Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng

Việc hoàn thiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) sẽ tiếp tục là một trong các công cụ chính để tháo gỡ các khó khăn và định hướng phát triển thống nhất, hiệu quả cho các tổ chức xã hội nói chung và Hội Bảo vệ người tiêu dùng nói riêng tại Việt Nam trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Dịch bệnh khiến khiếu nại người tiêu dùng gia tăng

Ngày Quyền của người tiêu dùng được tổ chức vào 15/3 hằng năm nhằm khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với sự phát triển ổn định, bền vững của xã hội và đất nước. Năm 2022, Bộ Công Thương chọn chủ đề “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới” cho Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2022. Chủ đề này là sự khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng trong các giao dịch trên thị trường. Cùng đó, kêu gọi các cấp, ngành, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng doanh nghiệp trong việc chung tay thực hiện trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, một chính phủ kiến tạo, một môi trường kinh doanh - tiêu dùng an toàn, lành mạnh và bền vững trong thời kỳ bình thường mới.

Thông tin tại tọa đàm “Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng” do Báo Công Thương tổ chức, ông Hồ Tùng Bách, Phó Trưởng phòng Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết, đại dịch Covid-19 đã và đang làm phát sinh nhiều vấn đề liên quan tới công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các cơ quan, tổ chức về bảo vệ người tiêu dùng tiếp tục khẳng định hơn nữa vai trò và sự cần thiết của mình đối với sự phát triển chung của kinh tế và xã hội.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng
Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng” do Báo Công Thương tổ chức sáng ngày 15/3

Ông Hồ Tùng Bách chia sẻ: Trong thời kỳ dịch bệnh, số lượng phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng có xu hướng gia tăng. Theo thống kê, năm 2021, Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng của Bộ Công Thương tiếp nhận hơn 13.000 cuộc gọi, tăng hơn 17% so với năm 2020. Số lượng đơn thư khiếu nại được giải quyết tại Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng là hơn 1.300 vụ việc, tăng 122% so với năm 2019.

“Các phản ánh, khiếu nại đều liên quan đến các lĩnh vực chịu sự ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid-19 cũng như sự thay đổi mạnh mẽ trong hành vi, thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng như lĩnh vực thương mại điện tử; hàng không, dịch vụ vận tải và phương tiện vận chuyển” - ông Hồ Tùng Bách cho hay.

Trước xu hướng gia tăng về số lượng phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng, đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, trong suốt thời kỳ dịch bệnh, tùy từng giai đoạn đều có những vấn đề nổi cộm, như chính sách và việc thực hiện hoàn hủy vé máy bay tại thời kỳ đầu của dịch bệnh; việc tăng giá bán khẩu trang, nước xịt khuẩn hay như gần đây là các vấn đề liên quan đến giá, nguồn gốc của các bộ kít test Covid-19, thuốc điều trị Covid-19… Đối với những vấn đề này, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đều có các giải pháp phù hợp để xử lý.

Cụ thể, với những vụ việc cụ thể do người tiêu dùng phản ánh, khiếu nại, Cục đều phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc doanh nghiệp liên quan để kịp thời xử lý, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, thông qua dữ liệu của Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng, Cục đều tổng hợp, phân tích các xu hướng phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng, từ đó, kịp thời có các cảnh báo, hướng dẫn tới người tiêu dùng hoặc chia sẻ thông tin tới các cơ quan quản lý chuyên ngành, các nhóm doanh nghiệp để có các hành động phù hợp, nâng cao nhận thức và tăng tính minh bạch, rõ ràng trong việc bảo vệ người tiêu dùng đối với các vấn đề phát sinh.

“Một ví dụ về hoạt động này là gần đây, trong khuôn khổ Lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2022 được tổ chức ngày 11/3 vừa qua, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã phát hành Bộ tài liệu hướng dẫn tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới, trong đó, hướng dẫn các thông tin cơ bản để người tiêu dùng có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình thực hiện các giao dịch” - ông Bách nói.

“Cầu nối” giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng

Chia sẻ về vai trò của các tổ chức xã hội - một trong các chủ thể chính, có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam, đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, hiện nay, các Hội Bảo vệ người tiêu dùng là nhóm tổ chức xã hội tham gia tích cực, có vị trí và đóng góp quan trọng trong công tác bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam. Vai trò của các Hội được thể hiện rõ nét thông qua các hoạt động phản biện xã hội; nâng cao nhận thức xã hội và tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng giải quyết phản ánh, khiếu nại.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng
Ông Hồ Tùng Bách, Phó Trưởng phòng Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương)

“Vai trò của các tổ chức xã hội đã được thể hiện rõ ngay từ năm 1999 khi ban hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tiếp sau đó, các văn bản hướng dẫn thực thi Pháp lệnh và sau này là Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tiếp tục quy định rõ vai trò và hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng. Hiện tại, Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đang được xây dựng cũng tiếp tục dành một Chương để quy định về việc tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” - ông Hồ Tùng Bách nhấn mạnh và cho biết thêm, từ phía Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục luôn xác định rõ các Hội bảo vệ người tiêu dùng trên cả nước là nhóm chủ thể quan trọng, có vai trò đồng hành và phối hợp với Cục trong tất cả các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng.

“Trong thời kỳ mới, khi mà công tác bảo vệ người tiêu dùng ngày càng liên quan tới nhiều lĩnh vực, cần đáp ứng nhiều hơn các yêu cầu của phát triển xã hội và nền kinh tế, vai trò của các Hội Bảo vệ người tiêu dùng cần tiếp tục được phát huy và đẩy mạnh, đặc biệt là hoạt động tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn bản pháp luật và mở rộng nội dung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho xã hội, không chỉ bao gồm pháp luật và kỹ năng tiêu dùng mà cần bao gồm cả văn hóa và trách nhiệm tiêu dùng. Từ đó khẳng định vai trò là “cầu nối” giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng” - đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng nhấn mạnh.

Sửa luật để người tiêu dùng được bảo vệ toàn diện hơn

Trong quá trình thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã ghi nhận những khó khăn, thách thức đối với hoạt động của các Hội Bảo vệ người tiêu dùng. Trên cơ sở đó, các cơ quan có thẩm quyền từ trung ương tới địa phương đã ban hành nhiều văn bản, chính sách, nhiều chương trình, dự án nhằm từng bước tháo gỡ các khó khăn cho hoạt động của các Hội. Tuy nhiên, đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng nhìn nhận, hiện tại, hoạt động của phần nhiều các Hội vẫn còn khó khăn, cần tiếp tục có sự chia sẻ, hỗ trợ của các chủ thể khác.

Để hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày một tốt hơn, Bộ Công Thương được Chính phủ giao nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt, Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) được xem là một trong những giải pháp tổng thể, căn cơ nhằm tiếp tục tạo cơ chế chính sách để khuyến khích, phát triển hoạt động của các Hội Bảo vệ người tiêu dùng.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng

Ông Hồ Tùng Bách chia sẻ, Dự án đã được chính thức triển khai từ tháng 10/2021. Theo Kế hoạch, Dự án sẽ được trình Chính phủ xem xét vào tháng 6/2022, trước khi trình Quốc hội xem xét vào tháng 10/2022 và thông qua vào tháng 5/2023.

Để đảm bảo hiệu quả của công tác xây dựng pháp luật, đặc biệt là hoàn thiện các quy định về tăng cường vai trò và hiệu quả hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng, trong quá trình xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Bộ Công Thương đã chủ động thực hiện nhiều nhóm giải pháp, cụ thể: Mời đại diện Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập. Phối hợp với Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức hội thảo xin ý kiến các Hội bảo vệ người tiêu dùng trên cả nước, đồng thời, đề nghị Hội chủ trì hoạt động tổng hợp ý kiến của các Hội trên cả nước đối với Dự thảo Luật.

Về nội dung, hiện tại Dự thảo đã và đang hoàn thiện các quy định trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức xã hội tham gia hiệu quả hơn vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó, tập trung vào một số quy định như: Quy định các điều kiện thuận lợi để tổ chức xã hội tăng cường vai trò trong việc tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng giải quyết khiếu nại, thực hiện các hoạt động đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc xử lý tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Quy định cụ thể về nhóm các hoạt động mà cơ quan nhà nước giao các tổ chức xã hội thực hiện khi tham gia bảo vệ người tiêu dùng. Quy định về việc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của các tổ chức xã hội…

“Với sự tham gia trực tiếp và song hành của các Hội, cũng như chủ trương, chính sách ủng hộ, tăng cường phát huy vai trò của các tổ chức xã hội vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong thời gian tới, việc hoàn thiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) sẽ tiếp tục là một trong các công cụ chính để tháo gỡ các khó khăn và định hướng phát triển thống nhất, hiệu quả cho các tổ chức xã hội nói chung và Hội Bảo vệ người tiêu dùng nói riêng tại Việt Nam” - đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khẳng định.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Báo Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khoảng tối đấu thầu cây xanh (Bài 1):

Khoảng tối đấu thầu cây xanh (Bài 1): ''Trùm thầu'' lộ diện

Cây xanh Công Minh được xem là một trong những “ông trùm” trong lĩnh vực đấu thầu cây xanh, khi trúng nhiều gói thầu theo kiểu "một mình một ngựa".
Theanh28 và nhiều

Theanh28 và nhiều ''Idol TikTok'' lợi dụng clip nhạy cảm để ''câu like bẩn''

Lợi dụng sự cố các cá nhân lộ clip nhạy cảm hay đánh ghen, Theanh28, Nhật Hải Biết Tuốt và Ngũ A Ca đã lên nhiều video để “câu like bẩn”.
Vi phạm pháp luật về kinh doanh đa cấp, Công ty Lô Hội bị phạt 220 triệu đồng

Vi phạm pháp luật về kinh doanh đa cấp, Công ty Lô Hội bị phạt 220 triệu đồng

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, với nhiều vi phạm pháp luật về kinh doanh đa cấp, Công ty TNHH Thương mại Lô Hội đã bị xử phạt hành chính 220 triệu đồng.
Nghiêm trị những trang mạng dựng chuyện, bôi nhọ cán bộ ngành điện

Nghiêm trị những trang mạng dựng chuyện, bôi nhọ cán bộ ngành điện

Nhiều trang mạng xã hội đã dựng chuyện sếp ngành điện đi ăn phở bị tính tiền lũy tiến nhằm bôi nhọ, xúc phạm ngành điện, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Nghệ An: Cưỡng chế thuế bằng biện pháp phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH Thiên Đức Lộc

Nghệ An: Cưỡng chế thuế bằng biện pháp phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH Thiên Đức Lộc

Theo Cục Thuế Nghệ An, Chi cục Thuế TP.Vinh vừa ra quyết định cưỡng chế bằng biện pháp phong tỏa tài khoản ngân hàng của Công ty TNHH Thiên Đức Lộc từ ngày 3/5.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Thanh tra dự án của Công ty TNHH sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên Việt Nam

Quảng Nam: Thanh tra dự án của Công ty TNHH sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên Việt Nam

Tỉnh Quảng Nam giao Thanh tra tỉnh phối hợp với các đơn vị thanh tra dự án của Công ty TNHH sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên Việt Nam tại Cụm công nghiệp Thanh Hà.
Đắk Lắk: 15 năm “trầy trật” đi đòi 55 tỷ từ ngân sách tạm ứng cho Công ty Sao Đỏ

Đắk Lắk: 15 năm “trầy trật” đi đòi 55 tỷ từ ngân sách tạm ứng cho Công ty Sao Đỏ

Tỉnh Đắk Lắk liên tiếp ban hành các văn bản chỉ đạo ngành chức năng khẩn trương có biện pháp thu hồi hơn 55 tỷ đồng tiền tạm ứng cho Công ty Sao Đỏ.
Lạng Sơn: Kỷ luật nhiều cán bộ liên quan đến dự án khu đô thị mới Mai Pha

Lạng Sơn: Kỷ luật nhiều cán bộ liên quan đến dự án khu đô thị mới Mai Pha

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Lạng Sơn đề nghị thi hành kỷ luật nhiều cán bộ do để xảy ra sai phạm tại dự án khu đô thị mới Mai Pha, thành phố Lạng Sơn.
Lào Cai: Công khai danh sách 88 doanh nghiệp nợ thuế hơn 176 tỷ đồng

Lào Cai: Công khai danh sách 88 doanh nghiệp nợ thuế hơn 176 tỷ đồng

Cục thuế tỉnh Lào Cai vừa có thông báo công khai danh sách 88 doanh nghiệp có số tiền nợ thuế đến thời điểm ngày 22/4/2024 với số tiền hơn 176 tỷ đồng.
Quảng Ninh: Thêm 2 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh từ ngày 3/5 do nợ thuế

Quảng Ninh: Thêm 2 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh từ ngày 3/5 do nợ thuế

Ngày 5/5, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh thông tin về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với các giám đốc đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế.
Phát lộ cách thức lừa đảo chứng khoán mới: Miếng phô mai béo bở chỉ có trên bẫy chuột!

Phát lộ cách thức lừa đảo chứng khoán mới: Miếng phô mai béo bở chỉ có trên bẫy chuột!

Trên mạng xã hội đang xuất hiện các đối tượng chuyên giả mạo chuyên gia, nhân viên công ty chứng khoán có tên tuổi để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản nhà đầu tư...
Vụ án Tập đoàn Phúc Sơn: Đã bắt 23 bị can, đang mở rộng điều tra

Vụ án Tập đoàn Phúc Sơn: Đã bắt 23 bị can, đang mở rộng điều tra

Liên quan đến vụ Tập đoàn Phúc Sơn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.
Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang bị khởi tố vì liên quan vụ Tập đoàn Thuận An

Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang bị khởi tố vì liên quan vụ Tập đoàn Thuận An

Ông Dương Văn Thái, Bí thư tỉnh Bắc Giang bị điều tra về hành vi Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ liên quan vụ án tại Tập đoàn Thuận An.
Bắc Giang: Công ty CP Đầu tư Minh Hùng bị cưỡng chế, phong tỏa tài khoản hơn 8 tỷ đồng

Bắc Giang: Công ty CP Đầu tư Minh Hùng bị cưỡng chế, phong tỏa tài khoản hơn 8 tỷ đồng

Mới đây, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang thông tin về việc cưỡng chế, yêu cầu phong tỏa tài khoản đối với Công ty CP Đầu tư Minh Hùng hơn 8 tỷ đồng...
Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Tạm giữ giám đốc doanh nghiệp, tạm hoãn xuất nhập cảnh 7 cá nhân

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Tạm giữ giám đốc doanh nghiệp, tạm hoãn xuất nhập cảnh 7 cá nhân

Công an tỉnh Đồng Nai đã tạm giữ Giám đốc Công ty gỗ Bình Minh và tạm hoãn xuất nhập cảnh 7 cá nhân người nước ngoài để phục vụ điều tra.
Đồng Nai: Vừa báo lỗ, Công ty Cổ phần Đầu tư LDG lại bị cưỡng chế thuế

Đồng Nai: Vừa báo lỗ, Công ty Cổ phần Đầu tư LDG lại bị cưỡng chế thuế

Chi Cục thuế khu vực Trảng Bom – Thống Nhất (Cục thuế Đồng Nai) vừa có quyết định về việc cưỡng chế thuế đối với Công ty Cổ phần Đầu tư LDG (huyện Trảng Bom).
Làm rõ hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty Nhật Linh Phú Thọ

Làm rõ hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty Nhật Linh Phú Thọ

Nhận được phản ánh về dấu hiệu vi phạm trong khai thác khoáng sản trên sông Hồng, UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo các lực lượng chức năng xác minh, làm rõ.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty Quản lý Tài sản B&H bị cưỡng chế hơn 3 tỷ đồng tiền thuế

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty Quản lý Tài sản B&H bị cưỡng chế hơn 3 tỷ đồng tiền thuế

Công ty TNHH Quản lý Tài sản B&H vừa bị Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu quyết định cưỡng chế thuế với số tiền hơn 3 tỷ đồng.
Lào Cai: Lại thêm 3 giám đốc bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế từ 26/4/2024

Lào Cai: Lại thêm 3 giám đốc bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế từ 26/4/2024

Ngày 3/5, Cục Thuế tỉnh Lào Cai thông tin về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với các giám đốc đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế.
Bắc Giang: Cấp sổ đỏ trái qui định, nhiều cán bộ phải kiểm điểm trách nhiệm

Bắc Giang: Cấp sổ đỏ trái qui định, nhiều cán bộ phải kiểm điểm trách nhiệm

Nhiều cán bộ của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang phải kiểm điểm do tham mưu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân không đúng quy định pháp luật.
Tuyên Quang: Cưỡng chế thuế 2 doanh nghiệp vận tải Bảo Anh Minh và thiết bị điện Thơm Tuyến

Tuyên Quang: Cưỡng chế thuế 2 doanh nghiệp vận tải Bảo Anh Minh và thiết bị điện Thơm Tuyến

Ngày 3/5, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang thông tin về việc cưỡng chế thuế đối với Công ty TNHH vận tải Bảo Anh Minh và Công ty Thiết bị điện Thơm Tuyến do nợ thuế.
Bộ Công an yêu cầu Lâm Đồng cung cấp tài liệu liên quan đến các dự án trồng, chăm sóc cây xanh

Bộ Công an yêu cầu Lâm Đồng cung cấp tài liệu liên quan đến các dự án trồng, chăm sóc cây xanh

Lâm Đồng cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến các dự án trồng, chăm sóc cây xanh theo yêu cầu của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.
Bắc Giang: Tạm giữ gần 19.000 sản phẩm quần áo nghi nhập lậu

Bắc Giang: Tạm giữ gần 19.000 sản phẩm quần áo nghi nhập lậu

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang kiểm tra, phát hiện 18.900 sản phẩm là quần áo, váy có dấu hiệu giả nhãn mác, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc.
Thanh Hóa: Truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất hàng giả, thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng

Thanh Hóa: Truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất hàng giả, thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) đã hoàn tất hồ sơ đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả.
TP. Hồ Chí Minh: Nhiều doanh nghiệp thiết kế, kết cấu công trình không có chứng chỉ năng lực

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều doanh nghiệp thiết kế, kết cấu công trình không có chứng chỉ năng lực

Thanh tra TP. Hồ Chí Minh phát hiện 35 công ty thiết kế, kiểm định móng, kết cấu các công trình tại quận Bình Tân không có chứng chỉ năng lực hoạt động.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động