Thứ ba 19/11/2024 06:40

Long An: Nhiều mặt hàng cấm tiếp tục thẩm lậu qua biên giới

Mặc dù các cơ quan chức năng tỉnh Long An đã tăng cường công tác kiểm tra nhưng hoạt động buôn lậu hàng hóa vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt, gần đây một số mặt hàng cấm như thuốc lá, hàng điện tử, điện lạnh cũ, ma túy thẩm lậu qua biên giới diễn biến phức tạp.

Ông Trần Văn Cần- Chủ tịch UBND kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Long An cho biết, tình hình buôn lậu qua biên giới Long An tuy được các lực lượng chức năng kiểm soát, kìm chế giảm, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, nhiều hàng hóa được đối tượng buôn lậu vận chuyển qua biên giới tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Hàng hóa thẩm lậu qua biên giới Long An phổ biến như quần áo đã qua sử dụng, dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đường cát, rượu, bia, nước giải khát, đồ gia dụng, điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng, thuốc lá điếu. Trong đó, đáng chú ý là mặt hàng ma túy vận chuyển qua biên giới của tỉnh với số lượng lớn, đang có chiều hướng tăng và diễn biến phức tạp. “Chỉ tính từ cuối tháng 2/2019 đến nay, các lực lượng chức năng đã triệt phá 3 chuyên án về buôn lậu ma túy thuộc khu vực biên giới huyện Đức Huệ, Vĩnh Hưng và thị xã Kiến Tường. Bắt giữ 4 đối tượng, thu giữ hơn 70 kg ma túy các loại”, ông Trần Văn Cần cho biết .

Tang vật 12.000 gói thuốc lá nhập lậu phát hiện tàng trữ tại chợ Tân An, tỉnh Long An ngày 1/7/2019

Theo Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Long An, trong 6 tháng đầu năm 2019, các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý 1.751 vụ vị phạm, tăng 235 vụ so với năm 2018. Trong đó có 499 vụ buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng cấm. Số vụ vi phạm giảm 173 vụ, số lượng thuốc lá giảm 176.041 gói (882.470 gói/1.058.511 gói), khởi tố 27 vụ/35 đối tượng (tăng 5 vụ và 9 đối tượng) so cùng kỳ 2018.

Đối với mặt hàng thuốc lá, trong 6 tháng đầu năm 2019 cơ bản được kiểm soát, không còn diễn biến phức tạp như trước đây. Một số địa bàn, luồng tuyến là điểm nóng về buôn lậu trước đây được lực lượng chức năng chốt chặn, triệt phá, đồng thời không để phát sinh, hình thành các tụ điểm, luồng tuyến buôn lậu mới.Tuy nhiên, trong từng thời điểm, trên một số tuyến, địa bàn biên giới của huyện Đức Huệ, một số đối tượng buôn lậu ngoài tỉnh câu kết, móc nối các đối tượng buôn lậu tại địa phương, sử dụng xe ô tô để buôn lậu thuốc lá với số lượng lớn.

Tại biên giới Long An hiện nay, đối tượng buôn lậu thuốc lá không còn sử dụng xe máy, xuồng máy để vận chuyển lậu hàng cấm mà sử dụng xe ô tô, xe tải để vận chuyển với số lượng lớn; hoạt động chủ yếu vào ban đêm hoặc sáng từ 6 giờ đến 7 giờ, chiều từ 17 giờ đến 20 giờ hoặc thời điểm có nhiều phương tiện lưu thông qua lại nhằm qua mắt, tránh sự truy đuổi của các lực lượng chức năng và có nhiều đối tượng sử dụng ma túy khi tham gia vận chuyển hàng lậu. Do đó, khi bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ thường rất manh động, chống đối hoặc tông thẳng xe vào lực lượng để chạy thoát.

Các cơ quan chức năng tăng tần suất kiểm tra, nhiều cuộc tuyên tuyền đến người dân không tiếp tay cho hoạt động buôn lậu được tổ chức nhưng tình hình buôn lậu, vận chuyển hàng cấm qua biên giới vẫn diễn biến phức tạp, gia tăng. Ông Trần Văn Cần cho rằng, tuyến biên giới giáp Campuchia với nhiều đường ngang, ngõ tắt, đường mòn, lối mở nên việc kiểm soát người và phương tiện qua lại biên giới của các cơ quan chức năng có lúc, có nơi còn thiếu chặt chẽ. Đối tượng buôn lậu thường sử dụng ma túy đá khi điều khiển phương tiện vận chuyển hàng lậu, nên rất manh động, gây nguy hiểm cho lực lượng làm nhiệm vụ và người tham gia giao thông. Việc phát hiện, điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới gặp nhiều khó khăn, nhất là chứng minh yếu tố qua biên giới của tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (quy định tại Điều 188, 189 của Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017).

Tang vật ma túy vận chuyển qua biên giới tỉnh Long An bị bắt giữ

Nhằm thực hiện tốt công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, giữ ổn định thị trường, giá cả hàng hóa từ nay đến cuối năm, người đứng đầu lực lượng 389 tỉnh Long An Trần Văn Cần đã chỉ đạo các lực lượng chức năng, xác lập các chuyên án, kế hoạch tập trung vào những đường dây, ổ nhóm, các đối tượng chủ mưu cầm đầu. Xác định đối tượng, lĩnh vực, địa bàn, các mặt hàng trọng tâm, trọng điểm có tầm ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh để xây dựng 8 kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, tích cực tham gia phong trào phòng, chống tội phạm trên địa bàn. Công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, phòng chống các biểu hiện tiêu cực của cán bộ, công chức, các lực lượng chức năng và khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu phải làm nghiêm và kịp thời. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, các hành vi tiếp tay cho buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn.

Trần Thế
Bài viết cùng chủ đề: Buôn lậu

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024

Tuyên Quang: Phát hiện và tạm giữ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu NIKE tại huyện Sơn Dương

Hà Nội: Phát hiện cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm giả mạo nhãn hiệu

Nghệ An: Ngăn chặn vụ vận chuyển trái phép 16,2 kg pháo

Bạc Liêu - Sóc Trăng: Lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành gần 300 cuộc kiểm tra định kỳ

Cục QLTT Tuyên Quang hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cao Bằng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cơ sở kinh doanh trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa

Thanh Hóa: Phát hiện gần 3.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu với giá trị gần 400 triệu đồng

Sóc Trăng: Quản lý thị trường kiểm tra định kỳ phát hiện 22 vụ vi phạm

Hải Dương: Tiêu hủy gần 100 đôi giày thể thao giả mạo nhãn hiệu Adidas

Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chống buôn lậu và gian lận thương mại

Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa 'ghi điểm' với những kết quả nổi bật

Hà Nội: Thu giữ 10.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, Nike, Lacoste

Tuyên Quang: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm

Hoạt động vận chuyển hàng lậu, hàng cấm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn phức tạp

Quản lý thị trường Ninh Bình: Triển khai cao điểm dịp Tết Ất Tỵ 2025