Thứ sáu 08/11/2024 19:22

Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2022: Làm việc cùng nhau, Khôi phục lòng tin

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã đưa ra tuyên bố mới đây về kế hoạch tổ chức Hội nghị thường niên năm 2022 với sự tham dự của các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới tại Davos-Klosters, Thụy Sĩ, với chủ đề “Làm việc cùng nhau, Khôi phục lòng tin” sẽ diễn ra trực tiếp từ ngày 17 - 21/1/2022.

Hội nghị thường niên 2022 sẽ là sự kiện lãnh đạo toàn cầu thực sự đầu tiên sau đại dịch nhằm thiết lập chương trình nghị sự cho sự phục hồi bền vững. Đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm tình trạng rạn nứt trên toàn xã hội.

Đây là một năm quan trọng để các nhà lãnh đạo cùng nhau hình thành các quan hệ đối tác và chính sách cần thiết. Cuộc họp sẽ quy tụ các nhà lãnh đạo hướng tới tương lai để thúc đẩy sự hợp tác của nhiều bên và giải quyết những thách thức cấp bách nhất về kinh tế, chính trị và xã hội của thế giới.

Phúc lợi của những người tham gia, nhân viên, nhà cung cấp dịch vụ và chủ nhà WEF là ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, WEF đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Thụy Sĩ, cũng như với các chuyên gia, các tổ chức y tế trong nước và quốc tế để đưa ra các biện pháp cho Hội nghị thường niên 2022 hợp lý và phù hợp với bối cảnh.

Ông Klaus Schwab - Chủ tịch Điều hành WEF - cho biết: “Đại dịch đã mang lại những thay đổi sâu rộng. Trong một thế giới đầy bất ổn và căng thẳng, đối thoại cá nhân quan trọng hơn bao giờ hết. Các nhà lãnh đạo có nghĩa vụ làm việc cùng nhau và xây dựng lại lòng tin, tăng cường hợp tác toàn cầu và hướng tới các giải pháp bền vững, táo bạo”.

Tiến bộ hợp tác về giải quyết biến đổi khí hậu, xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho công việc, thúc đẩy sự đầu tư của các bên liên quan và khai thác các công nghệ của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư sẽ là những chủ đề quan trọng trong chương trình nghị sự năm tới.

Trước thềm Hội nghị thường niên 2022, WEF đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về tác động phát triển bền vững lần thứ 5 diễn ra từ ngày 20 - 23/9/2021 trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên hợp quốc. Hội nghị thượng đỉnh này được triệu tập với chủ đề Định hình sự phục hồi công bằng, Toàn diện và bền vững, chào đón hơn 2.000 nhà lãnh đạo từ chính phủ, doanh nghiệp và xã hội dân sự, những người sẽ làm việc cùng nhau để thúc đẩy hành động và xây dựng động lực cho một tương lai bền vững và toàn diện hơn.

Việt Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế thế giới

Tin cùng chuyên mục

Tận dụng tốt hơn các FTA mang đến 'sức sống mới' cho quan hệ Việt Nam - Chile

Nga tuyên bố sẵn sàng xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng Su-57E

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, Google liệu có thoát hiểm?

Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 8/11: Nga bắt giữ lính tinh nhuệ Ukraine tại Kursk, kiểm soát thêm căn cứ ở Donetsk

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 7/11/2024: Cuộc xung đột Ukraine sắp tới hồi kết?

Đòn chiến thuật mới từ việc Nga dùng biến thể tên lửa Kh-59

18 năm Việt Nam gia nhập WTO: Bước ngoặt lớn thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, thu hút FDI

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 7/11: 30.000 lính Ukraine bỏ mạng ở Kursk; Kiev đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Nga

Thương hiệu thời trang nào của Việt Nam lọt top 10 Đông Nam Á?

Bom GBU-39 trên MiG-29 của Ukraine: Vũ khí uy lực hay chỉ là màn phô diễn?

Phát hiện sự cố phần mềm kiểm phiếu trong ngày bầu cử Mỹ

Thủ tướng Israel bất ngờ sa thải Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Sự khác biệt văn hóa Mỹ từ cuộc bầu cử Tổng thống

Bầu cử Mỹ 2024: Những kết quả thăm dò cử tri đầu tiên phản ánh điều gì?

Xe tăng T-80BVM: ‘Lão tướng Nga’ có gì khiến Leopard phải ‘hụt hơi’?

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 6/11: Lính Ukraine xin đầu hàng Nga; Ukraine hạ loạt tên lửa và UAV Nga

Chùm ảnh: Không khí bầu cử Tổng thống Mỹ tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ