Đại biểu Quốc hội:

Đại biểu Quốc hội truy trách nhiệm khi thành phố lớn liên tục ngập lụt, cháy nổ gia tăng

Đại biểu Quốc hội nêu thực trạng, có hay không tiêu cực, "xuề xoà" trong kiểm tra, thanh tra, cấp phép an toàn về phòng tránh cháy, nổ?
Kiểm soát an toàn cháy nổ, kịp thời xử lý sự cố

Truy trách nhiệm thành phố lớn liên tục ngập lụt, cháy nổ gia tăng

Theo đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng - đoàn Quảng Trị, hiện cử tri và nhân dân rất quan tâm đến vấn đề sạt lở, lũ lụt, lũ quét vùng miền núi, xói lở bờ sông, bờ biển, nước triều dâng thường xuyên đạt đỉnh, gần đây những thành phố lớn được đầu tư hiện đại đều lần lượt bất ngờ xuất hiện ngập lụt lớn. “Vậy đâu là nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về ai, giải pháp nào cho vấn nạn này?”- đại biểu Hoàng Đức Thắng đặt câu hỏi.

đại biểu Hoàng Đức Thắng - đoàn Quảng Trị
Đại biểu Hoàng Đức Thắng - đoàn Quảng Trị

Từ đó, đề nghị Chính phủ cần rà soát, đánh giá đầy đủ hơn tình hình triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050, nhất là tổng thể tỉnh Hà Tĩnh ứng phó với biến đổi khí hậu để khẩn trương tổ chức thực hiện đồng bộ bằng tổng thể giải pháp căn cơ, chiến lược, mạnh mẽ, bài bản và quyết liệt hơn.

Theo vị đại biểu này, trước mắt, cần tập trung nguồn lực giải quyết cho được bài toán về chống ngập lụt tại các đô thị, xói lở, sạt lở ở vùng miền núi, vùng ven biển, ven sông. Trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành, vùng, địa phương tới đây nhất thiết phải đặt trọng tâm nhiệm vụ phát triển đi đôi với thích ứng biến đổi khí hậu, với dự báo tầm nhìn dài hạn và xem đây chính là động lực cho sự tăng trưởng.

Bên cạnh đó, đại biểu Hoàng Đức Thắng cũng quan tâm và chỉ rõ, tình hình cháy nổ, hỏa hoạn diễn biến phức tạp với tần suất gia tăng, nhất là các vụ cháy tại các khu dân cư, chung cư cao tầng, khu công nghiệp, chợ, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất, vũ trưởng, karaoke, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thương tâm.

Đại biểu cho rằng, nguyên nhân của các vụ cháy ngoài ý thức trách nhiệm của các chủ cơ sở, sự bất cẩn của người dân do đầu tư hệ thống thiết bị phòng cháy, chữa cháy chất lượng kém, làm cho có để đối phó thì trách nhiệm này thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng chuyên trách quản lý về phòng cháy, chữa cháy.

"Có hay không tiêu cực, xuề xoà trong kiểm tra, thanh tra, cấp phép an toàn về phòng tránh cháy, nổ", đại biểu Thắng bày tỏ lo ngại.

Theo đó, đại biểu Hoàng Đức Thắng đề nghị Chính phủ báo cáo giải trình rõ nguyên nhân, trách nhiệm, quyết tâm và giải pháp căn cơ nào nhằm đẩy lùi sự gia tăng, nâng cao năng lực phòng cháy, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và Nhà nước. Đề nghị Ban Thường vụ Quốc hội cho giám sát việc thực hiện kết luận chuyên đề của Quốc hội khóa XIV về công tác phòng cháy, chữa cháy.

9 tháng thiệt hại do thiên tai ước tính hơn 6.600 tỷ đồng

Tại phiên thảo luận, đại biểu Lê Đào An Xuân - đoàn Phú Yên bày tỏ trăn trở về thiệt hại do thiên tai trong 9 tháng năm 2022 ước tính hơn 6.600 tỷ đồng, gấp 4,9 lần so với cùng kỳ năm trước. Thiên tai ngày nay đều gắn với nguyên nhân do biến đổi khí hậu.

Do đó, mong muốn góp phần thúc đẩy các mục tiêu về biến đổi khí hậu, giảm thiểu các tác động do thời tiết cực đoan, thiên tai, đại biểu Lê Đào An Xuân kiến nghị, để rừng trở thành lá chắn biến đổi khí hậu, trước mắt cần thay đổi ngay các định mức về khoán trồng và bảo vệ rừng, đáp ứng nhu cầu thu nhập cơ bản của người dân, cộng đồng. “Điều chỉnh, bổ sung các chính sách trồng rừng gỗ lớn gắn với phát triển hệ sinh thái rừng, làm kinh tế dưới tán rừng, khai thác dịch vụ môi trường rừng và khai thác rừng bền vững, hạn chế thấp nhất việc khai thác trắng, khai thác sớm để cây đủ sức giữ đất, giữ nước”- đại biểu nêu giải pháp.

đại biểu Lê Đào An Xuân - đoàn Phú Yên
Đại biểu Lê Đào An Xuân - đoàn Phú Yên

Bên cạnh đó, cần tăng giá trị gỗ, cơ cấu lại tỷ lệ phân bổ ngân sách có tính đến yếu tố tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng để các địa phương không phải chịu áp lực phát triển kinh tế dẫn đến chuyển đổi rừng, khai thác rừng sớm, thúc đẩy việc thu hút các nguồn tài chính gia tăng sự tham gia của khối tư nhân và doanh nghiệp trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Tài chính công phải đóng vai trò là chất xuất phát và khu vực tư nhân là nòng cốt. Nền kinh tế còn nhiều tiềm năng để phát triển trong lĩnh vực này nên cần tiếp tục mở rộng hơn nữa.

Đại biểu Lê Đào An Xuân lưu ý, thị trường trao đổi các-bon cần được thúc đẩy, chính thức vận hành sớm hơn trước năm 2025 thay vì để đến năm 2028 hình thành. Hình thành Quỹ biến đổi khí hậu để chủ động nguồn tài chính, cung cấp cho các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu như một số quốc gia như Thái Lan, Trung Quốc đã thực hiện.

Ngoài ra, đại biểu đề nghị, cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn kèm theo các chế tài ứng dụng khoa học công nghệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam được tham gia các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ trong giám sát, cảnh báo thiên tai như bảo vệ rừng, cảnh báo cháy rừng, cảnh báo sạt lở đất, giám sát môi trường… để hạn chế những thiệt hại trong thời gian vừa qua.

Đề xuất các giải pháp về biến đối khí hậu

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh -đoàn tỉnh Long An cho biết, qua tiếp xúc cử tri, nhiều ý kiến kiến nghị cần xem xét những công trình đầu tư mang tầm quốc gia để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị quản lý sử dụng ngân sách đầu tư hiệu quả, bảo đảm tính liên kết với các công trình đầu tư công khác. Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách để hỗ trợ các địa phương phát triển rừng và năng lượng tái tạo, góp phần thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính.

Vị đại biểu này cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu xây dựng dự án luật về biến đổi khí hậu, hướng dẫn trao đổi dịch vụ tín chỉ cacbon và sớm thành lập thị trường cacbon trong nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần sửa đổi thông tư liên quan về tổng hợp số liệu báo cáo đầu tư công cho ứng phó biến đổi khí hậu, phục vụ giám sát. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tham mưu sửa đổi Nghị định 156 của Chính phủ năm 2018 để giải quyết tồn tại, khó khăn về dịch vụ môi trường rừng, chính sách phục hồi, trồng mới rừng.

đại biểu Tô Ái Vang- đoàn Sóc Trăng
Đại biểu Tô Ái Vang- đoàn Sóc Trăng

Quan tâm về thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay, đại biểu Tô Ái Vang (đoàn tỉnh Sóc Trăng) cho rằng, hiện nước ta có nhiều địa phương đang đối mặt với tình hình lũ lụt lớn và lũ kết hợp với triều cường là vấn đề hết sức phức tạp.

Bên cạnh các giải pháp mang tính vĩ mô, đại biểu Tô Ái Vang- đoàn Sóc Trăng đề xuất, Chính phủ khẩn trương rà soát, hoàn thiện và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống thiên tai.

Đồng thời, sớm kiện toàn Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự các cấp theo dự thảo Luật Phòng thủ dân sự, tăng cường chỉ đạo công tác rà soát, cập nhật kịch bản, phương án ứng phó với thiên tai. Tăng cường chuyển đổi số, hỗ trợ đầu tư việc ứng dụng công nghệ cho các địa phương còn khó khăn, nhất là ở bốn vùng lũ lụt trong công tác nắm tình hình, làm tốt công tác dự báo và chỉ đạo trực tuyến để kịp thời ứng phó với thiên tai.

"Tiếp tục thành lập và triển khai hoạt động Quỹ phòng, chống thiên tai theo Nghị định 78 của Chính phủ. Kịp thời nhân rộng các mô hình hiệu quả về công tác phòng, chống thiên tai để các địa phương nghiên cứu, ứng dụng và hỗ trợ nhau trong điều kiện có thể"- đại biểu Tô Ái Vang nêu giải pháp.

Quỳnh Nga- Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm 73 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm 73 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển còn chậm, mới đạt 13,3% dự toán

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển còn chậm, mới đạt 13,3% dự toán

Phó Chủ tịch Quốc hội: Không lẽ cứ để giá vàng

Phó Chủ tịch Quốc hội: Không lẽ cứ để giá vàng ''nhảy múa'' như thế?

Xuất hiện tình trạng “lách luật” để đầu tư, mua bán căn hộ nhà ở xã hội

Xuất hiện tình trạng “lách luật” để đầu tư, mua bán căn hộ nhà ở xã hội

Xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng, công nghiệp dần lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng, công nghiệp dần lấy lại đà tăng trưởng

Khai mạc Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Khai mạc Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin đến cử tri về dự án điện khí Lô B – Ô Môn

Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin đến cử tri về dự án điện khí Lô B – Ô Môn

Thủ tướng: Tháng 5 phải hoàn thành dứt điểm mặt bằng, vật liệu cho cao tốc Châu Đốc -  Sóc Trăng

Thủ tướng: Tháng 5 phải hoàn thành dứt điểm mặt bằng, vật liệu cho cao tốc Châu Đốc - Sóc Trăng

Hưởng ứng ngày châu Âu tại Việt Nam: Chung tay vì một môi trường sạch

Hưởng ứng ngày châu Âu tại Việt Nam: Chung tay vì một môi trường sạch

Thủ tướng: Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phải dũng cảm và chấp nhận rủi ro

Thủ tướng: Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phải dũng cảm và chấp nhận rủi ro

Hội thảo Văn hóa 2024 - Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao

Hội thảo Văn hóa 2024 - Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao

Hải Phòng: Rực sáng pháo hoa Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 – Bừng sáng miền di sản 2024

Hải Phòng: Rực sáng pháo hoa Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 – Bừng sáng miền di sản 2024

Cử tri Hải Phòng kiến nghị gì với Đoàn đại biểu Quốc hội?

Cử tri Hải Phòng kiến nghị gì với Đoàn đại biểu Quốc hội?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng tiếp xúc cử tri

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng tiếp xúc cử tri

Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Tập đoàn Hyosung mong muốn được đầu tư nhà máy sản xuất máy ATM made in Việt Nam

Tập đoàn Hyosung mong muốn được đầu tư nhà máy sản xuất máy ATM made in Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục phát huy vai trò, vị thế, uy tín thương hiệu Trường Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục phát huy vai trò, vị thế, uy tín thương hiệu Trường Sơn

Tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai trên thế giới lên đến 260 tỷ USD

Tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai trên thế giới lên đến 260 tỷ USD

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đội ngũ doanh nhân

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đội ngũ doanh nhân

Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng

Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng

Xem thêm