Hỗ trợ vay vốn phục hồi sản xuất: “Phao” cứu sinh cho doanh nghiệp

Dịch Covid-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp, vì vậy số doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính để duy trì và phục hồi sản xuất sẽ không ngừng tăng. Với tình thế hiện nay, gói hỗ trợ của Nghị quyết 68/NQ-CP, trong đó có chính sách cho doanh nghiệp vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất được nhận định là "phao" cứu sinh cho cả doanh nghiệp và người lao động.

Cho vay nhanh chóng, kịp thời

Ngày 7/7/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19, quy mô khoảng 26.000 tỷ đồng của Nghị quyết 68/NQ-CP. Trong đó, hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất khoảng 7.500 tỷ đồng (cho vay tái cấp vốn). Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung - khẳng định, Chính sách mới này sẽ giúp người sử dụng lao động có thêm nguồn vốn để trả lương cho người lao động, dành thêm nguồn lực để phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Hỗ trợ vay vốn phục hồi sản xuất: “Phao” cứu sinh cho doanh nghiệp
Cộng đồng doanh nghiệp mong mỏi sớm tiếp cận được gói hỗ trợ

Quy định từ Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg người sử dụng lao động được vay vốn lãi suất 0% để trả lương, không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay để trả lương ngừng việc đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2022. Đồng thời, doanh nghiệp cũng không cần chứng minh về doanh thu hoặc tài chính. Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số người lao động theo thời gian trả lương ngừng việc thực tế tối đa 3 tháng. Thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.

Để thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ, theo lãnh đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cần có sự vào cuộc quyết liệt ngay từ bước đầu của toàn hệ thống chính trị từ khâu xác định đúng đối tượng cho vay đến khâu triển khai giải ngân vốn kịp thời và giám sát chặt chẽ để tránh tiêu cực, đảm bảo công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện. Đặc biệt, Ngân hàng Chính sách Xã hội cần làm tốt công tác tuyên truyền từ Trung ương đến địa phương để cấp ủy, chính quyền các cấp, doanh nghiệp hiểu rõ nội dung của Nghị quyết, Quyết định…

Với tinh thần triển khai chính sách cho vay nhanh chóng, kịp thời, thuận tiện “phục vụ tại nhà, giải ngân tại xã” và hiệu quả, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cũng đã yêu cầu chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, thành phố xác định việc triển khai chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất đối với người lao động là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới.

Đặc biệt, Ngân hàng Chính sách Xã hội sẽ tập trung công khai chính sách đến các Điểm giao dịch xã, “mỗi cán bộ là một tuyên truyền viên” để tuyên truyền chính sách đến toàn thể doanh nghiệp, người dân trên địa bàn. Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Huỳnh Văn Thuận - nhấn mạnh: Khi nhận được nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách Xã hội sẽ thực hiện giải ngân ngay cho người sử dụng lao động đủ điều kiện theo quy định để giúp họ tái sản xuất, khắc phục khó khăn và khôi phục kinh tế.

Hiện, tất cả các điều kiện vay vốn, đối tượng vay vốn và quy trình thủ tục, các mẫu biểu đã có, Ngân hàng Chính sách Xã hội sẽ căn cứ vào các quy định đó để thực hiện. Đây là một trong những giải pháp mà các Bộ, ngành đã trình Chính phủ để thủ tục ngắn gọn nhất nhằm nhanh chóng phục vụ cho người sử dụng lao động đủ điều kiện vay vốn theo quy định. Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn và bắt đầu triển khai tập huấn trong toàn hệ thống. Theo đó, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ triển khai tập huấn ngay lập tức các chi nhánh về quy trình cho vay và sẽ tiến hành tiếp nhận hồ sơ vay vốn của doanh ngiệp ngay.

Đơn giản hóa thủ tục

Năm 2020, Nghị quyết 154/NQ-CP đã tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, mở rộng đối tượng hơn so với Nghị quyết 42/NQ-CP. Song kết thúc gói hỗ trợ này, Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ giải ngân được 41,8 tỷ đồng cho 245 doanh nghiệp để trả lương ngừng việc cho 11.200 lao động, đạt tỷ lệ giải ngân 0,26% tổng ngân sách dự kiến hỗ trợ là 16.200 tỷ đồng. Lý do, là các tiêu chí, điều kiện cho vay quá chặt chẽ; kinh phí chỉ dùng để trả lương cho người lao động đã ngừng việc nên nhiều doanh nghiệp không thực sự muốn vay; mức vay thấp cũng khiến chủ doanh nghiệp không thực sự quan tâm.

Do đó, để chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn, trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất lần này đi vào cuộc sống, các thủ tục đã được cắt giảm tối đa. “Trước đây, để giải ngân hồ sơ vay trả lương ngừng việc, doanh nghiệp phải mất hơn một tháng, thì hiện quy trình giảm xuống chỉ còn 7 ngày”- Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định.

Số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 6/2021 có 3.867 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; 5.238 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 1.919 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, có 70.200 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong hơn 70.000 đóng cửa trong 6 tháng đầu năm có: 35.600 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước; 24.700 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 25,7%; 9.900 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 33,8%. Trung bình mỗi tháng có 11.700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tương đương gần 400 doanh nghiệp/ngày).

Đại diện Tổng cục Thống kê - nhấn mạnh, làn sóng Covid-19 thứ 4 đã tác động nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sau hơn 1,5 năm Covid-19, nhiều doanh nghiệp hiện đã không thể chống chịu được. Theo đó, giải pháp ưu tiên hàng đầu vẫn là phòng dịch và dập dịch; thực hiện các giải pháp hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp như: Giãn nợ, tái cơ cấu nợ, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Với bối cảnh khó khăn hiện tại của doanh nghiệp, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, Nghị quyết 68/NQ-CP có thể khẳng định là rất tiến bộ, phù hợp với thực tế. Đặc biệt, những nới lỏng của Nghị quyết trong việc tiếp cận chính sách hỗ trợ của doanh nghiệp tin chắc rằng, sẽ có hàng chục nghìn doanh nghiệp mong muốn được vay vốn ưu đãi bởi sức chịu đựng của họ đã đến giới hạn chịu đựng.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thiện hệ thống pháp lý, thiết lập môi trường kinh doanh lành mạnh cho doanh nghiệp khí

Hoàn thiện hệ thống pháp lý, thiết lập môi trường kinh doanh lành mạnh cho doanh nghiệp khí

Xuất nhập khẩu tiếp tục khởi sắc, cán cân thương mại được cải thiện

Xuất nhập khẩu tiếp tục khởi sắc, cán cân thương mại được cải thiện

Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia

Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia

Thương mại biên giới: Bước chuyển tích cực

Thương mại biên giới: Bước chuyển tích cực

Đủ điện cho phục hồi kinh tế năm 2022

Đủ điện cho phục hồi kinh tế năm 2022

Lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế, doanh nghiệp Hoa Kỳ mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế, doanh nghiệp Hoa Kỳ mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Doanh nghiệp đảm bảo vừa chống dịch vừa sản xuất an toàn

Doanh nghiệp đảm bảo vừa chống dịch vừa sản xuất an toàn

Xuất khẩu gạo: Kỳ vọng nào cho cuối năm?

Xuất khẩu gạo: Kỳ vọng nào cho cuối năm?

Đảm bảo lợi ích ngành mía đường trong nước

Đảm bảo lợi ích ngành mía đường trong nước

Tưng bừng các hoạt động “Hà Nội đêm không ngủ - Hanoi Midnightsale”

Tưng bừng các hoạt động “Hà Nội đêm không ngủ - Hanoi Midnightsale”

Ứng phó hiệu quả, đảm bảo xuất khẩu bền vững

Ứng phó hiệu quả, đảm bảo xuất khẩu bền vững

Gỡ “nút thắt” thúc đẩy năng lượng tái tạo

Gỡ “nút thắt” thúc đẩy năng lượng tái tạo

Hội nghị Kết nối cung cầu Đà Nẵng 2021: Kết nối khôi phục kinh tế hậu Covid-19

Hội nghị Kết nối cung cầu Đà Nẵng 2021: Kết nối khôi phục kinh tế hậu Covid-19

Khởi động ngày mua sắm trực tuyến - Online Friday lớn nhất năm

Khởi động ngày mua sắm trực tuyến - Online Friday lớn nhất năm

Xây dựng luật phát triển công nghiệp: Không nhanh sẽ lỡ nhịp

Xây dựng luật phát triển công nghiệp: Không nhanh sẽ lỡ nhịp

Quyết định tổ chức “Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2021”

Quyết định tổ chức “Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2021”

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Địa phương giữ vai trò quan trọng

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Địa phương giữ vai trò quan trọng

Hơn 100 gian hàng tham gia tại Tuần hàng Việt huyện Ba Vì 2021

Hơn 100 gian hàng tham gia tại Tuần hàng Việt huyện Ba Vì 2021

Đưa nông sản Bắc Kạn lên sàn thương mại điện tử

Đưa nông sản Bắc Kạn lên sàn thương mại điện tử

Tăng tốc các hoạt động xúc tiến thương mại dịp cuối năm

Tăng tốc các hoạt động xúc tiến thương mại dịp cuối năm

Xem thêm