Thứ năm 28/11/2024 02:34

Kon Tum: Chú trọng sản xuất, kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn

Trong thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh Kon Tum đã chủ động hỗ trợ các đơn vị sản xuất kết nối tiêu thụ các sản phẩm rau củ quả tại các siêu thị, góp phần giúp các đơn vị sản xuất có đầu ra ổn định, chủ động được kế hoạch sản xuất kinh doanh, đồng thời còn góp phần quảng bá, giới thiệu các sản phẩm rau củ quả được trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ đến người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

Báo cáo mới nhất về tình hình xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh Kon Tum cho biết, đến nay tỉnh đã duy trì, phát triển 2 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích 7.919ha; đã hình thành 7 cánh đồng lớn với 4 loại cây trồng là cà phê, mía, ngô sinh khối, lúa nước tại các huyện theo mô hình liên kết sản xuất. Một số dự án nông nghiệp công nghệ cao của các tổ chức, cá nhân đang triển khai đầu tư rau, hoa xứ lạnh theo quy hoạch và đã thực hiện.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

Bên cạnh đó, duy trì 42 chuỗi giá trị gồm: 30 chuỗi liên kết chăn nuôi, 01 chuỗi liên kết giá trị nuôi cá lồng bè trên hồ thủy điện tại xã Ya Ly, huyện Sa Thầy, 11 chuỗi cung ứng nông sản an toàn áp dụng chương trình quản lý tiên tiến với 4 chủng loại nông sản thực phẩm (rau củ, cà phê bột, thịt gà, thịt lợn) trên địa bàn các huyện: Đăk Hà, Ngọc Hồi, Sa Thầy, Kon Rẫy, Kon Plông và TP. Kon Tum.

Đặc biệt, duy trì 59 trang trại, hộ chăn nuôi công nghệ cao áp dụng phương pháp nuôi chuồng kín; 31 tổ chức, cá nhân sản xuất nông sản áp dụng chương trình quản lý tiên tiến (VietGAP, VietGAHP, Global GAP, HACCP, hữu cơ) với tổng diện tích 456.72 ha; triển khai mô hình trồng sâm dây hữu cơ cho các hộ dân tộc thiểu số tại xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei và xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông quy mô 2 ha/40 hộ.

Ngoài ra, công nhận chỉ dẫn địa lý “Cà phê Đăk Hà” tại 11 xã, thị trấn thuộc huyện Đăk Hà với tổng diện tích trên 9.000ha và chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ thuộc 3 xã của huyện Đăk Glei và 6 xã của huyện Tu Mơ Rông; nhãn hiệu chứng nhận sâm Ngọc Linh Kon Tum.

Đồng thời, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, hợp tác xã, tổ hợp tác xây dựng và đánh giá, phân hạng 109 sản phẩm OCOP, trong đó 01 sản phẩm được chứng nhận 5 sao, 12 sản phẩm được chứng nhận 4 sao, 96 sản phẩm được chứng nhận 3 sao; sản phẩm OCOP đảm bảo an toàn thực phẩm, chuẩn hóa sản phẩm về quy cách, đóng gói, bao bì, truy xuất nguồn gốc, thương hiệu… Sản phẩm an toàn được tiêu thụ tại các cửa hàng, bếp ăn tập thể, siêu thị trên địa bàn tỉnh Kon Tum và hệ thống các siêu thị khác tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Nhằm góp phần tạo nên những chuyển biến trong sản xuất này, trong thời gian qua, tỉnh Kon Tum đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm (ATTP). Trong đó, năm 2021, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đã tổ chức 19 lớp tập huấn chuyên ngành với 249 người tham gia về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý ATTP đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản; quy trình trồng, chăm sóc các loại cây trồng, biện pháp quản lý và phòng trừ sâu bệnh hại; chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi VietGAP nhằm góp phần bảo đảm ATTP trong chăn nuôi và sản phẩm sau chăn nuôi cho người tiêu dùng.

Đồng thời, đăng trên trang thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn danh sách các cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP để các tổ chức, cá nhân biết, chủ động liên hệ mua, bán, sử dụng sản phẩm và công khai kết quả xếp loại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm; sản xuất, chế biến nông thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Mặt khác, về phía Sở Công Thương tỉnh Kom Tum đã chủ động hỗ trợ các đơn vị sản xuất kết nối tiêu thụ các sản phẩm rau củ quả tại các siêu thị, góp phần giúp các đơn vị sản xuất có đầu ra ổn định, chủ động được kế hoạch sản xuất kinh doanh, đồng thời còn góp phần quảng bá, giới thiệu các sản phẩm rau củ quả được trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ đến người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở Quyết định số 1466/QĐ-UBND của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Sở Công Thương đã tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ kết nối nhằm giới thiệu các sản phẩm dược liệu của tỉnh Kon Tum đến các hệ thống bán lẻ, các kênh phân phối tại các tỉnh thành trên khắp cả nước.

Đến nay, đã kết nối thành công các sản phẩm dược liệu của tỉnh vào tiêu thụ tại điểm bán và giới thiệu sản phẩm OCOP; hỗ trợ truy xuất nguồn gốc cho 5 tổ chức (các cơ sở chủ yếu sản xuất chế biến các sản phẩm từ dược liệu) và phối hợp UBND huyện Đăk Hà tổ chức phiên chợ nông nghiệp sạch.

Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về ATTP cũng được tỉnh thực hiện kịp thời, đúng quy định. Trong đó, Sở Y tế tỉnh thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành ATTP và 6 đoàn kiểm tra chuyên ngành, với tổng số cơ sở được kiểm tra là 478, số cơ sở đạt tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ 96,86%. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức 7 cuộc thanh kiểm tra tại 207 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nông, lâm, thủy sản, xử phạt vi phạm hành chính 12 cơ sở. Cục Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra độc lập 59 cơ sở, xử lý vi phạm hành chính 17 cơ sở, đồng thời kiểm tra liên ngành 584 cơ sở, không phát hiện sai phạm.

Trong năm 2022, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo đảm ATTP tỉnh Kon Tum đó là đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP kết hợp phòng, chống dịch Covid-19. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo trọng điểm, trên cơ sở đánh giá, phân tích nguy cơ ATTP; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định. Đối với các cơ sở vi phạm nhiều lần, vi phạm nghiêm trọng cần có biện pháp xử lý thích đáng, bao gồm cả việc đình chỉ hoạt động.

Cùng với đó, duy trì và xây dựng mới các mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; thường xuyên giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, cảnh báo kịp thời cho người tiêu dùng thực phẩm không an toàn; tiếp tục phối hợp với các cơ quan, ban, ngành của tỉnh Kon Tum thực hiện tốt việc tuyên truyền về ATTP.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng hướng đến phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Quảng Ninh khẳng định vai trò đầu mối, thúc đẩy liên kết vùng

An Giang: 'Trải thảm đỏ' thu hút đầu tư hàng loạt dự án công nghiệp lớn

Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử