Gian truân thuyền trưởng dầu khí

Những con tàu dầu khí ngày ngày rẽ sóng đại dương khảo sát địa chấn tìm nguồn dầu, vận chuyển hàng hóa phục vụ công tác thăm dò, khai thác dầu khí. Cùng với đó là đội ngũ thuyền viên, thuyền trưởng luôn phải đối mặt với sóng gió và hiểm nguy trên biển, đóng góp lớn vào việc mang dòng dầu về cho đất nước...
Gian truân thuyền trưởng dầu khí
Thuyền trưởng Nguyễn Thuấn (thứ sáu từ phải sang) và đoàn báo chí chụp ảnh lưu niệm cùng tàu Bình Minh 02

Đối mặt với hiểm nguy

Có trực tiếp ra biển mới thấm thía sự vất vả, cực nhọc của những người đi biển ngành dầu khí. Thuyền trưởng Thân Mạnh Hà (Công ty tàu dịch vụ Dầu khí PTSC Marine - Tập đoàn dầu khí Việt Nam), người có kinh nghiệm 15 năm đi biển - cho biết, với đặc thù của tàu dịch vụ vận chuyển, cung cấp thực phẩm, dụng cụ, máy móc, thiết bị cho giàn khoan, chỉ riêng việc tiếp cận giàn khoan để cần cẩu trên giàn đưa hàng lên cũng hết sức khó khăn, nhất là những khi biển động, sóng to gió lớn.

Chúng tôi đã chứng kiến tình huống tàu dịch vụ đưa hàng lên giàn khoan. Hôm đó biển động, những con sóng trườn cao đánh vào boong tàu. Để đưa hàng lên giàn khoan, tàu dịch vụ phải sử dụng hệ thống cần cẩu và lồng sắt trên boong. Các thủy thủ phải dùng móc sắt, kéo từng thùng hàng thực phẩm, thiết bị đã được bọc ni - lông kín để tránh ngấm nước, từ hầm tàu ra boong, xếp vào lồng sắt, rồi dùng cần cẩu kéo lên giàn khoan. Xếp hàng gần xong, chưa kịp kéo lên giàn khoan thì sóng đã ập vào khiến con tàu chao đảo, làm hàng tuột ra khỏi lồng sắt, thủy thủ bị ngã trên boong. Sau đó phải đợi khi sóng lặng, thủy thủ xếp hàng lại từ đầu. “Gian truân là thế, nhưng các tàu dịch vụ luôn bảo đảm cung ứng kịp thời thực phẩm, thiết bị lên giàn khoan” - thuyền trưởng Thân Mạnh Hà chia sẻ.

Công việc vất vả là vậy, những người thuyền trưởng còn thường xuyên đối mặt với nhiều hiểm nguy khác như bão tố, đá ngầm, thậm chí là cướp biển… Thuyền trưởng Hồ Minh Chiến (Tổng công ty cổ phần Vận tải dầu khí - PV Trans) đã hơn 30 năm đi biển cho hay, đi biển, nhất là đi qua vùng Trung Đông, thời tiết rất khắc nghiệt, ban ngày nhiệt độ lên đến hơn 40oC, đến uống nước vào người cũng bị nóng, nhưng ban đêm, nhiệt độ giảm mạnh, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe các thuyền viên.

Nói về việc ứng phó với nguy cơ cướp biển, thuyền trưởng Hồ Minh Chiến chia sẻ, điều đầu tiên là phải bí mật về hành trình và hàng hóa chở trên tàu. Trước khi rời cảng, phải kiểm tra cẩn thận từng ngõ ngách trên tàu để bảo đảm không có người lạ trốn trên tàu. Đặc biệt, khi chạy qua những vùng biển được cảnh báo có nguy cơ cướp biển, tàu duy trì chế độ trực ca liên tục, cứ cách 3 giờ, thuyền trưởng lại gửi email báo cáo về Trung tâm Cứu hộ quốc tế trên biển, bởi khi đã đăng ký với Trung tâm cứu hộ quốc tế, nếu quá 3 giờ không nhận được email thì Trung tâm sẽ chủ động liên lạc với tàu. Ban đêm phải bật hệ thống đèn pha cao áp chiếu sáng xung quanh tàu. Bên cạnh việc tăng cường cảnh giới, trên tàu luôn phải có ít nhất 3 vòi rồng xịt nước cao áp, khi thấy tàu của cướp biển tiến gần sẽ sử dụng các vòi rồng phun nước để ngăn chặn.

Cùng với đó, các thuyền viên sẽ chăng 3 lớp rào dây thép gai bao quanh tàu. Lối cầu thang phía ngoài ca - bin thông lên buồng lái cũng được buộc dây thép chặn lại. Khi phát hiện tình huống nghi cướp biển, các thủy thủ rút vào trong tàu, đóng kín các khoang và phát tín hiệu cấp cứu. Trung tâm Cứu hộ quốc tế ở khu vực khi được tin có tàu nào bị cướp, sẽ thông báo khẩn cấp cho lực lượng hải quân các nước trong vùng yêu cầu cứu viện và đề nghị các tàu hoạt động gần khu vực có cướp biển tìm biện pháp hỗ trợ.

Thuyền trưởng Hồ Minh Chiến kể, năm 2010, tàu do anh chỉ huy bị cướp biển áp sát. Anh đã cho tàu tăng tốc, chạy theo hình chữ chi để cướp biển khó cập mạn. May mắn là tàu đã nhanh chóng thoát khỏi vùng biển nguy hiểm.

Sát cánh cùng ngư dân bảo vệ lãnh hải

Làm công tác vận chuyển, cung cấp thực phẩm, dụng cụ, máy móc, thiết bị cho giàn khoan, các tàu dịch vụ còn làm nhiệm vụ cảnh giới, bảo vệ an toàn cho giàn khoan. Thuyền trưởng Thân Mạnh Hà cho biết, tàu dịch vụ luôn phải cảnh giác, quan sát để cảnh báo cho các tàu cá, tàu chở hàng từ xa, tránh đi sát vị trí giàn khoan để bảo đảm an toàn. Làm nhiệm vụ trên biển, các tàu dầu khí cũng thường xuyên gặp các trường hợp tàu cá của ngư dân bị hỏng máy, hết nước ngọt, thực phẩm, ngư dân bị bệnh, tai nạn... Những lúc ấy, không quản ngại hiểm nguy, các anh luôn sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn ngư dân gặp nạn trên biển. Bệnh nhẹ, ngư dân được bác sĩ trên tàu điều trị. Bệnh nặng, các anh đưa ngư dân lên sân bay trên giàn khoan, dùng trực thăng đưa về đất liền cấp cứu.

Gian truân thuyền trưởng dầu khí
Tàu dịch vụ đang tiếp cận giàn khoan để đưa thực phẩm, dụng cụ, máy móc thiết bị lên giàn

Trong chuyến đi này, chúng tôi may mắn đến Vũng Tàu đúng dịp tàu Bình Minh 02 cập cảng- con tàu huyền thoại, biểu tượng về chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. May mắn hơn, chúng tôi được gặp cựu thuyền trưởng Trần Anh Vũ, người trực tiếp chỉ huy tàu Bình Minh 02 thời điểm Bình Minh 02 bị tàu cá Trung Quốc chống phá, cắt cáp tại vùng lãnh hải Việt Nam hồi giữa năm 2011. Được nghe anh kể lại những phút giây sinh tử đối mặt với tàu Trung Quốc cắt cáp, chúng tôi không khỏi tự hào về những thuyền viên, thuyền trưởng dầu khí dũng cảm, sẵn sàng đương đầu với hiểm nguy để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của đất nước.

Chúng tôi cũng được thuyền trưởng Nguyễn Thuấn, hiện đang chỉ huy tàu Bình Minh 02 hướng dẫn tham quan tàu. Chỉ cho chúng tôi xem hệ thống dây cáp ở phía đuôi tàu, thuyền trưởng Nguyễn Thuấn cho biết, Bình Minh 02 là tàu duy nhất làm dịch vụ khảo sát, thu nổ địa chấn. Kéo theo dây cáp dài gần 10km phía sau, tàu tạo nguồn nổ, thu sóng siêu âm dưới đáy biển thông qua hệ thống dây cáp. Kết quả sóng siêu âm dưới đáy biển sẽ chuyển cho nhà địa chất phân tích, xác định khu vực chứa dầu, trữ lượng để tiến hành khoan thăm dò tìm dầu. “Tàu Bình Minh 02 không chỉ thực hiện những chuyến khảo sát trên thềm lục địa tổ quốc mà còn tham gia nhiều dự án khảo sát địa chấn, tìm nguồn dầu ở các khu vực trên thế giới” - thuyền trưởng Nguyễn Thuấn tự hào cho biết.

Đứng trên boong, chỗ cao nhất của tàu Bình Minh 02, nhìn ra biển, những con tàu dầu khí đang làm nhiệm vụ vận chuyển thực phẩm, hàng hóa, máy móc ra giàn khoan. Những con tàu và những người thuyền trưởng lại tiếp tục hành trình, góp phần mang nguồn “vàng từ đáy biển” về cho Tổ quốc.

Lê Kim Liên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

UBTVQH phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.
Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5/2024 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Tin cùng chuyên mục

Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân làm việc trên công trường một số dự án cao tốc trọng điểm, ngày 29/4.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và cắt băng khánh thành dự án tại điểm cầu ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận thuộc dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, thăm hỏi, động viên người dân Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng Ninh Thuận sẽ hiện thực hóa thành công Quy hoạch vừa được phê duyệt, vượt lên mạnh mẽ, phát triển nhanh, bền vững.
Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Sáng 28/4, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận năm 2024.
Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài tuyến khoảng 65km, sẽ góp phần nâng cao khả năng khai thác tuyến cao tốc Bắc-Nam.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam vẫn chỉ xoay quanh mốc 50 điểm, đây là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế chưa thể khởi sắc.
Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng,an ninh
Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024), nhiều địa phương tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa.
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

BCH Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phê duyệt Quy hoạch ngành quốc gia là bước phát triển quan trọng của ngành năng lượng và khoáng sản.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 mở rộng. Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Bí thư Đảng ủy Khối chủ trì hội nghị.
Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm.
Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động