Thứ ba 26/11/2024 14:29

EVN Hà Nội: Thực hiện vệ sinh hotline trên lưới điện phân phối

Lưới điện phân phối (110kV) tại Hà Nội tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp, khu dân cư và bám theo các trục đường giao thông nên thường xuyên bị nhiễm bẩn. Nếu không vệ sinh kịp thời sẽ có nguy cơ phóng điện, ngắn mạch, gây sự cố đường dây, tăng tổn hao công suất trên lưới.

Vệ sinh hotline tại TBA 110kV Văn Điển

 - Trước đây, biện pháp duy nhất để giải quyết việc nhiễm bẩn là lau chùi. Mỗi khi làm vệ sinh lưới điện là phải cắt điện ở một số khu vực. Nhân viên phải trèo lên cột, lau chùi thủ công từng bát sứ một. Mỗi đợt vệ sinh, bảo dưỡng thủ công như thế thường kéo dài nhiều ngày và rất tốn kém nhân lực. Hơn nữa, việc cắt điện gây bất lợi cho vận hành hệ thống, tăng nguy cơ mất ổn định và thiếu nguồn cho phụ tải, đặc biệt làm gián đoạn cung cấp điện cho khách hàng, làm mất sản lượng điện thương phẩm, giảm doanh thu.  Với thiết bị trong các trạm biến áp bị nhiễm bẩn định kỳ phải cắt điện toàn trạm để vệ sinh. Công nhân làm vệ sinh đường dây cũng luôn chịu áp lực về thời gian trả lưới đóng điện theo kế hoạch nên làm việc rất căng thẳng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người lao động.

Để khắc phục tình trạng trên, Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVN Hà Nội) đang thử nghiệm ứng dụng giải pháp vệ sinh cách điện lưới phân phối (22, 35, 110kV) đang mang điện (còn gọi là vệ sinh cách điện hotline). Đây là đề tài nghiên cứu khoa học của Công ty Truyền tải điện 3 do Phó giám đốc Nguyễn Văn Xuân và kỹ sư Nguyễn Trí Dũng thực hiện. Đề tài đã đạt giải nhì Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (Vifotec) năm 2012.

Giải pháp vệ sinh cách điện lưới truyền tải đang mang điện bằng công nghệ bắn rửa nước áp lực cao phun thẳng lên các loại cột đỡ, néo của đường dây và các thiết bị, máy biến áp.  Hiện nay, giải pháp này đã được Cục An toàn (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) trực tiếp kiểm tra, thẩm định đạt kết quả rất tốt.

EVN Hà Nội vừa thử nghiệm vệ sinh hotline tại TBA 110 kV Văn Điển cho kết quả rất tốt. Trong quý III năm 2014, EVN Hà Nội sẽ giao cho Công ty lưới điện cao thế Hà Nội thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư, mua sắm thiết bị để triển khai công tác vệ sinh cách điện đang mang điện.

Điều khác biệt lớn nhất giữa hai phương pháp vệ sinh là chi phí và thời gian thực hiện. Giải pháp vệ sinh hotline rất phù hợp với đặc thù quản lý vận hành và khả năng tài chính hiện nay, không chỉ tiết kiệm thời gian và chí phí mà quan trọng nhất là không phải cắt điện trên lưới, bảo đảm cung cấp ổn định cho hệ thống. Đặc biệt, thời gian xử lý nhanh hơn, sạch hơn, tiết kiệm nhân công hơn, an toàn hơn nhưng vẫn làm sạch mọi ngõ ngách của trụ điện, bát sứ... 

Ngoài ra, việc chủ động vệ sinh cách điện nhiễm bẩn lưới điện không chỉ giải quyết việc phóng điện gây sự cố mà còn mang lại lợi ích: tăng tuổi thọ cách điện, giảm nguy cơ mất an toàn, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm chi phí vận hành, giảm tối đa thời gian mất điện. Đây là tiêu chí quan trọng để EVN Hà Nội nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng hàng.

Ví dụ: Khi vệ sinh sứ 1 lộ trung áp: 62 vị trí cột, 13 trạm biến áp (TBA) của khách hàng, 28 TBA của điện lực với tổng dung lượng MBA là 10.897 kVA. Nếu làm vệ sinh thủ công phải cắt điện khoảng 11giờ, mất điện khoảng 41.000 kWh. Chi phí tiền lương cho công nhân khoảng 23 triệu đồng. Nếu làm vệ sinh hotline sẽ mất 4 giờ làm việc với tổng chi phí 5,7 triệu đồng (bằng 24,6% khi vệ sinh thủ công).

Hơn nữa, việc cắt điện vệ sinh buộc phải giải quyết những vị trí nhiễm bẩn chưa đến mức độ báo động (phòng lúc không thể cắt điện được nữa), trong khi vệ sinh hotline chỉ tập trung giải quyết lần lượt những vị trí bẩn nặng có nguy cơ phóng điện, giảm được chi phí.

Ngọc Loan

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương kỳ vọng đột phá phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Bắc Giang: Triển khai chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Những quyết sách 'mở đường' cho Petrovietnam vươn mình

Bộ Công Thương triển khai các Nghị định thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine