Thứ ba 26/11/2024 21:32

Kon Tum: Kim ngạch xuất khẩu vượt 19% kế hoạch năm 2022

Kim ngạch xuất khẩu tỉnh Kon Tum năm 2022 ước đạt 320,8 triệu USD, tăng 19% so với kế hoạch năm, là một trong những điểm sáng của kinh tế tỉnh năm 2022.

Ngày 15/12, UBND tỉnh Kon Tum cho biết, kết thúc năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đạt những kết quả tích cực. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tăng 9,5% so với năm 2021. GRDP bình quân đầu người đạt 52,44 triệu, vượt kế hoạch đặt ra.

Xuất khẩu cao su chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu tỉnh Kon Tum và đạt tăng trưởng 30% trong năm 2022

Thu ngân sách cả năm ước đạt 4.000 tỷ đồng, đạt mục tiêu của năm. Trong năm, tỉnh đã thu hút được 19 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 1.655,6 tỷ đồng. Đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 43 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 8 xã so với năm 2021.

Xuất khẩu là một điểm sáng trong phát triển kinh tế tỉnh Kon Tum trong năm qua. Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 ước đạt 320,8 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ (290,5 triệu USD) và tăng 19% so với kế hoạch năm (270 triệu USD).

Theo UBND tỉnh Kon Tum, hàng hóa xuất khẩu tăng là do các doanh nghiệp chủ động trong việc sản xuất hàng hóa và đẩy mạnh xuất khẩu. Đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu cao su. Hiện cao su là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu của địa phương, ước tăng 30% so với cùng kỳ.

Về thị trường xuất khẩu, Trung Quốc hiện vẫn là thị trường xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Kon Tum, chiếm 78% tổng giá trị xuất khẩu.

Bên cạnh đó, hàng hóa của Kon Tum cũng đã xuất khẩu nhiều qua các thị trường khác, như: Cà phê nhân xuất sang thị trường Anh, Singapore, Hàn Quốc và một số nước ở Châu Âu; Cao su và các sản phẩm từ cao su xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông, Mỹ, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Indonesia, Ấn Độ, Italia, Đức, Đài Loan, Philipines, Nhật, Colombia, Israel, Yemen, Singapore,..; Gỗ và các sản phẩm từ gỗ chủ yếu là xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Singapore. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường các nước là thành viên CPTPP đạt tỷ trọng 10% gồm các nước Nhật, Singapore, Malaysia); EVFTA (11% gồm Đức, Ý, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Bulgaria); UKVFTA (0,3% Anh).

Kim ngạch nhập khẩu toàn tỉnh năm 2022 ước đạt 6,6 triệu USD, đạt kế hoạch đề ra trong năm. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hóa chất, chất dẻo nguyên liệu.

Năm 2023, tỉnh Kon Tum đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt từ 10% trở lên. Trong cơ cấu kinh tế, thương mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất 41 – 42%; công nghiệp – xây dựng chiếm 31 – 32%; lâm nghiệp và thủy sản chiếm 19 – 20%. Phấn đấu thu ngân sách đạt 4.500 tỷ đồng. Thành lập mới 360 doanh nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu đạt 290 triệu USD. Mở rộng diện tích tồng các loại cây công nghiệp, cây ăn trái, cây dược liệu (sâm Ngọc Linh và cây được liệu khác). Xây dựng thêm 3 sản phẩm tham gia chuỗi giá trị các sản phẩm quốc gia; tăng thứ hạng trên bảng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) tăng 05 bậc so với năm 2022.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Kon Tum

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than