Thứ bảy 16/11/2024 09:15

Lao động trong ngành thực phẩm cần được xem như lực lượng tuyến đầu

Việc đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân là một trong những vấn đề cần được ưu tiên và lực lượng lao động trong ngành thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống cần được xem như lực lượng tuyến đầu.

Đây là nội dung chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại buổi kiểm tra việc phòng, chống dịch với các doanh nghiệp thực phẩm, logistics trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ngày 6/8.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 - dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra việc phòng, chống dịch tại Vissan

Tại Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan), lãnh đạo Công ty Vissan cho biết, ngay từ đầu tháng 6/2021, công ty đã xây dựng và triển khai nhiều phương án phòng chống dịch Covid-19. Trong đó, có thể kể đến chủ trương sản xuất tại chỗ, biện pháp thuê nhà nghỉ cho công nhân và tổ chức xe đưa đón hàng ngày. Công ty tổ chức xét nghiệm sàng lọc cho người lao động mỗi tuần. Vì thế ngay khi phát hiện có trường hợp dương tính SAR-CoV-2 tại cơ sở sản xuất, Vissan đã nhanh chóng phối hợp với địa phương truy vết, cách ly F1 tại các trường học trên địa bàn.

Theo ông Nguyễn Ngọc An - Tổng giám đốc Vissan, việc xuất hiện F0 tại doanh nghiệp đã khiến khâu phân phối hàng hóa của Vissan bị đứt gãy trong thời gian ngắn và công ty đã kịp thời triển khai các kịch bản dự phòng, chuyển nguồn gia súc đến các cơ sở giết mổ bên ngoài TP. Hồ Chí Minh, sử dụng nguồn thực phẩm đã dự trữ từ trước…

Liên quan đến việc sản xuất trở lại, ông Nguyễn Phúc Khoa - Chủ tịch HĐQT công ty - cho biết, dự kiến ngày 15/8 Vissan sản xuất trở lại. Tuy vậy để đảm bảo lao động, đơn vị kiến nghị được hoạt động như bình thường, xét nghiệm 1 lần/tuần và nhờ đơn vị y tế hỗ trợ. “Hiện đơn vị có khoảng 700 ca F1. Do đó, công ty kiến nghị sau khi tuân thủ cách ly 14 ngày theo quy định, xét nghiệm gần nhất âm tính thì cho phép người lao động được sản xuất lại để đảm bảo nguồn cung”- ông Khoa kiến nghị.

Ngoài ra, theo ông Khoa, trong tổng số 3.700 lao động của đơn vị, hiện có 800 lao động chưa tiêm vắc xin. Để người lao động yên tâm sản xuất, ông Khoa kiến nghị Sở Y tế cho đơn vị được hỗ trợ tiêm thêm.

Còn tại Công ty CP Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (VIFON), theo lãnh đạo doanh nghiệp này, VIFON đã thực hiện phương án “3 tại chỗ” trong sản xuất và thường xuyên xét nghiệm Covid-19 cho người lao động. Tuy vậy để đảm bảo "3 tại chỗ", doanh nghiệp phải tinh gọn lao động hơn so với thời gian trước nên năng lực sản xuất có sụt giảm.

Khác với doanh nghiệp sản xuất, đại diện Công ty TNHH TikiNow Smart Logistics đã chia sẻ bất cập trong việc giao hàng liên quận, giao hàng tại các “vùng đỏ”, bất cập về kho để hàng tại một số quận có diện tích hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu của người dân…

Chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp, người lao động khi phải thực hiện sản xuất 3 tại chỗ trong một thời gian dài, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gợi ý các doanh nghiệp nên phân chia ca, kíp, nhóm sản xuất theo khu vực cư trú của người lao động, đặc biệt phải nắm sát công nhân ở “vùng đỏ”; Tìm kiếm khu nhà trọ để làm ký túc xá doanh nghiệp; Tổ chức đưa đón an toàn cho người lao động từ nơi ở đến nơi sản xuất.

Riêng với lãnh đạo các cơ sở sản xuất thực phẩm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, việc đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân là một trong những vấn đề cần được ưu tiên và lực lượng lao động trong ngành thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống cần được xem như lực lượng tuyến đầu.

Cụ thể đối với Vissan, Phó Thủ tướng cho rằng, các trường hợp F1, sau cách ly y tế 14 ngày phải tiếp tục theo dõi y tế 14 ngày tại nhà như quy định. Tuy nhiên, với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng thực phẩm thiết yếu có thể xem xét ưu tiên. “Sau 14 ngày cách ly, nếu xét nghiệm âm tính có thể xem xét cho công nhân đến công ty để sản xuất thực phẩm, và tiếp tục theo dõi y tế. Đưa lực lượng y tế trực tại doanh nghiệp để theo dõi, và hỗ trợ khi cần. Ngoài ra, các đơn vị y tế nên tăng cường tiêm vắc xin cho lực lượng lao động thuộc doanh nghiệp cung ứng thực phẩm, tăng hoạt động tiêm vắc xin tại doanh nghiệp”- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gợi ý.

Đối với TikiNow Smart Logistics, Phó Thủ tướng yêu cầu TP. Hồ Chí Minh cần đẩy nhanh tiêm vắc xin cho đội ngũ giao hàng (shipper), tổ chức lại các trạm nhận hàng, các điểm, kho lưu động tại TP. Thủ Đức và các quận, huyện. Cùng với đó, phối hợp với hệ thống tình nguyện viên hỗ trợ chuyển hàng vào các khu phong tỏa cho người dân.

Mai Ca - Phương Hoa

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 10 năm thành lập Quỹ Vì tầm vóc Việt

Thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác giữa Hà Nội với tỉnh Kanagawa (Nhật Bản)

Tối 15/11, một người vỡ òa niềm vui khi trúng Vietlott hơn 45,5 tỷ đồng

Khó khăn trong việc xác định tổ hợp tuyển sinh của các trường đại học năm 2025

Trường Đại học Kinh tế quốc dân trở thành Đại học thứ 9 của Việt Nam

Hà Nội: Cháy lớn kèm tiếng nổ tại xưởng bao bì trên địa bàn huyện Hoài Đức, khói đen mù mịt

Nối dài hành trình ‘Một tỷ cây xanh - Vì Việt Nam xanh’

Công tác phối hợp kiểm toán ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Bắt người mẫu An Tây, ca sĩ Chi Dân: Lời xin lỗi muộn màng và bài học đắt giá cho nghệ sĩ

Sắp có bệnh viện tiêu chuẩn Nhật Bản tại Hà Nội?

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Nông làm Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Phong Nha - Quảng Bình: Voọc xuống đường tấn công người dân

Phát động tháng hành động vì bình đẳng giới

Bàn giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp mỏ và năng lượng

Tin cuối cùng về bão số 8

Thu hồi giải thưởng 'Thanh niên sống đẹp' với Nguyễn Đỗ Trúc Phương

Hà Nội: Cháy lớn kèm tiếng nổ tại huyện Đông Anh, cột khói cuồn cuộn

Nhân sự 14/11: Bộ Giao thông Vận tải điều động Vụ trưởng; Ninh Bình, Trà Vinh bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 15/11/2024: Thời tiết đẹp cho cả 3 miền