Kinh tế Đà Nẵng tăng trưởng âm do đâu?

Kinh tế Đà Nẵng giảm tới 9,77% trong năm 2020. Giảm sâu hơn so với nhiều lần dự báo trước đó và gần đó. Nhiều đại biểu HĐND thành phố đặt câu hỏi: Có đúng Covid -19 là nguyên nhân thực sự khiến kinh tế Đà Nẵng trượt dốc, hay nó chỉ là một yếu tố làm bộc lộ nội lực nền kinh tế thành phố yếu và chưa bền vững.

Băn khoăn chất lượng tăng trưởng

Tại phiên thảo luận Kỳ họp thứ 16, HĐND TP. Đà Nẵng khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021 diễn ra vào sáng 8/12, nhiều đại biểu HĐND TP. Đà Nẵng đã bày tỏ sự quan tâm cũng như băn khoăn về kết quả kinh tế thành phố năm 2020.

Các đại biểu đều cho rằng, năm 2020 là một năm khó khăn đối với doanh nghiệp, bởi sự tác động trực tiếp của dịch Covid-19, ngoài ra, Đà Nẵng cũng chịu tác động của thiên tai bão lũ.

Kinh tế Đà Nẵng tăng trưởng âm do đâu?
Covid-19 tác động tiêu cực đến doanh nghiệp và nền kinh tế Đà Nẵng, theo đại biểu HĐND thành phố, đó chưa phải là nguyên nhân cốt lõi của việc GRDP tụt giảm tới 9,77%

Theo đại biểu Trần Thắng Lợi, thống kê cho thấy, đã có hơn 1.000 doanh nghiệp, đơn vị phải đóng cửa, gần 2.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Phần nhiều trong số đó là doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ - du lịch. Theo khảo sát của Cục Thống kê Đà Nẵng, có tới hơn 90% doanh nghiệp và hơn 191.500 lao động hiện đang gặp khó khăn, vì vậy, việc cần thiết lúc này là nhanh chóng triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và hỗ trợ người lao động.

Mặc dù Covid-19 được cho là nguyên nhân "nhìn thấy được" khiến doanh nghiệp và kinh tế Đà Nẵng gặp khó khăn. Tuy nhiên, đại biểu HĐND TP. Đà Nẵng cũng băn khoăn Covid -19 có đúng là nguyên nhân "bản chất" khiến kinh tế Đà Nẵng giảm sâu hay không.

Theo đại biểu Phan Thị Tuyết Nhung, GRDP TP. Đà Nẵng năm 2020 giảm tới 9,77%, kéo quy mô nền kinh tế về lại khoảng thời điểm đầu năm 2018 (theo giá hiện hành), tức là đi lùi 2 năm. Tổng nguồn thu ngân sách TP. Đà Nẵng chỉ đạt khoảng 70% kế hoạch, thấp hơn cả thời điểm năm 2017.

Bà Tuyết Nhung cho rằng, năm 2020 là năm khó khăn với các ngành kinh tế, đặc biệt là dịch vụ - du lịch chịu tác động mạnh nhất của Covid-19. Trong 21 ngành cấp 1 đóng góp vào GRDP thành phố thì có 10 ngành chiếm tỷ trọng lớn như công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn bán lẻ, thông tin truyền thông, ăn uống lưu trú,…. với tổng tỷ trọng khoảng 83 - 85% GRDP.

"Tuy nhiên, ngành ăn uống, lưu trú hiện chỉ chiếm khoảng 8% trong tổng GRDP của thành phố, tỷ lệ này không phải quá lớn. Còn hơn 90% còn lại phụ thuộc vào các ngành khác, những ngành này có điều kiện phát triển như các tỉnh thành khác trong cả nước. Vậy tại sao trong khi kinh tế cả nước vẫn tăng trưởng (dự báo hơn 2,5%), thì kinh tế TP. Đà Nẵng lại tụt giảm quá sâu tới 9,77%”, bà Phan Thị Tuyết Nhung đặt vấn đề và băn khoăn: Phải chăng kinh tế Đà Nẵng tụt giảm điều cốt lõi là nội lực các ngành kinh tế chưa đủ mạnh, chưa đủ sức chống chịu với các sự cố, mà dịch bệnh Covid-19 là một trong những sự cố đó.

Đại biểu Phan Thị Tuyết Nhung cũng thắc mắc, với mục tiêu tăng trưởng hơn 6% năm 2021, dù TP. Đà Nẵng đạt được mục tiêu này, thì kinh tế thành phố vẫn chưa thể quay trở lại được thời điểm đầu năm 2020. Như vậy, Đà Nẵng đã và có thực sự làm tốt vai trò là trung tâm kinh tế, là động lực kinh tế cho cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Kinh tế Đà Nẵng tăng trưởng âm do đâu?
Theo đại biểu HĐND TP. Đà Nẵng, cần phải đánh giá lại thực chất "sức khỏe" của doanh nghiệp thành phố

Cần đánh giá lại thực chất “sức khỏe” của doanh nghiệp và tính hiệu qủa của chính sách

Theo đại biểu Nguyễn Đức Trị, năm 2020 là một năm đặc biệt khó khăn cho doanh nghiệp. Để có những chính sách sát với thực tế và có hiệu quả, chính quyền thành phố cần có sự đánh giá lại các mặt của thành phố từ cơ cấu nền kinh tế, nguồn lực đầu tư, đặc biệt là “sức khỏe” của doanh nghiệp, từ đó, có giải pháp tạo đà cho nền kinh tế tăng trưởng trở lại.

“Đà Nẵng cần khảo sát đánh giá lại toàn bộ doanh nghiệp của thành phố để nhìn thấy được “bức tranh” thực chất nền kinh tế thành phố. Từ đó mới đưa ra, đề ra những chính sách hỗ trợ cũng như những dự báo sát thực tế, đúng đắn”, ông Nguyễn Đức Trị nói.

Còn đại biểu Nguyễn Thị Thúy Mai cho rằng, đến lúc chính quyền thành phố phải nhìn nhận, đánh giá lại hiệu quả của những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Theo bà Mai, hiện TP. Đà Nẵng có 14 chính sách hỗ trợ doanh nghiệp còn hiệu lực, 9/14 chính sách được đề nghị tiếp tục thực hiện, 5 chính sách còn lại được đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ. Dù có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhưng hiệu của của những chính sách đó là chưa cao. Nhiều chính sách ban hành nhiều năm nhưng doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận hỗ trợ được như: chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức vay vốn để đầu tư các dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trên địa bàn thành phố; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận lao động vào đào tạo và giải quyết việc làm. “Cả 2 chính sách này được ban hành năm 2018 nhưng đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào tiếp cận được và nhận được hỗ trợ”, bà Mai nói và cho biết ngoài ra nhiều chính sách khác cũng chậm hoặc tính thực tiễn chưa cao.

Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cho rằng, các ý kiến của các đại biểu HĐND TP. Đà Nẵng là xác đáng và UBND TP. Đà Nẵng sẽ tiếp thu để có những biện pháp, giải pháp cụ thể cho kinh tế thành phố trong năm tới. Liên quan đến chỉ tiêu kinh tế Đà Nẵng năm 2021, ông Minh cho biết, mục tiêu tăng trưởng 6% đã được lãnh đạo thành phố thông qua dựa trên những thống kê cụ thể về tình hình dịch bệnh Covid-19, tình hình kinh tế thành phố và cả nước năm 2020 cũng như những dự báo cho năm 2021, có tính đến những yếu tố thuận lợi và bất lợi. “Trên cơ sở những dự báo, TP. Đà Nẵng đã đưa ra 4 kịch bản tăng trưởng kinh tế cho năm 2021, và thành phố đã chọn kịch bản tăng trưởng 6%”, ông Minh cho hay.

Kinh tế Đà Nẵng tăng trưởng âm do đâu?

Cũng theo Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh, trong các giải pháp khôi phục kinh tế, thành phố vẫn chú trọng đặc biệt đến phục hồi du lịch. “Mặc dù lĩnh vực ăn uống, lưu trú chỉ chiếm 8% trong tổng GRDP Đà Nẵng nhưng nếu cộng gộp những lĩnh vực liên quan trực tiếp và gián tiếp đến du lịch thì con số này lên đến 20%. Vì vậy, thành phố vẫn xác định khôi phục du lịch đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng 6% cho năm 2021”, ông Minh lý giải.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Dự kiến huy động hơn 28.000 tỷ đồng cho giáo dục

Bắc Giang: Dự kiến huy động hơn 28.000 tỷ đồng cho giáo dục

Thừa Thiên Huế: Nhiều đơn vị tài trợ lễ hội Festival Huế 2024

Thừa Thiên Huế: Nhiều đơn vị tài trợ lễ hội Festival Huế 2024

Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII

Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII

Bến Tre: Sắp tới ưu tiên thu hút đầu tư những dự án nào?

Bến Tre: Sắp tới ưu tiên thu hút đầu tư những dự án nào?

Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Hiện trạng dự án đập ngăn mặn  ở Nha Trang chậm tiến độ nhiều năm

Hiện trạng dự án đập ngăn mặn ở Nha Trang chậm tiến độ nhiều năm

Sóc Trăng: Đề nghị 28 địa phương gửi đăng ký nhu cầu sử dụng cát biển để san lấp

Sóc Trăng: Đề nghị 28 địa phương gửi đăng ký nhu cầu sử dụng cát biển để san lấp

Dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4: Sẽ xử lý nghiêm hành vi cản trở thi công

Dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4: Sẽ xử lý nghiêm hành vi cản trở thi công

Thái Bình: Giám đốc Sở Nội vụ Phạm Văn Nghiêm được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Thái Bình: Giám đốc Sở Nội vụ Phạm Văn Nghiêm được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh

TP. Cần Thơ: Nỗ lực

TP. Cần Thơ: Nỗ lực ''kép'' để phát triển ngành du lịch

Đắk Lắk: Đề xuất nâng cấp các tuyến đường Quốc lộ 26, 27, 29 chạy qua địa bàn

Đắk Lắk: Đề xuất nâng cấp các tuyến đường Quốc lộ 26, 27, 29 chạy qua địa bàn

Lâm Đồng: Tập đoàn Phương Trang đề xuất áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu đầu tư dự án cao tốc

Lâm Đồng: Tập đoàn Phương Trang đề xuất áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu đầu tư dự án cao tốc

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng quốc tế tầm cỡ thế giới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng quốc tế tầm cỡ thế giới

Quảng Nam: Thị xã Điện Bàn đề xuất là nơi để xây dựng Đền thờ Vua Hùng

Quảng Nam: Thị xã Điện Bàn đề xuất là nơi để xây dựng Đền thờ Vua Hùng

Quảng Nam: Liên kết doanh nghiệp để dẫn dắt và ấp ủ tài năng khởi nghiệp

Quảng Nam: Liên kết doanh nghiệp để dẫn dắt và ấp ủ tài năng khởi nghiệp

Tuyên Quang: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Tuyên Quang: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Hưng Yên: Bí thư Huyện ủy huyện Tiên Lữ xin nghỉ hưu trước tuổi

Hưng Yên: Bí thư Huyện ủy huyện Tiên Lữ xin nghỉ hưu trước tuổi

Lào Cai: Rà soát, kiểm tra công trình cầu, ngầm tràn trước mùa mưa lũ

Lào Cai: Rà soát, kiểm tra công trình cầu, ngầm tràn trước mùa mưa lũ

Tuyên Quang: Siết chặt hoạt động nhập khẩu, kinh doanh xe máy điện, xe đạp điện

Tuyên Quang: Siết chặt hoạt động nhập khẩu, kinh doanh xe máy điện, xe đạp điện

Quảng Nam: Ra mắt bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước

Quảng Nam: Ra mắt bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước

Xem thêm