Khẳng định tính trung thực về chi phí đổi mới Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Sáng 1/11, phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội đã có nhiều ý kiến đề cập đến kinh phí đổi mới Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông năm 2018.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Không thể tay không bắt chip được" Từ bài học "thẻ vàng" IUU, phải sớm có giải pháp thích ứng Quy định chống phá rừng của châu Âu

Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, ngày 1/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Sách giáo khoa làm "nóng" nghị trường Quốc hội

Tại phiên thảo luận sáng ngày 1/11, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa - Đoàn thành phố Hồ Chí Minh nêu rõ: Chúng ta tranh thủ khai thác chất xám, kinh nghiệm của các chuyên gia, học giả, các nhà khoa học giáo dục, các nhà giáo để soạn thảo các sách giáo khoa phục vụ cho cải cách giáo dục. Bây giờ đề xuất Bộ Giáo dục xây dựng bộ sách giáo khoa nữa liệu có giải quyết được những vấn đề hiện nay đang đặt ra hay không?

Khẳng định tính trung thực về chi phí đổi mới Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV. Ảnh: Quochoi.vn

Vấn đề giá chẳng hạn, nếu có vấn đề giá, chúng ta khắc phục vấn đề giá, chúng ta có thể trợ cấp, chúng ta có thể nghĩ ra một hình thức huy động để cho mượn sách giáo khoa ủng hộ các đối tượng chính sách vùng sâu, vùng xa chứ không phải chúng ta thay thế bằng cách đẻ ra một bộ sách giáo khoa của Nhà nước làm mà giải quyết được vấn đề. Nếu không giải quyết được vấn đề thì sao?

Còn đại biểu Quốc hội Huỳnh Thị Ánh Sáng - Đoàn Quảng Ngãi thì cho rằng: Về lĩnh vực giáo dục, ghi nhận việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 bảo đảm đúng lộ trình quy định tại Nghị quyết 51 Quốc hội khóa XIV đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo còn hạn chế.

Mạng lưới trường, lớp, điều kiện, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục. Do vậy, tôi đề nghị xem xét tăng chi cho sự nghiệp giáo dục, ưu tiên việc đảm bảo nhu cầu kinh phí chi cho sự nghiệp giáo dục của các địa phương trong tổng dự toán chi cân đối được giao.

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Tiến- Đoàn Vĩnh Phúc cho hay: Tôi đồng tình với việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 1 bộ sách giáo khoa như đề xuất của Đoàn giám sát, bởi mấy lý do sau:

Thứ nhất, từ chủ trương Nhà nước chịu trách nhiệm biên soạn sách giáo khoa. Nghị quyết 88 cho phép xã hội hóa các tổ chức được tham gia biên soạn. Nhiều ý kiến đề nghị Bộ Giáo dục không nên biên soạn, thậm chí không được làm, như vậy có đúng quan điểm Nhà nước phải chăm lo cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu không? Có đúng với nguyên tắc Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong xã hội hóa giáo dục không? Mặt khác, Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất nên nền giáo dục Việt Nam cũng phải được thống nhất ở các bậc học. Từ những lý do trên, tôi đề nghị Bộ Giáo dục nên ban hành 1 bộ sách giáo khoa chung.

Khẳng định tính trung thực về chi phí đổi mới Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông
Đại biểu Nguyễn Duy Thanh bày tỏ không đồng tình với việc giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục biên soạn sách giáo khoa. (Ảnh: PV/Vietnam+).

Trước đó, trong phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Duy Thanh- Đoàn tỉnh Cà Mau chỉ rõ: Báo cáo giám sát có nêu số liệu trong giai đoạn 2015 - 2022, Chính phủ đã bố trí 213.449 tỉ đồng cho việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Trong đó, chi thường xuyên chiếm 38,3%, chi đầu tư chiếm 61,7%.

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh đề nghị các cơ quan cung cấp số liệu cho biết mức chi trên vượt bao nhiêu so với mức chi bình thường cho giáo dục phổ thông theo quy định? Mức chi phục vụ đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông là bao nhiêu, gồm những khoản nào? Theo đại biểu, nếu không rành mạch, rõ ràng, con số này có thể gây hiểu lầm về cách Chính phủ chi tiêu ngân sách nhà nước và kinh phí đổi mới chương trình sách giáo khoa.

Khẳng định về chi phí đổi mới sách giáo khoa

Liên quan đến vấn đề sách giáo khoa, đại biểu Quốc hội Đinh Công Sỹ - Đoàn tỉnh Sơn La cho biết: Một số đại biểu Quốc hội có ý kiến về tính xác thực của kinh phí chi cho thực hiện nhiệm vụ đổi mới Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông năm 2018 giai đoạn 2014-2022 và đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đề cập đến trong phiên cuối giờ sáng ngày 1/11.

Đại biểu Quốc hội Đinh Công Sỹ khẳng định: Với trách nhiệm của cơ quan thường trực của Đoàn giám sát, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục xin được khẳng định số liệu được thể hiện trong báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát số 638 ngày 4/10/2023, đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát tại Phiên họp số 25 và thể hiện trong Nghị quyết số 686 ngày 18/9/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được tổng hợp từ Báo cáo số 36 ngày 14/2/2023 của Chính phủ, thể hiện tại Phụ lục 4 của báo cáo của Chính phủ. Các số liệu này cũng đã được thống nhất giữa Đoàn giám sát tại các phiên làm việc với các bộ, ngành và phiên làm việc với Chính phủ và không có ý kiến gì khác.

Cụ thể, tổng số chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2014-2022 là 213.449,72 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương là 13.236,26 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 152.739,34 tỷ đồng, vốn ngoài nước là 41.053,89 tỷ đồng và nguồn xã hội hóa là 6.420,22 tỷ đồng.

Đại biểu Quốc hội Đinh Công Sỹ xác nhận và khẳng định tính trung thực và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước việc tổng hợp số liệu báo cáo của Chính phủ để các đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo được biết.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kỳ họp Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục phát huy vai trò, vị thế, uy tín thương hiệu Trường Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục phát huy vai trò, vị thế, uy tín thương hiệu Trường Sơn

Thủ tướng yêu cầu Tổng công ty Trường Sơn phải phát triển cả về tầm vóc, tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín, thương hiệu Trường Sơn, đóng góp cho đất nước.
Tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai trên thế giới lên đến 260 tỷ USD

Tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai trên thế giới lên đến 260 tỷ USD

Năm 2023, tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai trên thế giới ước lên đến 260 tỷ USD. Trong nước ghi nhận 5.331 sự cố, thiên tai, thiệt hại ước 9.324 tỷ đồng.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đội ngũ doanh nhân

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đội ngũ doanh nhân

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm phát triển đội ngũ doanh nhân.
Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng

Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng

Từ ngày 13-15/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phiên họp này sẽ cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức quán triệt Nghị quyết số 41-NQ/TW về doanh nhân thời kỳ mới

Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức quán triệt Nghị quyết số 41-NQ/TW về doanh nhân thời kỳ mới

Ngày 10/5, tại trụ sở Bộ Công Thương, Đảng bộ Bộ Công Thương đã tổ chức quán triệt Nghị quyết số 41-NQ/TW về doanh nhân.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Mong muốn các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam trở thành đối tác của Samsung

Thủ tướng: Mong muốn các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam trở thành đối tác của Samsung

Chiều 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Park Hark Kyu, Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung nhân dịp tới Việt Nam.
Kiên quyết không để thiếu điện trong thời gian cao điểm nắng nóng

Kiên quyết không để thiếu điện trong thời gian cao điểm nắng nóng

Tại Nghị quyết số 65/NQ-CP, Thủ tướng yêu cầu bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, kiên quyết không để thiếu điện trong cao điểm nắng nóng.
Kỳ vọng từ phiên điều trần của Mỹ xét công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam

Kỳ vọng từ phiên điều trần của Mỹ xét công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam

Theo Bộ Ngoại giao, phiên điều trần do Bộ Thương mại Mỹ tổ chức là bước quan trọng trong quá trình xét hồ sơ công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.
Việt Nam chưa nhận đủ thông tin để đánh giá toàn diện tác động của kênh đào Funan Techo

Việt Nam chưa nhận đủ thông tin để đánh giá toàn diện tác động của kênh đào Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam chưa có đủ thông tin để đánh giá tác động của dự án kênh đào Funan Techo và mong muốn Campuchia chia sẻ đầy đủ.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội: Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội: Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội

Ngày 9/5, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì họp giao ban giữa Lãnh đạo Quốc hội và Thường trực các cơ quan của Quốc hội.
Chính phủ kiên định "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh"

Chính phủ kiên định "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh"

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 65/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, trong đó Chính phủ kiên định "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh".
Thủ tướng: Không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần

Thủ tướng: Không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần

Thủ tướng chỉ ra giải pháp trong triển khai quy hoạch vùng và phát triển, liên kết Vùng đồng bằng sông Hồng với 12 "từ khóa" quan trọng bao trùm và toàn diện.
Rà soát, đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng

Rà soát, đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng

Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra sáng 9/5.
Quảng Ninh 7 năm liên tiếp dẫn đầu Chỉ số PCI

Quảng Ninh 7 năm liên tiếp dẫn đầu Chỉ số PCI

Tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023, với kết quả này, đây là năm thứ 7 tỉnh Quảng Ninh giữ vai trò “quán quân” PCI.
Truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam trong Chiến thắng Điện Biên Phủ đã truyền cảm hứng cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
Việt Nam - Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Việt Nam - Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Hai nước đã xác lập ''định vị mới'' cho quan hệ song phương, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.
Thủ tướng: Các nhà thầu

Thủ tướng: Các nhà thầu ''đã nói phải làm, cam kết phải thực hiện'', đảm bảo dự án đúng tiến độ

Chiều 8/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông.
Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng đề nghị Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, hiện tỉ lệ giải ngân của 3 địa phương đạt dưới mức bình quân chung.
Vì sao ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. Hồ Chí Minh bị đề nghị kỷ luật?

Vì sao ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. Hồ Chí Minh bị đề nghị kỷ luật?

Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa đề nghị kỷ luật các ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. HCM; Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong, Nguyên Chủ tịch UBND TP. HCM.
Lấy ý kiến về quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất

Lấy ý kiến về quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất

Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giá đất sẽ được lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng để hoàn thiện.
Hà Nội: Dự án hơn 17.000 tỷ đồng mở rộng gấp đôi đường Láng bao giờ triển khai?

Hà Nội: Dự án hơn 17.000 tỷ đồng mở rộng gấp đôi đường Láng bao giờ triển khai?

Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất thành phố mở rộng đường Láng từ khoảng 21m lên 53,5m, có chiều dài 3,8km, chi phí dự kiến hơn 17.000 tỷ đồng.
Tập trung rà soát, cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Tập trung rà soát, cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính sáng 8/5 nhằm rà soát tiến độ đơn giản hoá, cắt giảm điều kiện kinh doanh; phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính.
Bắc Giang: Tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc

Bắc Giang: Tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc

Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Sắp thanh tra, kiểm tra VNPT và Viettel Kon Tum

Sắp thanh tra, kiểm tra VNPT và Viettel Kon Tum

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum sẽ tiến hành kiểm tra việc quản lý thuê bao di động trả trước tại VNPT Kon Tum và Viettel Kon Tum, trong quý II/2024.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Để gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các đơn vị liên quan triển khai ngay 3 giải pháp cấp thiết.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động