Thứ hai 23/12/2024 03:09

Kinh doanh bất hợp pháp các mặt hàng chống dịch có xu hướng tăng

Lợi dụng tình hình dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp, nhiều đối tượng đã kinh doanh bất hợp pháp các mặt hàng chống dịch như khẩu trang, kit xét nghiệm nhanh, dược phẩm… Ngăn chặn tình trạng này, lực lượng quản lý thị trường Thành phố đã tăng cường công tác quản lý địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nhiều trường hợp vi phạm.

Phát hiện nhiều vụ buôn bán mặt hàng chống dịch

Theo đánh giá của Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh (QLTT), tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp dẫn đến kinh tế, xã hội, cung cầu hàng hóa chưa thật sự ổn định. Do đó, tình hình vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng hóa nhập lậu, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là các mặt hàng có liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 như trang thiết bị y tế, khẩu trang y tế, nước rửa tay,... có chiều hướng tăng.

Trong tình hình đó, lực lượng QLTT cho biết đã kịp thời thường xuyên có mặt trên địa bàn được phân công để giám sát, nắm tình hình; tích cực phối hợp với các Sở, ngành của Thành phố và UBND các quận, huyện trong công tác phòng, chống dịch; cử công chức tham gia 12 chốt kiểm soát liên ngành các tuyến vào Thành phố với thời gian 24/24 giờ…

Mặt hàng bộ kit xét nghiệm nhanh Covid-19 bị QLTT thu giữ

Thống kê cho thấy, từ đầu năm 2021 đến nay Cục QLTT Thành phố đã kiểm tra 1.684 vụ. Tổng số tiền thu nộp ngân sách 30,2 tỷ đồng (tăng 9,11% so với cùng kỳ). Trị giá hàng hóa tiêu hủy trên 24 tỷ đồng, tăng 30,53% so với cùng kỳ; trị giá hàng tịch thu chờ bán khoảng 81 tỷ đồng và hàng hóa chờ tiêu hủy khoảng 18,7 tỷ đồng. Lực lượng QLTT cũng chuyển cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khởi tố 15 vụ án hình sự gồm 3 vụ hàng cấm, 6 vụ hàng giả, 6 vụ hàng lậu với tổng trị giá trên 5,4 tỷ đồng đồng.

Đáng chú ý, chỉ tính riêng lĩnh vực hàng hóa phòng, chống dịch, từ đầu năm tới nay các Đội QLTT Thành phố đã kiểm tra 197 vụ; tạm giữ 11.763.118 khẩu trang các loại, 12.000 cái khẩu trang bán thành phẩm, 7.920.802 cái và 11.499 kg găng tay cao su, nhiều dụng cụ, bao bì sản xuất khẩu trang; 10.530 đơn vị sản phẩm nước rửa tay, xịt kháng khuẩn các loại. Trong đó đã xử lý 188 vụ, phạt hành chính với tổng số tiền phạt trên 3,1 tỷ đồng.

Dược phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị thu giữ

Kịp thời “chặn đứng” nhiều vụ buôn bán hàng hóa bất hợp pháp

Ông Trương Văn Ba - Cục trưởng Cục QLTT TP Hồ Chí Minh - cho biết, căn cứ nguồn tin do quần chúng cung cấp, ngày 4/8/2021, Đội QLTT số 16 phối hợp với UBND phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân tiến hành kiểm tra đối với Công ty TNHH Quốc tế Phùng Anh (địa chỉ số 21 đường 4B, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân), do ông Phùng Văn Long là Giám đốc. Tại công ty đang kinh doanh mặt hàng mặt nạ thở oxy, khẩu trang 3M 1860 và bộ kít xét nghiệm nhanh Covid-19.

Qua làm việc và đối chiếu các hóa đơn, chứng từ do công ty xuất trình, công ty chưa xuất trình được giấy công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế theo quy định; toàn bộ hàng hóa có nguồn gốc sản xuất từ nước ngoài nhưng chưa chứng minh nguồn gốc thương nhân nhập khẩu, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Do đó QLTT Thành phố đã tạm giữ 2.280 khẩu trang 3M 1860 xuất xứ Trung Quốc, 3.325 bộ kít xét nghiệm nhanh Covid 19 Humasis COVID-19 Ag Test xuất xứ Hàn Quốc và 3.000 cái mặt nạ thở oxy xuất xứ Trung Quốc với tổng trị giá là 548,6 triệu đồng để tiếp tục thẩm tra, xác minh và xử lý theo quy định pháp luật.

Cũng liên quan hàng hóa chống dịch, ngày 9/8, Đội QLTT số 3 phối hợp với Cục Nghiệp vụ QLTT thuộc Tổng cục QLTT và Công an phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân tiến hành kiểm tra Chi nhánh Công ty TNHH TM DV XNK N.H.B (số 75-77 đường G7, khu dân cư Vĩnh Lộc, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân), do ông Nguyễn Hoài Bách là người đứng đầu chi nhánh. Công ty này có địa chỉ trụ sở chính tại số 340/46 Quang Trung, Phường 10, quận Gò Vấp. Qua làm việc và đối chiếu hàng hóa thực tế với hóa đơn, chứng từ do chi nhánh xuất trình, Đoàn kiểm tra phát hiện 300 cái khẩu trang 3M 9001V chưa xuất trình hóa đơn chứng từ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu; ngoài ra có 20 máy tạo oxy và 3.400 cái khẩu trang bảo hộ lao động N95 là hàng hóa do Trung Quốc sản xuất, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam theo quy định. Hiện vụ việc đang tiếp tục được thẩm tra, xác minh, xử lý theo quy định.

Gần đây nhất, ông Trương Văn Ba cho biết, chiều 10/8/2021, Đội QLTT số 3 đã phối hợp với Đội 6 - PC03 Công an Thành phố kiểm tra Điểm chứa trữ và kinh doanh hàng hóa tại địa chỉ số 314/48/16 đường Tỉnh lộ 10 (Khu phố 14, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân), do ông Nguyễn Ngọc Bảo làm chủ. Tại đây đang chứa trữ 9 thùng carton thuốc tân dược với khoảng (bao bì ghi chữ Trung Quốc) không rõ tình trạng chất lượng, chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ. Đội lập biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nêu trên để tiếp tục xử lý.

Theo lời khai của ông Nguyễn Ngọc Bảo, đây là thuốc Liên Hoa Thanh Ôn có tác dụng giảm sốt, ho, cảm cúm,… Toàn bộ số hàng hóa trên được ông Bảo mua về để kinh doanh kiếm lời, chưa bán được sản phẩm thì bị kiểm tra và tạm giữ toàn bộ hàng hóa. Căn cứ giá niêm yết trên sản phẩm, số hàng hóa vi phạm có trị giá khoảng 189 triệu đồng.

Trong các tháng cuối năm, nhận định thị trường còn diễn biến phức tạp, lực lượng QLTT Thành phố sẽ xây dựng và triển khai Kế hoạch kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bánh trung thu trong dịp Tết Trung thu 2021 và Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng liên quan trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại; phối hợp với Cục QLTT các tỉnh phía Nam và giáp ranh trong công tác đấu tranh chống vận chuyển hàng nhập lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại.

Thùy Dương

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm

Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Đà Nẵng: Quý IV/2024, xử lý 28 vụ buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu