Thứ hai 25/11/2024 20:53

Khẳng định bàn tay, khối óc người thợ lắp máy tại Dự án Tổ hợp Hoá dầu Long Sơn

Tại Tổ hợp Hoá dầu Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) - Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) đã dồn sức khắc phục khó khăn, hoàn thành tiến độ dự án.
Một góc Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn

3 khó khăn với nhà thầu Việt Nam khi thi công dự án

Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn là dự án trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và cả nước nói chung với tổng vốn đầu tư khoảng 5,4 tỉ USD.

Dự án được khởi công xây dựng tháng 2/2018 nằm trong Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn (xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu) do Tập đoàn SCG (Thái Lan) làm chủ đầu tư. Đây là những công trình quy mô lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao, qua đó khẳng định trình độ chuyên môn cũng như tay nghề của đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân Việt Nam.

Các hạng mục thi công của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) bắt đầu triển khai từ tháng 11/2019, trong đó có 3 gói thầu thi công lắp đặt với tổng giá trị hợp đồng gần 1.300 tỉ đồng. Hiện LILAMA đã hoàn thành 97-98%% công việc tại dự án, trong đó có hai gói thầu đã hoàn thành và bàn giao.

Tham gia 3/5 gói thầu của dự án, LILAMA đã triển khai lượng lớn nhân lực, lúc cao điểm đã huy động tới gần 2.000 kỹ sư, công nhân và các máy móc, thiết bị hiện đại. Theo ông Lê Hải Long, Giám đốc Ban dự án Hóa dầu Long Sơn của LILAMA, tại dự án này, Tổng công ty đảm nhận các công việc: Lắp đặt kết cấu thép, thiết bị và ống, lắp đặt thiết bị điện, bảo ôn, kết cấu bê tông đúc sẵn, thang máng cáp...

Ông Lê Hải Long - Giám đốc Ban dự án Hóa dầu Long Sơn của LILAMA chỉ huy trên công trường

Làm việc với 3 đơn vị tổng thầu khác nhau, do vậy, trong quá trình thi công có một số vấn đề phát sinh đòi hỏi phải xử lý kịp thời, các giải pháp thi công cũng phải đa dạng, phù hợp với từng hạng mục. Tất cả công việc đều được lên kế hoạch chi tiết với từng mốc tiến độ cụ thể để bảo đảm đồng bộ, tránh chồng chéo giữa các nhà thầu. Đến nay, 3 gói thầu có sự tham gia của LILAMA đều đáp ứng được tiến độ đề ra.

Ông Lê Hải Long cũng cho biết, thi công dự án này, LILAMA gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất là bị ảnh hưởng bởi 2 năm đại dịch Covid-19, trong đó giai đoạn khó khăn nhất từ tháng 11/2021 cho đến tháng 4/2022. Ngay sau giai đoạn này lại rơi vào thời điểm Tết Nguyên đán của Việt Nam nên dẫn tới càng khó khăn hơn về vấn đề nhân sự.

Khó khăn thứ hai tại dự án này, ông Lê Hải Long cho biết, không giống dự án khác có một tổng thầu phụ trách chung, đặc thù của Dự án Hóa dầu Long Sơn là có 5 tổng thầu đảm nhiệm điều tiết 5 khu vực khác nhau. Chính vì vậy, việc phối hợp giữa các nhà thầu để đồng bộ các hạng mục là vấn đề được quan tâm hàng đầu trên công trường.

Thứ ba là đơn giá tại Dự án Hóa dầu Long Sơn khá thấp. So với Dự án Lọc dầu Nghi Sơn cách đây 10 năm thì đơn giá tại Long Sơn hiện tại thấp hơn rất nhiều.

Khẳng định bàn tay, khối óc người thợ lắp máy

Ông Lê Hải Long cho biết, để khắc phục khó khăn, yếu tố quan trọng nhất vẫn là con người. Lực lượng kỹ sư của LILAMA tham gia thi công tại công trình Hoá dầu Long Sơn trừ một số người chủ chốt từng tham gia ở các dự án khác như Lọc hoá dầu Dung Quất, Lọc hoá dầu Nghi Sơn thì còn lại hầu như kỹ sư tuyển mới. Họ được đào tạo tốt, có trình độ cao đặc biệt là ngoại ngữ nên họ tiếp cận công việc rất nhanh. Chính vì thế, kỹ sư của LILAMA mất khoảng 2-3 tháng là có thể đàm nhận được công việc tại công trường. Đặc biệt có một số kỹ sư có thể đảm nhận làm việc một cách độc lập. Đến thời điểm này có thể nói, tại Dự án Hoá dầu Long Sơn, với lực lượng kỹ sư và công nhân lành nghề, được đào tạo bài bản, so với các nhà thầu khác LILAMA được đánh giá là nhà thầu thi công uy tín, đảm bảo tiến độ của dự án.

LILAMA đã dồn sức thi công, vượt khó đưa các hạng mục hoàn thành đúng tiến độ của dự án

Ông Lê Hải Long chia sẻ, công tác duy trì nhân lực bảo đảm tiến độ thi công là khó khăn nhất ở công trường tại thời điểm dịch Covid-19 bùng phát dữ dội. Trước khi đại dịch bùng phát, LILAMA có khoảng 1.700 kỹ sư công nhân đang tham gia thi công. Tuy nhiên, sau khi đại dịch diễn ra, số kỹ sư công nhân làm việc chỉ còn 400 người, tức là chỉ còn khoảng 25%. Chưa hết, ngay sau thời điểm đại dịch bùng phát lại rơi vào Tết Nguyên đán nên tư tưởng của người lao động đang làm việc tại công trình là chỉ muốn về nhà, không quay trở lại công trường. Để động viên kỹ sư công nhân làm việc tại công trường những ngày Tết thì tổng thầu, LILAMA cũng như các đơn vị thành viên đã hỗ trợ bằng lương, thưởng từ 1-1,2triệu/người/ngày. Chính vì thế nên đã có gần 300 người ở lại làm trong những ngày Tết. Chính bản thân ông Lê Hải Long - Giám đốc Ban dự án Hóa dầu Long Sơn cũng có 2 cái Tết liền không được về quê sum họp với gia đình vì ông là chỉ huy trưởng, bởi “nếu mình về thì anh em cũng sẽ về hết, nên phải ở lại động viên tinh thần người lao động” - ông Long chia sẻ.

Cũng do thiếu hụt nhân lực nên hầu hết khi dịch lắng xuống, người lao động của LILAMA phải nỗ lực tăng ca, làm thêm giờ. Tất cả các báo cáo được lực lượng kỹ sư tranh thủ làm buổi tối. Đối với các đơn vị như LILAMA 18 thì 100% các buổi tối đều họp để đưa ra các kế hoạch và biện pháp thi công cho ngày hôm sau.

Chính bởi dồn toàn bộ nhân lực và sức lực nên tại dự án này, LILAMA không bị mất kiểm soát tiến độ so với các nhà thầu khác. Tổng số người lao động làm việc thời điểm cao nhất có khoảng 2.000 người tham gia thi công tại công trình. Công ty hỗ trợ người lao động về chỗ ăn, ở, phương tiện đi lại.

Tính đến hiện tại, Dự án Hóa dầu Long Sơn đã ghi nhận số giờ công an toàn của LILAMA tại dự án là 6.637.873 giờ và chưa để xảy ra vụ việc mất an toàn dẫn đến dừng việc.

Mới đây nhất, chiều 26/11, tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Cụm cảng - Bồn bể chuyên dụng và Nhà máy tiện ích trung tâm của dự án Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn.

Dự án được kỳ vọng sẽ tạo ra khoảng 15.000-20.000 việc làm trong quá trình xây dựng, hơn 1.000 lao động kỹ thuật cao khi đi vào vận hành thương mại. Dự án cũng ước tính sẽ góp 60 triệu USD/năm cho ngân sách quốc gia trong suốt 30 năm kể từ khi đi vào hoạt động.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: LILAMA

Tin cùng chuyên mục

JTI Việt Nam tiếp tục tỏa sáng trong bảng xếp hạng 100 nơi làm việc tốt nhất của Anphabe

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương thăm, chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Bảo hiểm Quân đội ra mắt giao diện website mới, nâng tầm dịch vụ khách hàng

MM Mega Market Việt Nam được vinh danh Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024

GreenYellow và LOTTE Mart hợp tác thúc đẩy giải pháp năng lượng trong lĩnh vực bán lẻ

Doanh nghiệp Việt lập công ty 1.000 tỷ để nghiên cứu và phát triển người máy

Giá sắt phế liệu hôm nay tăng hay giảm? Thông tin mới nhất

ROX Group được vinh danh 'Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam' năm thứ hai liên tiếp

PC Thừa Thiên Huế: Trao giải, giấy chứng nhận Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024

Sun Group 5 năm liên tiếp đạt giải 'Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

BIM Group được vinh danh Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

PV GAS SE - Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam

Phân bón Cà Mau được vinh danh về Quản trị công ty và báo cáo phát triển bền vững

Những giải pháp hay giúp "Thức dậy" những mùa vàng

Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ

PC Thừa Thiên Huế: Tiết kiệm điện nơi công sở - Nét đẹp trong văn hóa doanh nghiệp

PC Thừa Thiên Huế: Tự động xử lý mất kết nối thiết bị đóng cắt có điều khiển xa

Chiến lược hợp tác quốc tế hướng đến phát triển bền vững của Tập đoàn Bamboo Capital

PVFCCo và PV GAS tăng cường hợp tác lâu dài, toàn diện, hướng tới phát triển bền vững