Thứ hai 25/11/2024 15:59

Giá cao su kỳ hạn tăng lên mức cao nhất trong vòng 13 năm

Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản cuối tuần này đã tăng lên mức cao nhất trong 13 năm, và được thiết lập đạt mức tăng hàng tuần lớn nhất trong 5 tháng.

Hợp đồng cao su giao kỳ hạn tháng 2/2025 JRUc6 trên sàn giao dịch Osaka (OSE) mở cửa tăng 5,5 JPY, tương đương 1,47% chốt ở 379,4 JPY (2,62 USD)/kg. Hợp đồng này đạt mức cao nhất trong ngày ở 379,7 JPY/kg, cũng là mức cao nhất kể từ ngày 8/8/2011.

Tính chung cả tuần, hợp đồng này đã tăng 8,74% và đang hướng tới tuần tăng lớn nhất kể từ ngày 15/3.

Giá cao su kỳ hạn tăng lên mức cao nhất trong vòng 13 năm. Ảnh minh họa

Hợp đồng cao su giao kỳ hạn tháng 1/2025 SNRv1 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm nhẹ 5 CNY, tương đương 0,03% chốt ở 16.715 CNY (2.355,05 USD)/tấn.

Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9/2024 STFc1 trên sàn SICOM Singapore giao dịch hầu như không đổi ở 181 US cent/kg.

Giá cao sutấm hun khói (RSS3) xuất khẩu tiêu chuẩn của Thái Lan RUB-RSS3C-BKK tăng 2,04% chốt mức 95,51 baht (2,81 USD)/kg, trong khi giá cao su khối RUB-STR20C-BKK tăng 0,41%, chốt ở 67,85 baht (2 USD)/kg.

Đồng Yên Nhật Bản giao dịch ở mức 145 JPY đổi 1 USD. Đồng Yên suy yếu khiến các tài sản định giá bằng đồng tiền này trở nên phải chăng hơn với các khách hàng nước ngoài.

Thái Lan - nước xuất khẩu cao su tự nhiên hàng đầu thế giới đang phải khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, cùng với xu hướng chuyển ngành của người dân do đặc thù cây cao su cần thời gian kiến thiết cơ bản khá lâu (5-7 năm).

Do đó, tình trạng thiếu nguồn cung từ Thái Lan và các quốc gia sản xuất cao su lớn sẽ diễn ra cho đến thời điểm lứa cao su trồng thay thế của Thái Lan bắt đầu khai thác và các quốc gia khác bước vào thời kì năng suất cao, quá trình này có thể mất 4 - 5 năm.

Cơ quan khí tượng Thái Lan cảnh báo mưa lớn ở thượng nguồn Thái Lan từ ngày 01 – 04/9, có thể gây lũ quét ở một số khu vực.

Mới đây, Hiệp hội Các quốc gia sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) đã điều chỉnh tăng dự báo nhu cầu cao su toàn cầu năm 2024 lên mức 15,74 triệu tấn; đồng thời điều chỉnh giảm dự báo nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu cho cả năm nay xuống 14,5 triệu tấn.

Thị trường cao su toàn cầu dự báo thiếu hụt tới 1,24 triệu tấn cao su tự nhiên trong năm nay, cao hơn mức 1,12 triệu tấn mà hiệp hội này dự báo vào tháng 5/2024. ANRPC cũng cảnh báo tình trạng thiếu hụt nguồn cung cao su tự nhiên trên toàn cầu có thể kéo dài đến năm 2028 với mức thiếu hụt vào khoảng 600.000 - 800.000 tấn/năm.

Cao su tự nhiên thường chịu sự điều chỉnh của giá dầu khi cạnh tranh thị phần với cao su tổng hợp được sản xuất từ dầu thô. Đầu phiên giao dịch châu Á, giá dầu thô tăng do tình trạng gián đoạn nguồn cung ở Libya và kế hoạch giảm sản lượng ở Iraq làm dấy lên lo ngại về nguồn cung toàn cầu thắt chặt.

Số liệu được công bố bởi Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 7, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 186.033 tấn, trị giá 307,9 triệu USD, giảm 15,3% về lượng nhưng tăng 7,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 7, giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.655 USD/tấn, tăng 2,9% so với tháng trước và tăng tới 26,8% so với cùng kỳ năm 2023. Đây cũng là mức giá cao nhất đạt được trong 2 năm qua, kể từ tháng 6/2022.

Tính chung 7 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 912.725 tấn, trị giá 1,4 tỷ USD, giảm 7,5% về lượng nhưng tăng 5,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu cao su bình quân 7 tháng đạt 1.551 USD/tấn, tăng 14,5%.

Về thị trường tiêu thụ, từ đầu năm đến nay xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm, nhưng bù lại các thị trường khác lại tăng rất mạnh.

Trong tháng 7, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 127.664 tấn, trị giá 206,73 triệu USD, giảm mạnh 27,2% về lượng và giảm 8,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Đây cũng là tháng thứ 6 liên tiếp xuất khẩu cao su sang thị trường này giảm so với cùng kỳ năm trước.

Do đó, tính chung 7 tháng đầu năm, xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ đạt 617.033 tấn, trị giá 924,63 triệu USD, giảm 18,6% về lượng và 8,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Với kết quả này, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của nước ta, nhưng thị phần đã giảm xuống còn 67,6% từ mức 76,8% của cùng kỳ.

Trong khi đó, lượng cao su xuất khẩu sang các thị trường lớn tiếp theo là Ấn Độ và Hàn Quốc tăng trưởng lần lượt là 19,9% và 5,8% trong 7 tháng đầu năm, đạt 74.277 tấn và 27.793 tấn, chiếm 8,1% và 3% thị phần xuất khẩu.

Ngoài ra, lượng cao su xuất khẩu sang nhiều thị trường khác cũng tăng mạnh như: Nga tăng 15,4%; Đài Loan (Trung Quốc) tăng 16,3%; Thổ Nhĩ Kỳ tăng 12,1%... Đặc biệt, Sri Lanka tăng tới 317,8%, Malaysia tăng 121%, Bỉ tăng 263,4%...

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: giá cao su

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê hôm nay 24/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Lên xuống thất thường

Giá cà phê hôm nay 23/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Nông dân phấn khởi vì giá tiêu tăng mạnh đến 1.500 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê trong nước tăng mạnh

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê trong nước quay đầu giảm

Giá tiêu hôm nay 21/11/2024: Bất ngờ đồng loạt giảm sâu

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Cá tầm hồ Hòa Bình được đấu giá thành công 150 triệu đồng

Giá tiêu hôm nay 20/11/2024: Giá tiêu tăng nhẹ vào ngày Nhà giáo Việt Nam

Giá cà phê hôm nay 20/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp đà tăng

Giá tiêu hôm nay 19/11/2024: Khởi động tuần mới giá tiêu thế nào?

Giá cà phê hôm nay 19/11/2024: Giá cà phê trong nước cao nhất hơn 113.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 18/11/2024: Giá cà phê trong nước có tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 18/11/2024: Đắk Nông thu mua cao nhất, 140.000 đồng/kg

Xuất khẩu chè: Tư duy sản xuất cần gắn với nhu cầu thị trường

Giá tiêu hôm nay 17/11/2024: Trong nước tiếp tục tăng đồng loạt

Giá cà phê hôm nay 17/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm nhẹ

Nâng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 16/11/2024: Trong nước đồng loạt tăng trở lại