Thứ hai 25/11/2024 18:35

Đẩy nhanh tiến độ đường dây 500kV Tây Hà Nội - Thường Tín

Dự án Đường dây 500kV Tây Hà Nội – Thường Tín là công trình trọng điểm, chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025. Để đẩy nhanh tiến độ dự án, Ban quản lý Dự án các công trình điện miền Bắc (NPMB) đã và đang thực hiện nhiều giải pháp.

Nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải phát triển phía tây Thủ đô Hà Nội, Dự án Đường dây 500kV Tây Hà Nội – Thường Tín đã được Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) giao cho NPMB quản lý thực hiện. Đây là công trình năng lượng cấp đặc biệt, nhóm B do EVNNPT là chủ đầu tư, sử dụng nguồn vốn vay ODA từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho phần xây lắp, mua sắm vật tư thiết bị (VTTB). Dự án được khởi công ngày 31/7/2018.

Kiểm tra bản vẽ thi công trước khi dựng cột

Công trình có quy mô xây dựng mới đường dây 500 kV mạch kép với tổng chiều dài đường dây 40,7 km, điểm đầu tại trạm biến áp (TBA) 500 kV Tây Hà Nội, điểm cuối tại TBA 500 kV Thường Tín với 96 vị trí cột đi qua 4 huyện gồm: Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín thuộc TP. Hà Nội. Diện tích chiếm đất vĩnh viễn bởi móng cột điện khoảng 58.519 m2, diện tích bị ảnh hưởng bởi hành lang an toàn khoảng 1.239.315 m2.

Ông Hoàng Văn Tuyên - Giám đốc NPMB - chia sẻ: Công trình sau khi hoàn thành sẽ nâng cao chất lượng điện năng, đảm bảo cung cấp điện an toàn và tin cậy cho khu vực phía tây thành phố, giảm tải cho TBA 500kV Thường Tín và các đường dây 220kV trong khu vực; kết nối giữa TBA 500kV Tây Hà Nội và TBA 500kV Thường Tín, tạo mạch vòng liên kết lưới điện 500kV xung quanh TP. Hà Nội. Đặc biệt, đảm bảo cung cấp điện cho TP. Hà Nội vào giai đoạn cuối năm 2020 và những năm sau do đó dự án phải hoàn thành đóng điện trước tháng 10/2020.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của dự án, Ban lãnh đạo NPMB đã chỉ đạo sát sao các phòng, ban, đơn vị chuyên môn tập trung nhân lực, vật lực, nhằm xây dựng dự án đúng tiến độ đề ra. Đến thời điểm hiện tại, dự án đã bàn giao được 96/96 vị trí móng cột; phần hành lang an toàn đã bàn giao 29,057km/32,498 km.

Về công tác thi công, đã đúc móng 90/96 vị trí móng; dựng xong 89/96 vị trí cột; đang thi công các vị trí còn lại. Đơn vị nhà thầu thi công cũng đã tiến hành kéo dây 23/41 khoảng néo (đạt 23,75/40,7km), đang thi công 4/41 khoảng néo.

Dù chịu ảnh hưởng không nhỏ từ đại dịch Covid -19 từ đầu năm đến nay, nhưng với sự quyết tâm cao độ của tập thể cán bộ, công nhân viên, về cơ bản, dự án đường dây 500kV Tây Hà Nội – Thường Tín đã và đang được NPMB thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ đề ra. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, dự án cũng gặp những khó khăn, đặc biệt là trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Cụ thể, một số hộ dân có đất nông nghiệp, xây dựng trang trại nằm trong hành lang an toàn, nhưng không có quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất, do đó, không được bồi thường, hỗ trợ. Khi thi công, các hộ dân không đồng ý và có các hành vi cản trở, không hợp tác.

Để đảm bảo tiến độ theo đúng kế hoạch đề ra, Ban lãnh đạo NPMB đã tham mưu và kết hợp với chính quyền địa phương (đặc biệt là huyện Chương Mỹ và huyện Thường Tín), tổ chức vận động người dân nhận tiền đền bù theo phương án đã được phê duyệt, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư, đồng thời lên phương án hợp lý để bảo vệ thi công khi cần thiết. Bên cạnh đó, NPMB đã bám sát công trường, nhắc nhở các nhà thầu bố trí đủ phương tiện và nhân lực đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành, nghiệm thu đóng điện vào tháng 10 năm nay.

Ông HOÀNG VĂN TUYÊN - Giám đốc NPMB: Hiện còn các khoảng néo 23 - 25, 59-62, 91 - 92 chưa bàn giao hành lang tuyến khiến tiến độ dự án bị ảnh hưởng, do đó rất cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền cũng như các sở, ngành của thành phố trong việc tháo gỡ khó khăn về giải phóng mặt bằng.
Nguyên Vũ

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày