IMF cảnh báo về cuộc “Chiến tranh Lạnh mới” và sự phá hủy thương mại tự do
“Các đường đứt gãy đang ngày càng rộng ra trong nền kinh tế toàn cầu do căng thẳng Mỹ-Trung và xung đột Nga-Ukraine, điều này đang làm thay đổi môi trường kinh doanh cũng như mọi chi phí tăng cao hơn bao giờ hết”, bà Gita Gopinath, Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của /chu-de/quy-tien-te-quoc-te.topic (IMF) cho biết.
Bà Gopinath cảnh báo: “Nếu sự phân mảnh ngày càng sâu sắc, chúng ta có thể rơi vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Chi phí kinh tế của cuộc Chiến tranh Lạnh thứ hai có thể rất lớn. Thế giới đã trở nên hội nhập hơn nhiều và chúng ta phải đối mặt với vô số vấn đề chung chưa từng có mà một thế giới phân mảnh không thể giải quyết được”.
Bà Gita Gopinath, Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của IMF |
Theo quan chức IMF, GDP toàn cầu có thể giảm 2,5%, tương đương 2,5 nghìn tỷ USD nếu thương mại bị loại bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, tùy vào mức độ điều chỉnh của các nền kinh tế trước sự phân chia mới trong thương mại toàn cầu, thiệt hại này có thể lên tới 7% GDP.
“Nếu thương mại chỉ bị gián đoạn giữa khối Mỹ - châu Âu và khối Trung Quốc - Nga, thì các nền kinh tế còn lại nhìn chung sẽ đạt được một số lợi ích. Nhưng nếu sự phân mảnh ngày càng gia tăng, ngay cả những nước được hưởng lợi từ sự phân mảnh ở dạng nhẹ hơn, trong một kịch bản cực đoan, cũng có thể bị bỏ lại. Tóm lại, ai cũng có thể thua cuộc”, bà Gopinath nói thêm.
Bà Gopinath kêu gọi tìm kiếm cách tiếp cận đa phương và làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác kinh tế.
Để đáp lại, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh chuỗi cung ứng “giảm rủi ro” sau nhiều năm toàn cầu hóa không được kiểm soát. Sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh quá trình này. Các doanh nghiệp tìm nguồn cung ứng nguyên liệu trong nước hoặc từ các quốc gia có quan điểm chính trị phù hợp.
Các chính phủ cũng đang cung cấp hàng tỷ USD để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước và tạo việc làm, đồng thời đầu tư cho các ngành công nghiệp xanh để chống lại biến đổi khí hậu.
Dù thừa nhận chính sách này có thể mang lại lợi ích cho các quốc gia, nhưng bà Gopinath cũng cảnh báo việc không quản lý được quy trình này có thể “dễ dàng lấn át những lợi ích mà chính sách đó mang lại”.