Thứ ba 05/11/2024 16:26

Liên tiếp phát hiện các vụ kinh doanh kit test Covid-19 không rõ nguồn gốc

Lực lượng quản lý thị trường (QLTT) các địa phương thời gian qua đã liên tiếp phát hiện và thu giữ hàng nghìn kit test Covid-19 không rõ nguồn gốc.

Cụ thể, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Cục trưởng Cục QLTT Lạng Sơn về việc tăng cường công tác nắm tình hình địa bàn, tổ chức tiến hành, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với những đối tượng lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp để kinh doanh các loại hàng hóa, vật dụng, trang thiết bị y tế không đảm bảo, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Ngày 3/3/2022, nhận được thông tin từ cơ sở cung cấp có 01 đối tượng là nam giới đang tập kết hàng hóa là các thùng carton có chứa hàng hóa nhập lậu tập kết tại khu vực cổng sau Bến xe phía bắc Lạng Sơn, thuộc thôn Đại Sơn, xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Sau khi thẩm tra, xác minh thông tin, Đội QLTT số 6 đã tiến hành khám đồ vật theo thủ tục hành chính đối với 3 thùng carton.

Tại thời điểm khám, bên trong 3 thùng carton nêu trên có cất giấu 1.200 bộ kiểm tra nhanh kháng nguyên Covid-19 (bộ kit test nhanh Covid-19) loại ngoáy dịch mũi sản xuất ngoài Việt Nam.

Kết quả khám đồ vật, ông Vũ Đức Tuấn có địa chỉ tại khối 7, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn khai nhận là chủ sở hữu của số hàng hóa trên và cho đoàn kiểm tra biết số hàng hóa này không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp, không có giấy kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm của cơ quan y tế. Giá trị ước tính số hàng hóa trên khoảng gần 50.000.000 đồng. Đội QLTT số 6 đã tạm giữ toàn bộ số tang vật trên để tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

QLTT Lạng Sơn tạm giữ 1.200 bộ kít test nhanh Covid-19 do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn, chứng từ

Lãnh đạo Cục QLTT Hà Nội cho biết, đơn vị vừa kiểm tra, thu giữ 3.000 bộ kit test nhanh Covid-19, do nước ngoài sản xuất, không có hoá đơn chứng từ hợp pháp. Theo đó, qua nắm bắt, thu thập thông tin giao bán hàng hóa trên mạng xã hội (zalo, facebook), ngày 2/3, Đội QLTT số 17 thuộc Cục QLTT Hà Nội tiến hành kiểm tra xe ô tô biển kiểm soát 29D-042.70, do ông Nguyễn Ngọc Sơn điều khiển khi đang thực hiện việc giao hàng tại địa chỉ số 166 Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe ô tô này có 3.000 bộ kit test nhanh Covid-19, do nước ngoài sản xuất, không có hoá đơn chứng từ hợp pháp. Chủ hàng là bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh, địa chỉ, tổ 16 phường Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội, ước giá trị lô hàng hoá 180.000.000 đồng. Lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ hàng với số tiền 90.000.000 đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hoá vi phạm trên.

Lực lượng QLTT Hà Nội thu giữ 3.000 bộ kit test nhanh Covid-19 không có hóa đơn chứng từ

Tại Bắc Ninh, sau khi nhận được nguồn tin báo của quần chúng nhân dân, khoảng 15h00’ ngày 28/2/2022, Đội QLTT số 1, Cục QLTT Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Bắc Ninh kiểm tra xe ô tô BKS 89A-123.15 đang dừng đỗ tại khu vực Khu công nghiệp Quế Võ, phường Vân Dương, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Chủ phương tiện là ông Tạ Quân Anh, có địa chỉ tại chợ Nam Sơn, phường Nam Sơn, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đang vận chuyển hàng hóa là mặt hàng kit test Covid-19 có dấu hiệu vi phạm. Đoàn kiểm tra đã đưa phương tiện về trụ sở Đội QLTT số 1 để thực hiện khám phương tiện theo quy định.

Kết quả khám phương tiện phát hiện trên xe có 1.395 bộ kit test Covid-19 do nước ngoài sản xuất. Ông Tạ Quân Anh chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh được tính hợp pháp của hàng hóa. Đội QLTT số 1 đã ra quyết định tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để xác minh, làm rõ tình tiết theo đúng quy định của pháp luật.

Tạm giữ 1.395 bộ Kit test Covid-19 có dấu hiệu vi phạm tại Bắc Ninh

Theo đại diện Tổng cục QLTT (Bộ Công Thương), trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng dược phẩm, vật tư y tế của người dân sẽ tiếp tục tăng cao, rất nhiều đối tượng sẽ lợi dụng tình hình dịch bệnh để kinh doanh, vận chuyển hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng… Thủ đoạn của các đối tượng này rất tinh vi, thường không có địa điểm kinh doanh cố định. Phương thức giao hàng, nhận hàng ở những nơi khuất dân cư, hoặc gọi giao hàng qua các ứng dụng công nghệ. Điều này gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình nắm bắt, kiểm soát và phát hiện.

Trang Anh

Tin cùng chuyên mục

Quảng Trị: Mở đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả dịp cuối năm

Tây Ninh: Quản lý thị trường 'mạnh tay' với vi phạm trên thương mại điện tử

Đà Nẵng: Phát hiện 2 cửa hàng giả mạo nhãn hiệu Hermes, Chanel, Gucci, Adidas

Hà Nội đẩy mạnh kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại các bếp ăn trường học

Quản lý thị trường Cao Bằng triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội tăng cường thanh tra, kiểm tra, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Quản lý thị trường Nghệ An triển khai đợt cao điểm dịp Tết Nguyên đán 2025

Bạc Liêu: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm

Hà Nội: Tạm giữ nhiều hàng hoá vi phạm tại 2 cơ sở ở La Phù

Hà Nội: Hàng nghìn vụ buôn lậu và gian lận thương mại được xử lý trong 2 năm

Quản lý thị trường phía Nam đồng loạt ra quân kiểm tra hàng hoá xuyên Tết Nguyên đán

Hà Nội mạnh tay xử phạt hàng loạt cơ sở vi phạm lĩnh vực an toàn thực phẩm và y tế

Thấy Quản lý thị trường, nhiều cửa hàng tại Sài Gòn Square đóng sập cửa

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường liên tiếp phát hiện nhiều vi phạm trên thương mại điện tử

Bắc Giang: Phát hiện 3 xe tải chở gần 8.000 sản phẩm nhập lậu

Quản lý thị trường 'đột kích' chợ Bến Thành, phát hiện nhiều vi phạm

Hà Nội: Mạnh tay xử lý cơ sở kinh doanh trái phép 'bóng cười'

Cao Bằng: Xử phạt 2 hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quản lý thị trường Trà Vinh: Xử lý nghiêm việc lợi dụng dịp Tết để tăng giá, trục lợi

Cục Quản lý thị trường Cao Bằng trao kinh phí hỗ trợ hộ nghèo xây nhà mới