Thứ hai 23/12/2024 04:38
Chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

Đề cao trách nhiệm người đứng đầu

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia - đã yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đề cao trách nhiệm người đứng đầu lực lượng QLTT tại các địa phương, điều chuyển, bố trí công tác khác nếu địa bàn để xảy ra tình trạng bày bán, tàng trữ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc kéo dài.

Phức tạp, tinh vi hơn

Theo nhận định của Tổng cục QLTT, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp với số vụ vi phạm và số đối tượng bị bắt giữ năm sau luôn cao hơn năm trước. Các thủ đoạn có thể không mới, nhưng đã tinh vi, phức tạp hơn trước rất nhiều.

Lực lượng QLTT chủ động nắm chắc diễn biến thị trường

Thực tế, tình trạng vận chuyển, tàng trữ, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu vẫn diễn ra “nóng” ở các tuyến đường như đường biển, hàng không, bộ và đường sắt. Các đối tượng thường chứa, trữ hàng hóa nhập lậu tại các kho bãi trên địa bàn một số tỉnh, thành phố, sau đó lợi dụng nhiều đường mòn, lối mở, chia nhỏ hàng hóa rồi mang, vác, cõng bộ qua biên giới, rồi dùng xuồng máy, xe gắn máy vận chuyển sâu vào nội địa để tiêu thụ... Hay tổ chức giao nhận ở những khu vực vắng người có nhiều đường dễ bề tẩu thoát, không chứa hàng trong kho mà để ở những khoảng đất trống khi bị phát hiện, sẵn sàng chống trả hoặc bỏ lại hàng hóa.

Các đối tượng vi phạm về gian lận thương mại lại sử dụng những thủ đoạn, phương thức tinh vi như: Quay vòng hóa đơn, mua bán hóa đơn để hợp thức hóa hàng lậu, gian lận trong kê khai giá trên hóa đơn. Hay gian lận về đo lường, chất lượng hàng hóa; sản xuất, kinh doanh hàng không bảo đảm chất lượng so với quảng cáo; gian lận trong mua bán qua mạng internet... Đặc biệt, gần đây, một số đối tượng trong nước đã nhập khẩu, đặt gia công nhiều loại hàng hóa như hàng may mặc, đồ điện tử, hàng tiêu dùng... có xuất xứ từ nước ngoài giả mạo xuất xứ hàng Việt Nam đưa về Việt Nam tiêu thụ.

Kiên quyết xử lý trách nhiệm người đứng đầu

Theo đánh giá của Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả thời gian qua vẫn còn một số hạn chế do việc phối hợp trao đổi thông tin giữa các đơn vị đôi lúc chưa đồng bộ, kịp thời; một số văn bản quy phạm pháp luật không rõ ràng… tạo kẽ hở để các đối tượng lợi dụng.

Ngoài ra, một bộ phận cán bộ, công chức vẫn còn thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm quy chế, quy trình công tác, có biểu hiện bao che, thậm chí có trường hợp “bảo kê” cho tội phạm, vi phạm pháp luật, tham nhũng khi thi hành công vụ…

“Vì vậy, rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng trong việc kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm. Nếu không tích cực và có những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn, thị trường sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tạo cơ hội cho tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả lộng hành” - ông Trần Hữu Linh nhấn mạnh.

Tổng cục QLTT đã và đang chỉ đạo lực lượng QLTT cả nước trong những tháng tiếp theo phải nắm chắc diễn biến tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách để kịp thời phát hiện, nhận diện các vấn đề nổi cộm, các lĩnh vực mặt hàng vi phạm mới nổi để đấu tranh, ngăn chặn.

Đặc biệt sẽ kiên quyết xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu và công chức trực tiếp quản lý địa bàn nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm phức tạp, nghiêm trọng kéo dài.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, trong 6 tháng đầu năm, các lực lượng chức năng trên cả nước đã phát hiện, xử lý gần 86 nghìn vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 6.165 tỷ đồng, khởi tố 1.311 vụ (tăng 47% so với cùng kỳ năm 2018), với 1.546 đối tượng (tăng hơn 56% so với cùng kỳ năm trước).
Thu Phương
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm

Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Đà Nẵng: Quý IV/2024, xử lý 28 vụ buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu