Giá heo hơi hôm nay 3/8: Biến động trái chiều
Giá heo hơi miền Bắc hôm nay 3/8/2023
Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 1/8/2023 biến động trái chiều và dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay 3/8: Biến động trái chiều |
Theo đó, cùng giảm 1.000 đồng/kg, giá heo hơi hôm nay tại Nam Định, Hà Nam cùng đứng ở mức 59.000 đồng/kg.
Ở chiều ngược lại, sau khi tăng một giá, thương lái tại Phú Thọ, Thái Bình lần lượt ghi nhận mức giá heo hơi 61.000 đồng/kg và 62.000 đồng/kg.
Các địa phương khác không ghi nhận sự biến động mới, trong đó, ngoại trừ Yên Bái, Hà Nội, Tuyên Quang cùng ghi nhận mức giá 60.000 đồng/kg, các địa phương khác trong khu vực giá heo hơi đứng ở mức 61.000 đồng/kg.
Giá heo hơi mới nhất khu vực miền Trung – Tây Nguyên
Tại khu vực này, giá heo hơi hôm nay điều chỉnh trái chiều và dao động trong khoảng từ 58.000 – 60.000 đồng/kg.
Theo đó, sau khi vùng giảm 1.000 đồng/kg, giá heo hơi tại Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk lần lượt về mức 60.000 đồng/kg và 59.000 đồng/kg, 58.000 đồng/kg.
Ở chiều ngược lại, sau khi tăng một giá, thương lái tại Bình Thuận thu mua heo hơi ở mức 60.000 đồng/kg. Mức giá này cũng được ghi nhận tại Lâm Đồng.
Các địa phương khác trong khu vực không ghi nhận sự biến động mới về giá, trong đó, phổ biến ở mức 59.000 đồng/kg.
Giá heo hơi miền Nam hôm nay 3/8/2023
Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ trong diện hẹp và phổ biến ở mức 58.000 – 60.000 đồng/kg.
Theo đó, sau khi tăng một giá, thương lái tại Cần Thơ thu mua heo hơi ở mức 58.000 đồng/kg. Mức giá này cũng được ghi nhận tại Hậu Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng.
Các địa phương khác trong khu vực không ghi nhận sự biến động mới về giá, trong đó, mức giá cao nhất khu vực 60.000 đồng/kg được ghi nhận tại Đồng Nai, Vũng Tàu, Đồng Tháp, Cà Mau.
Các địa phương còn lại trong khu vực ghi nhận giá heo hơi phổ biến ở mức 59.000 đồng/kg.
Biến động tăng/giảm giá heo hơi ngày 3/8/2023 tại các khu vực
Việt Nam chủ động 4 triệu tấn cám, chỉ phải nhập khẩu 0,7 triệu tấn, do đó, việc Ấn Độ cấm xuất khẩu cám gạo sẽ không ảnh hưởng đến giá chăn nuôi trong nước. Thông tin được ông Phạm Kim Đăng – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ tháng 7/2023 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 1/8, tại Hà Nội.
Theo ông Phạm Kim Đăng, nhu cầu cám cho sản xuất thức ăn chăn nuôi khoảng 4,7 triệu tấn, sản xuất trong nước khoảng 4 triệu tấn, như vậy, chúng ta chỉ nhập khoảng 0,7 triệu tấn. Trong thành phần của thức ăn chăn nuôi, cám gạo chỉ chiếm từ 5 – 10%. Nếu Ấn Độ cấm xuất khẩu cám trích ly thì chúng ta có nhiều giải pháp thay thế, như cám mỳ. Cám mỳ có giá trị dinh dưỡng tốt hơn cám trích ly và giá cả khá phù hợp.
Do đó, việc Ấn Độ cấm xuất khẩu cám không đáng lo ngại với sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước. “Cám trích ly khoảng 6.200 đồng/kg còn cám mỳ khoảng 6.500 đồng/kg. Như vậy, Bộ Nông nghiệp cũng đã có giải pháp thay thế nguồn cung”, ông Phạm Kim Đăng chia sẻ.
Đồng ý kiến về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Dương – Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, hàng năm Việt Nam vẫn cám gạo từ Ấn Độ để sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Song con số nhập khẩu không quá lớn và tác động không đến ngành chăn nuôi trong nước.
Trước đó, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ (Bộ Công Thương) cho biết ngày 28/7, Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ đã ban hành thông báo số 21 về việc cấm xuất khẩu cám gạo trích ly (Deoiled Rice Bran Extraction – DORB – cám gạo đã tách dầu), lệnh này có hiệu lực ngay lập tức và kéo dài đến ngày 30/11/2023.