Thứ ba 26/11/2024 18:24

Hà Tĩnh: Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2020 tăng 3,7%

Theo số liệu của Sở Công Thương Hà Tĩnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2020 của Hà Tĩnh vẫn duy trì đà tăng trưởng, ước đạt hơn 40.800 tỷ đồng, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Dù chịu ảnh hưởng đại dịch, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2020 của tỉnh Hà Tĩnh vẫn duy trì đà tăng trưởng, ước đạt hơn 40.853,84 tỷ đồng, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Bán lẻ tại các trung tâm thương mại, siêu thị đạt 20 tỷ đồng, tăng 33,72% so với tháng trước.

Vượt qua ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa ở Hà Tĩnh vẫn duy trì đà tăng trưởng

Những mặt hàng có doanh thu tăng khá so với tháng trước như: hàng may mặc tăng 14,5%; đồ dùng dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 13%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 6%; vật phẩm văn hóa giáo dục tăng 7,7%...

Trong cơ cấu doanh thu bán lẻ hàng hóa, 2 nhóm ngành lương thực, thực phẩm và ô tô có mức tăng cao, ổn định nhất. Theo đó, lương thực, thực phẩm đạt hơn 18.974,24 tỷ đồng, tăng 21,34%; ô tô đạt gần 4.253,88 tỷ đồng, tăng 46,87%.

Theo đánh giá của ngành Công Thương, nhìn chung trong năm 2020, hoạt động thương mại nói riêng và tình hình kinh tế tỉnh Hà Tĩnh nói chung gặp nhiều khó khăn. Dịch bệnh và thiên tai là yếu tố chính ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa tiêu dùng. Kinh tế khó khăn, thu nhập của người dân bị ảnh hưởng, kéo theo sức mua giảm theo.

Tuy nhiên, với việc kiểm soát tốt dịch Covid-19, thị trường bán lẻ đang dần phục hồi, duy trì mức tăng trưởng khá, đặc biệt là trong các tháng cuối năm nhờ nhu cầu tiêu dùng tăng, các doanh nghiệp, cửa hàng tăng cường các hình thức khuyến mại, kích cầu mua sắm.

Cùng với đó, tình hình hoạt động thương mại của tỉnh Hà Tĩnh cũng có sự chuyển biến cơ bản về phương thức hoạt động, chủng loại hàng hóa kinh doanh. Trong những năm gần đây, người tiêu dùng có xu hướng chuyển việc mua sắm từ các chợ, trung tâm thương mại truyền thống sang điểm bán lẻ quy mô lớn, cửa hàng tiện ích, siêu thị...

Để đảm bảo cho hoạt động mua sắm của người dân vào dịp cuối năm, ngành Công Thương chủ động thực hiện dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường; tăng cường thông tin dự báo nhằm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, nhất là giá thịt lợn; kiểm soát thị trường, chống buôn lậu hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

Mộc Miên
Bài viết cùng chủ đề: Âm lịch hôm nay

Tin cùng chuyên mục

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách