Dùng sản phẩm chủ lực đặc trưng của Tây Bắc để thúc đẩy phát triển bền vững

Đây là ý kiến của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại cuộc làm việc của Tiểu ban Kinh tế-Xã hội chuẩn bị cho Đại hội Đảng XIII với các tỉnh vùng Tây Bắc và 2 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, tại Yên Bái, ngày 24/7. 

Đầu tư của Nhà nước mang tính xúc tác, kiến tạo cho động lực bứt phá

Đề cập đến phát triển kinh tế-xã hội khu vực miền núi phía bắc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho rằng, các tỉnh Tây Bắc, có mở rộng miền núi của Thanh Hoá và Nghệ An, là vùng có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên nhưng cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, trình độ của người lao động chưa cao. Tây Bắc cũng rất khó khăn về phát triển công nghiệp (dù còn tiềm năng về thủy điện, tài nguyên khoáng sản nhưng chế biến sâu, công nghệ bảo vệ môi trường cần được chú trọng). Do vậy, cần quan tâm đến nông nghiệp như chế biến nông sản, thực phẩm, chế biến gỗ đối với khu vực này.

dung san pham chu luc dac trung cua tay bac de thuc day phat trien ben vung
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại cuộc làm việc

Về định hướng phát triển Tây Bắc thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh đến vấn đề quy hoạch để tập trung đánh giá tiềm năng, thế mạnh, hiện trạng, tầm nhìn và định hướng phát triển kinh tế-xã hội khu vực Tây Bắc. Theo đó, cần quy hoạch vùng Tây Bắc với sự tham gia chủ động, kịp thời của các tỉnh trong vùng. Quy hoạch phải xác định rõ những nội dung ưu tiên, các dự án và chương trình trọng điểm có khả năng đột phá làm cơ sở để bố trí và huy động nguồn lực nhà nước và xã hội thực hiện hiệu quả quy hoạch của vùng. Vì nguồn lực có hạn nên phải sắp xếp thứ tự ưu tiên, thực hiện cuốn chiếu “làm đến đâu, xong đến đó”, phát huy hiệu quả ngay để tích lũy nội lực cho vùng. Chỉ có thông qua quy hoạch vùng mới có thể chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, chấm dứt cách tiếp cận phân bố nguồn lực ngân sách theo cách chia đều mà dựa trên mục đích, hiệu quả lan tỏa, thực sự bền vững.

“Đầu tư vốn Nhà nước mang tính xúc tác, kiến tạo, đầu tư phải tạo ra đầu tàu và động lực bứt phá”, Phó Thủ tướng Thường trực nêu rõ.

Tương tự, quy hoạch của tỉnh cũng phải đi theo các nguyên tắc và định hướng như quy hoạch vùng nói trên. Cụ thể, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh phải xác định được các dự án đầu tư ưu tiên nhằm nâng cao khả năng kết nối giữa vùng sản xuất sản phẩm chủ lực của vùng và của tỉnh (gồm các sản phẩm dược liệu, trái cây, chăn nuôi, du lịch…) với thị trường trong và ngoài nước.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực, sản phẩm chủ lực phải là sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, có khả năng phát triển thành vùng sản xuất nguyên liệu, phát triển công nghiệp chế biến công nghệ mới đủ quy mô hình thành chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững, là tiền đề để thu hút đầu tư tư nhân. Chỉ có phát triển sản phẩm chủ lực đặc trưng của vùng theo quy mô thương mại, cung cấp cho thị trường trong nước và nước ngoài thì mới có thể phát triển bền vững. Các mô hình nhỏ lẻ, chỉ đủ tự cung tự cấp, đủ để xóa đói nhưng không thể chống tái nghèo, không thể giảm nghèo bền vững. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tuy khó nhưng mang lại giá trị cao, có thị trường xuất khẩu tốt, rất ổn định.

Trong tình hình hiện nay, yêu cầu phát triển nông nghiệp sạch thế giới đang rất khắt khe, do đó, cần phải tính toán đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào hạ tầng làm nền tảng cho phát triển.

Tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược để Tây Bắc phát triển

Đồng thời, Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh đến việc cần tập trung thực hiện tốt 3 đột phá chiến lược bởi đây là vấn đề hết sức quan trọng, cần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, nâng cao khả năng kết nối giao thương cho vùng, kết nối các vùng trung tâm của tỉnh với các tuyến đường cao tốc đã và đang hình thành để nâng cao hiệu quả đầu tư, tạo sự bình đẳng giữa các địa phương trong hưởng lợi từ các dự án giao thông. Ví như, nghiên cứu, đầu tư thêm đường nối cao tốc Hà Nội-Lào Cai với Lai Châu, Hòa Bình-Mộc Châu, nâng cấp Quốc lộ 279, nghiên cứu cho chiến lược với tầm nhìn và kế hoạch trung hạn để nâng cấp, xây dựng các sân bay ở Lào Cai, Sơn La, Điện Biên và nhu cầu cấp thiết để kết nối đường bộ, đường không các tỉnh với nhau. Kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, trong đó có Hà Nội với bên ngoài để liên kết, chia sẻ, tận dụng thế mạnh của mỗi địa phương, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông, lâm nghiệp, giảm chi phí logistics, thu hút các nhà đầu tư lớn, thúc đẩy du lịch phát triển.

Tiếp tục nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực khu vực Tây Bắc đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi cho giai đoạn phát triển mới của đất nước và nắm bắt những cơ hội do cuộc cách mạng 4.0 mang lại, coi đây là nền tảng quan trọng giúp cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.

Do đó, ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo văn hóa, đào tạo nghề trong các cơ sở giáo dục quốc dân, cần khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo, nâng cao chất lượng lao động, nhất là các doanh nghiệp công nghệ cao để tăng năng suất lao động, có kế hoạch hỗ trợ kỹ năng cho người dân, đạt được năng suất cao, chất lượng cao trong các hộ sản xuất trang trại, doanh nghiệp.

Về phát triển du lịch bền vững, Phó Thủ tướng Thường trực cho rằng, đây cũng là cách xóa đói giảm nghèo nhanh, hướng đến tương lai để Tây Bắc làm giàu với tiềm năng du lịch hiện có bởi nơi đây sở hữu nhiều thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ như đỉnh Fansipan, các hồ lớn như Ba Bể, những cánh đồng lúa trải dài, là địa bàn sinh sống của cộng đồng các dân tộc thiểu số đậm đà bản sắc văn hóa. Điều này đòi hỏi phải xây dựng, quy hoạch cơ sở hạ tầng cho du lịch, gắn kết với hạ tầng giao thông, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, cung ứng dịch vụ thân thiện để thu hút và giữ chân khách du lịch.

dung san pham chu luc dac trung cua tay bac de thuc day phat trien ben vung

Xây dựng tư duy sản xuất hàng hóa lớn nhưng bảo vệ môi trường

Về phát triển nông nghiệp, Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh, đây là bài toán khó, phức tạp với vùng Tây Bắc, nhưng cần tập trung theo hướng thay đổi tư duy sản xuất nông, lâm ngư nghiệp đơn thuần sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế lâm nghiệp, kinh tế hàng hóa, chú ý quy hoạch vùng trồng cây đủ lớn để ứng dụng khoa học kỹ thuật cao, tăng năng suất, bảo đảm chất lượng. Phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm ngư nghiệp theo hướng xanh sạch, không gây tổn hại đến hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ môi trường, chú ý thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư cho chế biến sâu, sản xuất theo chuỗi cung ứng bên cạnh việc nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh hiện trong khu vực đang còn thấp. Có chính sách mới để thu hút, phát triển nông, lâm, ngư nghiệp nói chung.

Theo đó, cần tạo ra điều kiện, cơ chế phát triển để tạo ra lực lượng kinh tế tư nhân trong sản xuất nông nghiệp như có chính sách hỗ trợ hợp tác xã kiểu mới, kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại… Nhưng đứng sau phải có doanh nghiệp đầu tư mới có thể thúc đẩy phát triển được, cùng với việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho vùng. Rà soát các quy định về hạn điền, tạo điều kiện cho tích tụ đất đai, sản xuất quy mô lớn để ngành nông nghiệp thu hút vốn đầu tư, tạo ra sự thay đổi nhanh về sản xuất và thị trường.

Có thể nghiên cứu mô hình của một số nơi như các hợp tác xã kiểu mới phát triển thành công, các mô hình đổi mới sáng tạo, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao ở nhiều địa phương.

Ngoài việc thúc đẩy phát triển kinh tế, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị cần tập trung chăm lo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc, không chỉ là lo phát triển kinh tế mà còn nâng cao dân trí, văn hóa, tạo sinh kế cho người dân để đời sống nhân dân ngày càng khấm khá hơn. Không để người dân khiếu kiện, tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm. Cần nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân, chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu kiện cho tốt, không để phát sinh, lây lan.

Đây là khu vực có đường biên giới dài nên cần xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, phát triển, chống tội phạm về ma tuý, buôn bán người đang diễn biến phức tạp, xây dựng và củng cố chính quyền cơ sở thật sự vững mạnh, phát động các phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc kết hợp với các phong trào xây dựng tuyến biên giới vững mạnh.

Theo Báo điện tử Chính Phủ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, chuyến thăm của Ngài Bộ trưởng và Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ hai nước.
Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải đề xuất các giải pháp mang tính đột phá nhằm khai thông, thúc đẩy hơn nữa phát triển vùng Đông Nam Bộ
Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt của Tổng cục Thuế là không khả thi vì không phải 100% người mua vàng đều là đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030.

Tin cùng chuyên mục

4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

Kinh tế 4 tháng duy trì đà phát triển tích cực cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, điểm sáng là lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cấp cho nhu cầu tại chỗ, không phục vụ mục đích mua bán điện.
Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Kinh tế trong 4 tháng đầu năm chuyển biến tích cực với 8 kết quả nổi bật. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu triển khai 15 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo Điện lực các huyện nỗ lực xử lý, cấp điện trở lại phục vụ nhân dân.
Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 4/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu.
Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sáng 4/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên giải trình Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Sáng 4/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó; có giải pháp quản lý thị trường vàng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân, là chiến thắng của lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, đại lý mua bán vàng.
Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực; phát triển thị trường các-bon và cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

UBTVQH phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.
Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5/2024 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân làm việc trên công trường một số dự án cao tốc trọng điểm, ngày 29/4.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và cắt băng khánh thành dự án tại điểm cầu ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận thuộc dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động