình sự có hiệu lực đối với pháp nhân thương mại.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị thông qua dự án Luật tại 2 kỳ họp, đáp ứng yêu cầu triển khai các quy định tương ứng của Bộ luật Hình sự về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Mặc dù đây là vấn đề mới nhưng có thể tham khảo kinh nghiệm về xử lý vi phạm hành chính đối với pháp nhân thương mại.

Sớm thông qua luật trong 2 kỳ họp

Giải trình làm rõ về thời gian thông qua dự án Luật Thi hành án hình sự, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018, nếu dự án luật này không được thông qua sớm thì một số quy định đã có hiệu lực trong các đạo luật này không được thực hiện cụ thể như việc thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại, việc tha tù trước thời hạn có điều kiện, việc thi hành việc cải tạo không giam giữ, thực hiện án treo... Vì vậy, để đảm bảo việc thực hiện quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thể hiện tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, Ban soạn thảo đề nghị Quốc hội sớm thông qua luật này trong 2 kỳ họp theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 tại Nghị quyết số 34 ngày 8/6/2017 của Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giải trình trước Quốc hội về thời gian thông qua dự án Luật Thi hành án hình sự

Bộ trưởng Bộ Công an lưu ý, chính vì việc sửa đổi, bổ sung phạm vi của luật mà Ban soạn thảo vẫn đề nghị 2 nhiệm kỳ vì luật này rất quan trọng. Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự có giá trị thực tiễn thì khâu cuối là thi hành án hình sự là khâu quan trọng, có giá trị thực tiễn. Quan trọng hơn, đây là điểm tiến bộ thực hiện quyền công dân trong Hiến pháp đã quy định, những quyền công dân càng được thi hành nguyên tắc càng được áp dụng sớm, càng được thực hiện tốt thì càng thuận lợi, đúng các quy định.

Bộ trưởng Bộ Công an bày tỏ, việc thông qua hai kỳ họp, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm định sẽ rất vất vả, nhưng vất vả đó có thể, sớm khắc phục được; còn nếu trong 3 kỳ họp thì mất khoảng 2 năm thì cuối năm 2020, thậm chí năm 2021 luật này có hiệu lực thì thời gian bị kéo dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết về thời gian thông qua luật còn nhiều ý kiến khác nhau. Vì vậy, Đoàn Chủ tịch Quốc hội kỳ họp quyết định lấy phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội ngay trong chiều nay để tổng hợp và sẽ báo cáo Quốc hội vào phiên họp sáng mai (ngày 20/11).

Lan Anh- Quỳnh Nga

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sắp thăm chính thức Malaysia

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ giáo dục

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil

Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Việt Nam - Brazil nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược​​​​​​​

Thủ tướng dự Lễ khánh thành, đặt biển kỷ niệm, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Brazil

Các tập đoàn hàng không vũ trụ, thực phẩm... Brazil muốn mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với tỉnh Cà Mau

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi (Cà Mau)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải phát huy ngoại giao cao hơn, rộng hơn thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Brazil

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản

Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và phát biểu tại APEC lần thứ 31

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam