Thứ ba 26/11/2024 04:48

Hà Tĩnh: 214 khách hàng nhận gần 9 tỷ đồng tiền điện mặt trời

Đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) là giải pháp thiết thực, vừa góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, giảm tải áp lực cho điện lưới quốc gia. Đến thời điểm này, trên địa bàn Hà Tĩnh đã có 214 khách hàng nhận gần 9 tỷ đồng tiền điện mặt trời.

Theo thống kê của Công ty Điện lực Hà Tĩnh, trên địa bàn từ đầu năm đến nay, 214 khách hàng sử dụng ĐMTMN đã bán lại cho Công ty Điện lực Hà Tĩnh sản lượng điện là 4,6 triệu kWh, tương đương 8,9 tỷ đồng.

Công nhân vệ sinh các tấm pin điện mặt trời

Cũng theo Công ty Điện lực Hà Tĩnh thời gian qua, công ty đã tích cực tuyên truyền khách hàng lắp đặt hệ thống ĐMTMN nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng. Từ đầu năm đến nay, đã có thêm 142 khách hàng ở Hà Tĩnh sử dụng công nghệ mới này (tăng 297% so với đầu năm 2020).

Đối tượng khách hàng sử dụng ĐMTMN trên địa bàn bao gồm hộ cá thể và doanh nghiệp. Các địa phương có lượng khách hàng lớn như: TP. Hà Tĩnh 79 khách hàng, Hương Sơn 23, Nghi Xuân 17 khách hàng…

Ông Đặng Việt Hùng, phường Nguyễn Du, TP. Hà Tĩnh cho biết, trước đây, mỗi tháng gia đình ông phải trả cho ngành điện với hóa đơn hơn 3 triệu đồng, thì nay hóa đơn tiền điện giảm xuống chỉ còn hơn 1 triệu đồng. (Hệ thống điện MTMN của ông Hùng gồm 15 tấm pin loại 330 W/tấm -tương đương 5kw).

Trung bình mỗi ngày, hệ thống ĐMTMN của gia đình ông Hùng sản sinh khoảng 25kwh điện, thoải mái để vận hành các thiết bị điện trong nhà; còn có điện dư thừa, được “thiết bị thông minh” phát lên điện lưới bán lại cho công ty điện lực. Nhờ vậy, gia đình tiết kiệm được gần 2 triệu đồng tiền điện hàng tháng.

Hiện nay, việc đầu tư hệ thống ĐMTMN được coi là giải pháp hữu ích, thiết thực vừa tiết kiệm tiền điện tối đa, vừa có thể bán điện dư thừa; đồng thời góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, giảm tải áp lực cho điện lưới quốc gia. Với những lợi ích thiết thực đó, xu hướng người dân sử dụng các thiết bị điện mặt trời ngày càng gia tăng.

Thế nhưng, ĐMTMN hiện vẫn còn khá mới mẻ với người dân, nhằm thúc đẩy phát triển ĐMTMN, ngành điện cũng đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị điện lực phối hợp với các nhà cung cấp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong việc đấu nối điện mặt trời vào lưới điện; để vừa đảm bảo sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất và có thể bán điện dư thừa.

Dự kiến, thời gian tới số lượng khách hàng sử dụng công nghệ mới này ở Hà Tĩnh còn tăng mạnh, góp phần quan trọng vào việc tiết kiệm năng lượng, giảm tải áp lực cho điện lưới quốc gia.

Mộc Miên
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương kỳ vọng đột phá phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương triển khai các Nghị định thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?