Hoàn thiện thể chế và cơ chế chính sách đặc thù cho ngành dầu khí

Cần tập trung hoàn thiện thể chế cho phát triển ngành dầu khí và các cơ chế, chính sách đặc thù riêng cho phát triển Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) theo Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị, trọng tâm là hoàn thiện Luật Dầu khí, Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp…  

Là một trong những chỉ đạo của Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình tại buổi làm việc với PVN diễn ra sáng nay, 25/1/2019, tại Hà Nội.

hoan thien the che va co che chinh sach dac thu cho nganh dau khi
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình nêu lên 4 vấn đề cần giải quyết để phát triển Tập đoàn Dầu khí

Theo đánh giá tại buổi làm việc, kết quả thực hiện Nghị quyết số 41 ngày 23/07/2015 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035: PVN đã tổ chức tốt việc tuyên truyền, quán triệt, xây dựng ban hành chương trình, kế hoạch hành động để thể chế hoá các chủ trương trong Nghị quyết 41; định kỳ hàng năm đều có những đánh giá, tổng kết việc thực hiện và đề xuất một số kiến nghị quan trọng, cần thiết phải xử lý trong thời gian tới.

Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong 5 lĩnh vực chính của PVN, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng trong 3 năm qua (nhất là năm 2018), PVN cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: Phát triển đúng theo những định hướng chiến lược; phù hợp với 06 quan điểm chủ đạo và mục tiêu tổng quát nêu trong Nghị quyết. Nhiều mục tiêu cụ thể và chỉ tiêu sản xuất được hoàn thành hoặc tiệm cận hoàn thành như khai thác, tiêu thụ khí, sản xuất các loại sản phẩm xăng dầu, điện, đạm, PP. Hàng năm PVN đều hoàn thành các chỉ tiêu về tài chính như doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước ở mức cao; đảm bảo bảo toàn và phát triển vốn; kiểm soát được công nợ. Công tác tái cơ cấu đạt yêu cầu đề ra theo hướng rút gọn bộ máy điều hành để nâng cao hiệu quả quản trị (cơ quan Tập đoàn giảm từ 28 đầu mối xuống còn 16 đầu mối); công tác cổ phần hóa được triển khai quyết liệt, có hiệu quả (năm 2018 đã cổ phần thêm 03 Tổng công ty lớn là PV Oil, PV Power và BSR thu về 7,500 tỷ vốn thặng dư, như báo cáo nêu trên)…

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Nghị quyết cũng còn một số hạn chế. Cơ chế, chính sách cho phát triển ngành dầu khí nói chung và Tập đoàn Dầu khí quốc gia còn nhiều vướng mắc, chưa thực hiện đầy đủ theo chủ trương, yêu cầu của Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị như: còn thiếu cơ chế đặc thù riêng cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phát triển; việc phân cấp, phân quyền chưa phù hợp; nhiều luật liên quan còn chồng chéo, còn nhiều hạn chế; việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao cho các Bộ ngành còn nhiều bất cập, chưa đạt yêu cầu đề ra; có thể nói rằng, đây là nguyên nhân chủ quan chính ảnh hưởng đến kết quả thực hiện Nghị quyết cần nghiêm túc rà soát, đánh giá, kiểm điểm lại trong thời gian đợt Sơ kết 3 năm này.

Trong từng lĩnh vực cụ thể vẫn còn một số tồn tại, cần khắc phục, nhất là chưa đạt được 03 chỉ tiêu quan trọng về gia tăng trữ lượng, sản lượng khai thác dầu khí và đầu tư ra nước ngoài (hiện nay chỉ tập trung xử lý các tồn tại trong giai đoạn trước, không có đầu tư mới nào ra nước ngoài trong 03 năm qua); một số mục tiêu chiến lược về phát triển hoá dầu, nhất là hoá dầu từ khí (tăng cường chế biến sâu từ khí), gia tăng dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu, phát triển nhiên liệu sinh học cũng chưa được thực hiện; các dự án trọng điểm Nhà nước về dầu khí cũng như các dự án điện đều có những vướng mắc lớn, bị chậm tiến độ; 05 dự yếu kém vẫn chưa được xử lý triệt để; công tác dự báo, đánh giá thị trường chưa thực sự đảm bảo chất lượng; công tác cán bộ cũng còn một số lỗ hổng, sai sót (một phần cũng do giai đoạn trước để lại).

Các lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí, công nghiệp khí và chế biến dầu khí, công nghiệp điện đều tồn tại các vướng mắc về cơ chế, chính sách cần được tháo gỡ kịp thời.

hoan thien the che va co che chinh sach dac thu cho nganh dau khi
Buổi làm việc đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó trọng tâm là đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 41 ngày 23/07/2015 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035

Thông tin tại buổi làm việc, đại diện PVN cho biết, năm 2018, Tập đoàn đã cơ bản vượt qua các khó khăn thách thức để hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được Chính phủ, Bộ Công Thương giao; hầu hết các chỉ tiêu của Tập đoàn đều hoàn thành kế hoạch cả năm 2018 trước 10 ngày đến 2 tháng, cụ thể: Gia tăng trữ lượng dầu khí năm 2018 đạt 12 triệu tấn quy dầu; Khai thác dầu thô đạt 13,97 triệu tấn, vượt 735 nghìn tấn; Khai thác khí đạt 10,01 tỷ m³, vượt 410 triệu m3. Tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 626,8 nghìn tỷ đồng, vượt 18% kế hoạch năm, tăng 26% so với năm 2017; Nộp ngân sách Nhà nước đạt 121,3 nghìn tỷ đồng, vượt 47,5 nghìn tỷ đồng, vượt 64,3% kế hoạch năm, tăng 24% so với năm 2017. Tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 47,1 nghìn tỷ đồng, vượt gấp 2,5 lần kế hoạch năm, tăng 23% so với năm 2017.

Năm 2019, PVN đặt chỉ tiêu kế hoạch sản xuất: Gia tăng trữ lượng dầu khí là 10-15 triệu tấn quy dầu; Khai thác dầu:12,37 triệu tấn; Khai thác khí: 9,69 tỷ m3; Sản xuất đạm: 1,58 triệu tấn; Sản xuất điện: 21,6 tỷ kWh; Sản xuất xăng dầu:10,35 triệu tấn. Chỉ tiêu doanh thu là 612,2 nghìn tỷ đồng; nộp ngân sách 87,5 nghìn tỷ đồng; lợi nhuận 31,3 nghìn tỷ đồng…

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình nêu lên 4 vấn đề cần giải quyết.

Thứ nhất, cần tập trung hoàn thiện thể chế cho phát triển ngành dầu khí và các cơ chế, chính sách đặc thù riêng cho phát triển Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam theo Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị, trọng tâm là hoàn thiện Luật Dầu khí, Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật Quản lý vốn số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014) và Nghị định số 124/2017/NĐ-CP ngày 15/11/2017 về quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí. Xem xét tổng thể các luật như: Luật Dầu khí, Luật Đầu tư 2014, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng… để có quy định thống nhất giữa các văn bản pháp luật này vì hiện nay quy định liên quan đến thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án chưa có sự thống nhất.

Trong giai đoạn chờ sửa các luật, có thể nghiên cứu, sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các nghị quyết để xử lý cho kịp thời.

Thứ hai, cần sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 41 để trình Bộ Chính trị ban hành một Nghị quyết mới góp phần tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn củ Tập đoàn cũng như của ngành dầu khí. Tập đoàn PVN cần chuẩn bị tốt để báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ, đồng thời phối hợp Ban Kinh tế Trung ương trong công tác thẩm định.

Thứ ba, đối với những khó khăn, vướng mắc trong xử lý 5 dự án, doanh nghiệp yếu kém, cần có cách tiếp cận đúng, sớm có các kiến nghị để ban hành các chủ trương, chính sách cụ thể.

Thứ tư, đối với một số vấn đề lớn, Ban Kinh tế Trung ương sẽ tổng hợp để báo cáo Bộ Chính trị sớm có chỉ đạo để tạo điều kiện cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phát triển trong thời gian tới.

Thùy Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030.
4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

Kinh tế 4 tháng duy trì đà phát triển tích cực cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, điểm sáng là lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cấp cho nhu cầu tại chỗ, không phục vụ mục đích mua bán điện.
Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Kinh tế trong 4 tháng đầu năm chuyển biến tích cực với 8 kết quả nổi bật. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu triển khai 15 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Tin cùng chuyên mục

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo Điện lực các huyện nỗ lực xử lý, cấp điện trở lại phục vụ nhân dân.
Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 4/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu.
Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sáng 4/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên giải trình Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Sáng 4/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó; có giải pháp quản lý thị trường vàng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân, là chiến thắng của lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, đại lý mua bán vàng.
Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực; phát triển thị trường các-bon và cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

UBTVQH phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.
Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5/2024 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân làm việc trên công trường một số dự án cao tốc trọng điểm, ngày 29/4.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và cắt băng khánh thành dự án tại điểm cầu ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận thuộc dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, thăm hỏi, động viên người dân Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng Ninh Thuận sẽ hiện thực hóa thành công Quy hoạch vừa được phê duyệt, vượt lên mạnh mẽ, phát triển nhanh, bền vững.
Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Sáng 28/4, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động