Thứ sáu 17/05/2024 21:30

Hà Giang đẩy mạnh chuyển đổi số

Là địa phương miền núi còn nhiều khó khăn, tỉnh Hà Giang xác định lấy chuyển đổi số là cơ hội để bứt phá, vươn lên tạo đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Chuyển đổi số tạo cơ hội bứt phá

Sau hơn 2 năm triển khai Nghị quyết số 18 của BCH Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đến nay đạt nhiều kết quả quan trọng. Hạ tầng cơ sở, trang thiết bị trong hệ thống chính trị từng bước thay đổi, được quan tâm đầu tư; cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin chuyên ngành từng bước được xây dựng. Mở rộng vùng phủ sóng được 127/154 thôn trắng sóng; hỗ trợ gần 28.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo được sử dụng dịch vụ internet thông qua chương trình viễn thông công ích.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn chủ trì phiên họp quý I Ban Điều hành chuyển đổi số. Ảnh: Kim Tiến

Hoạt động thanh toán trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, hóa đơn điện tử được triển khai rộng khắp làm thay đổi căn bản nhận thức, thói quen của người dân và du khách, tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý nguồn thu của tỉnh; 100% sản phẩm OCOP được quảng bá, đăng tải và mua bán trên các sàn thương mại điện tử, góp phần tiêu thụ sản phẩm, giải quyết việc làm, thúc đẩy kinh tế số.

Xác định chuyển đổi số là nhu cầu tất yếu, khách quan của xã hội, mở ra cơ hội cho tất cả các tổ chức, cá nhân, đưa Hà Giang phát triển mạnh về kinh tế - xã hội trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn cho biết: Công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh Hà Giang trên các nền tảng số ngày càng mở rộng, đổi mới, lan tỏa mạnh mẽ, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, nhất là lĩnh vực du lịch.

Ngay đầu năm 2024, tỉnh đã ban hành các kế hoạch và quyết định, trong đó xác định 92 chỉ tiêu, nhiệm vụ, mô hình chuyển đổi số và an toàn thông tin; chuyển đổi số gắn với cải cách hành chính và chuyển đổi số gắn với triển khai Đề án 06 của Chính phủ. Đặc biệt, năm 2023 chỉ số PAPI của tỉnh tăng 3,1 điểm và 29 bậc, xếp thứ 11 trong bảng xếp hạng 63 tỉnh, thành phố.

Hà Giang đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% thủ tục đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau; 90% hồ sơ công việc cấp tỉnh, cấp huyện, 70% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý và ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trên môi trường mạng; 80% cơ sở dữ liệu tạo nền tảng phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số của tỉnh được kết nối, chia sẻ, phân tích, mở dữ liệu cung cấp và cải tiến các dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội...

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy chuyển đổi số

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn, một số cơ quan chưa nhận thức rõ vai trò, vị trí của chuyển đổi số trong phát triển kinh tế - xã hội; thiếu nhân lực về công nghệ thông tin có trình độ ở hầu hết các cơ quan từ tỉnh đến xã; công tác kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin Trung ương và tỉnh còn hạn chế; công tác phối hợp giữa các cơ quan trong triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số chưa thực sự chặt chẽ.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành liên quan phối hợp triển khai mở rộng kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ kết nối trực tuyến trên địa bàn tỉnh; triển khai thử nghiệm hệ thống hỏi đáp tự động về dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

Hà Giang đang tập trung thúc đẩy chuyển đổi số, tạo cầu nối tương tác quan trọng giữa chính quyền với người dân và doanh nghiệp, tạo đà thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương. Ảnh: Kim Tiến

Kết nối nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu của tỉnh với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia của các bộ, ngành Trung ương; kết nối hệ thống định danh và xác thực điện tử. Tổ chức cuộc thi trực tuyến về chuyển đổi số; xây dựng tài liệu hướng dẫn Tổ công nghệ số cộng đồng tham gia chuyển đổi số ở các thôn, bản. Tham mưu UBND tỉnh kiện toàn ban chỉ đạo; điều chỉnh bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan trong công tác chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin. Tiếp tục hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, đảm bảo kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia; triển khai mô hình “Thứ sáu tiếp nhận hồ sơ trực tuyến”, nâng cao tỷ lệ hồ sơ trực tuyến”, ông Nguyễn Văn Sơn nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương đẩy mạnh truyền thông chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch, văn hóa, đảm bảo 100% các sự kiện quy mô cấp tỉnh được phát trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội, thu hút khách du lịch đến với Hà Giang. Rà soát, ưu tiên nguồn lực triển khai hoàn thành các chỉ tiêu chuyển đổi số trọng tâm.

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tích cực ứng dụng thử nghiệm trợ lý ảo, hỗ trợ tìm kiếm nội dung văn bản pháp luật trong thực thi công việc hàng ngày. Các đơn vị viễn thông đẩy mạnh tư vấn, giới thiệu các dịch vụ, sản phẩm có thế mạnh cho các cơ quan trên địa bàn tỉnh phù hợp với nhu cầu và năng lực của từng đơn vị. Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử; triển khai chương trình viễn thông công ích đến các hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách, các cơ sở y tế, giáo dục và các xã vùng đặc biệt khó khăn.

Nêu thêm giải pháp, ông Nguyễn Mạnh Dũng, Quyền Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, Sở Thông tin và Truyền thông cần lưu ý các nhiệm vụ trọng tâm cho thời gian tới: Cần tích cực tham mưu cho tỉnh đẩy mạnh quán triệt các cấp, các ngành về vai trò quan trọng của chuyển đổi số để có chuyển biến thực chất, rõ nét, phải xác định xây dựng chính quyền số là khâu đột phá, phát triển kinh tế số là trọng tâm, phát triển xã hội số là chiến lược lâu dài.

Phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận, huy động cả hệ thống chính trị, phổ cập kỹ năng số cơ bản cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân. Phát huy vai trò là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo chuyển đổi số, kết nối, tham vấn, phối hợp tích cực với các cấp, các, ngành, các địa phương. Phải gắn kết chuyển đổi số với việc triển khai Đề án 06/CP.

Tiếp tục tham khảo, học tập kinh nghiệm của các địa phương có điều kiện tương đồng để tham mưu triển khai phù hợp; phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ chuyển đổi số cộng đồng. Phải quan tâm tham mưu xây dựng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”, ông Nguyễn Mạnh Dũng cho biết.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Tin cùng chuyên mục

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án trăm triệu USD

Tuyên Quang nỗ lực thực hiện chuyển đổi số

Đà Nẵng: Mời doanh nghiệp tham gia tháng khuyến mại kích cầu mua sắm

Quảng Bình: Bố trí nguồn lực sửa chữa các hồ có nguy cơ mất an toàn

Thái Nguyên "mở rộng cửa" đón các nhà đầu tư nước ngoài

Nhận diện thách thức, xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư 650 tỷ đồng lắp đặt điện mặt trời áp mái cho 440 trụ sở công

Lâm Đồng: Quyết tâm phối hợp giữ vững rừng giáp ranh

Lai Châu: Đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải

Phú Yên: Dừng thi công dự án nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn

Lạng Sơn: Tập huấn nâng cao nguồn nhân lực để phát triển sản phẩm OCOP

Lào Cai: Ông Nguyễn Minh Tuấn giữ chức Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Cảnh báo lũ quét, sạt lở, sụt lún đất khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa

Bắc Giang: Hội thảo về Chuyển đổi số - Truy xuất nguồn gốc trong chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm

Tìm giải pháp để phát triển ngành dược liệu và mỹ phẩm

Khởi công cụm công nghiệp phía Đông Bắc thành phố Thanh Hóa với tổng mức đầu tư 156 tỷ đồng

“Cải thiện môi trường kinh doanh chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”

Nam Định: Ý Yên sớm tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất làm 3 đợt

Lào Cai: Rà soát các quy hoạch, cập nhật thông tin thường xuyên trong triển khai thực hiện

Doanh nghiệp Cộng hoà Séc tìm cơ hội đầu tư vào Tuyên Quang