Thứ hai 23/12/2024 05:39

Đẩy nhanh giải ngân các dự án ODA

Ngày 17/10, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã thông báo tình hình triển khai các dự án của Nhật Bản tại Việt Nam trong nửa năm tài khóa 2018. Theo đó, từ tháng 4-9/2018, Việt Nam không ký kết hiệp định vay vốn mới nào; tổng giá trị vốn vay đã giải ngân từ tháng 1-6/2018 là 39,508 tỷ yên, từ tháng 4-9/2018 là 23,38 tỷ yên.

Tuyến đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh công trình đang được khẩn trương thi công, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2020

Đa dạng dự án ODA

Tính trong nửa năm tài khóa 2018 có 4 dự án hợp tác kỹ thuật đã hoàn thành, 31 dự án đang triển khai, trong đó có 2 dự án mới là dự án xây dựng hoạt động nhà nước chuyên nghiệp và hiệu quả nhằm cải thiện môi trường kinh doanh; và dự án đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp chiến lược. 4 dự án viện trợ không hoàn lại đang triển khai, trong đó có 1 dự án mới là chương trình học bổng Phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam trị giá 7,45 tỷ yên.

Đối với các dự án, chương trình đề xuất từ các doanh nghiệp tư nhân của Nhật Bản, có 9 dự án đã hoàn thành, 35 dự án đang triển khai (trong đó có 11 dự án mới).

Các dự án nổi bật trong nửa đầu tài khóa 2018 được JICA đề cập, như khánh thành cảng Lạch Huyện - cảng nước sâu quốc tế đầu tiên của miền Bắc; dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam (Đà Nẵng - Quảng Ngãi); dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Thái Bình công suất 600 MW và đường dây truyền tải. Riêng dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh công trình đang được khẩn trương thi công, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2020. Cũng tại dự án này lần đầu tiên tại Việt Nam, máy đào hầm TBM (robot khoan hầm công nghệ khiên đào kích cỡ lớn) đã được lắp đặt để thi công đoạn công trình metro đi ngầm trong lòng đất và đã hoàn thành vào tháng 6/2018. Công nghệ đào hầm này có ưu điểm hạn chế độ rung, giảm tiếng ồn và không gây ách tắc giao thông.

Tính đến nay, các điều khoản và điều kiện của khoản vay ODA của JICA nói chung là ưu đãi, lãi suất thấp và thời hạn trả nợ dài (30-40 năm), đây là điều mà thị trường tài chính tư nhân không thể cung cấp. Trong 4 loại hình cấp vốn, có một số lựa chọn và bên vay có thể chọn loại khoản vay phù hợp nhất với dự án cũng như thời hạn trả nợ theo nhu cầu.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án ODA

Tuy nhiên, JICA cũng đề cập nhiều đến các tồn tại trong quá trình triển khai, chủ yếu là chậm trễ trong việc giải quyết các thủ tục, chậm thanh toán tại các dự án ODA, khiến nhiều dự án bị đình trệ. Phía JICA cho rằng, việc giới hạn trần nợ công ở 65% GDP và kế hoạch đầu tư công trung hạn dẫn đến việc chậm thanh toán cho các dự án vốn vay ODA, trong đó có các dự án của JICA, và “tình hình ngày càng trở nên trầm trọng.

Để tạo thuận lợi trong giải ngân các dự án ODA, Chính phủ Nhật Bản cùng với các nhà tài trợ lớn khác đã có các cuộc đối thoại cấp cao với Chính phủ Việt Nam, nhờ đó phân bổ ngân sách năm tài khóa 2018 đã có những chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản vẫn đang tiếp tục đề nghị Việt Nam phân bổ thêm ngân sách cho một số dự án hiện đang thiếu vốn như Dự án đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh, tuyến số 1 hay một số dự án khác do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ quản.

Bên cạnh đó, JICA cũng cho biết vẫn nỗ lực tiến hành các cuộc đối thoại cấp cao với Chính phủ Việt Nam để đẩy nhanh tốc độ phê duyệt tổng mức đầu tư mới của dự án đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh. Được biết, trong khi chờ phê duyệt, TP. Hồ Chí Minh đã ứng trước tiền ngân sách lần thứ 3 để thanh toán trước cho nhà thầu. Việc ứng trước lần thứ 4 (khoảng 5 tỷ yên) cũng đã được UBND thành phố chấp thuận và đang giải ngân.

Ngoài ra, một số dự án ODA hai nước đã ký kết vẫn bị đình trệ, cụ thể như dự án biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai thông qua sử dụng vệ tinh quan sát trái đất; dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP. Hà Nội (tuyến số 1: Ngọc Hồi - Yên Viên); dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP. Hà Nội (tuyến 2: Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo); dự án tăng cường an ninh an toàn hàng hải… JICA hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ sớm đưa ra biện pháp giải quyết trong thời gian tới.

Được biết, trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 9/2018, Chủ tịch JICA - ông Kitaoka Shinichi - cũng đã có các cuộc hội đàm với các quan chức cấp cao của Chính phủ Việt Nam và bày tỏ mong muốn sẽ nỗ lực đóng góp vào việc phát triển quan hệ hợp tác đa dạng và sâu rộng giữa các cấp chính quyền địa phương và các DN của hai nước. Chủ tịch Kitaoka chia sẻ, JICA sẽ tiếp tục triển khai các dự án hợp tác với Việt Nam, tập trung 3 lĩnh vực trọng điểm: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp; Hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai; Tăng cường quản trị nhà nước, đào tạo phát triển nguồn nhân lực gồm các cán bộ hành chính, các nhà lãnh đạo Đảng, lực lượng phòng vệ biển...

Ngọc Thảo

Tin cùng chuyên mục

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 73,5% kế hoạch

Thu ngân sách nhà nước 11 tháng tăng 16,1%

Hơn 31,8 tỷ USD vốn FDI rót vào Việt Nam trong 11 tháng

Nâng cao chất lượng quản trị, ''chìa khóa'' tạo ra niềm tin cho nhà đầu tư

Khơi thông hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động M&A

Quản trị công ty - 'thước đo' năng lực của doanh nghiệp

Kỳ vọng thị trường M&A được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2025

Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI