Thứ tư 06/11/2024 02:25

Đại biểu Quốc hội lý giải lý do cần có Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong Luật Giá (sửa đổi)

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm cho rằng Quỹ bình ổn giá là công cụ giúp quản lý nhà nước, góp phần kiểm soát lạm phát và bình ổn kinh tế vĩ mô.

Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 8 dự án Luật, 3 dự thảo Nghị quyết, tronng đó có Luật Giá (sửa đổi). Một trong các nội dung được xã hội quan tâm đó là có nên đưa Quỹ bình ổn giá xăng dầu vào Luật giá (sửa đổi). Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, bên lề phiên khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Trần Văn Lâm.

Đại biểu Trần Văn Lâm chia sẻ thông tin bên lề phiên khai mạc sáng nay 22.5

Thưa ông, được biết dự thảo Luật giá (sửa đổi) sẽ được đưa ra Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này, trong đó nội dung về bình ổn giá là nội dung mới so với chính sách hiện hành đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội, ông có thể nói rõ hơn vấn đề này?

Dự thảo Luật giá (sửa đổi) đưa ra tại Kỳ họp thứ 5 đã được nghiên cứu, rà soát tiếp thu được toàn diện nhất các ý kiến xác đáng của đại biểu quốc hội của tất cả các cơ quan tham gia ý kiến. Về cơ bản đến thời điểm này về cơ bản các vấn đề trong trong dự thảo Luật giá (sửa đổi) trình lên Quốc hội đạt được sự thống nhất cao của cơ quan soạn thảo với cơ quan thẩm tra và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

So với dự thảo trước, lần này Quốc hội đã rà soát kỹ đặc biệt các danh mục hàng hóa mà nhà nước được định giá, danh mục nhà nước bình ổn giá. Trên cơ sở các tiêu chí, nguyên tắc đặt ra trong dự thảo Luật, tiến hành rà soát các luật khác liên quan đến giá cả của các mặt hàng, để có thể đưa vào, đưa ra. Danh sách đó đến thời điểm này đạt được sự thống nhất cao của các cơ quan liên quan.

Một số chính sách liên quan đến công cụ bình ổn giá, liên quan đến đối tượng, phạm vi điều chỉnh trong danh sách giá trần, giá sàn đã được tính toán cân nhắc rà soát và điều chỉnh cho phù hợp.

Về nguyên tắc chung, Luật giá xác định là công cụ để nhà nước quản lý giá và điều tiết về giá. Nguyên tắc giá thì do thị trường định giá. Trong nền kinh thị trường hoàn hảo mọi giá được định bởi các nguyên tắc, nguyên lý của thị trường. Nhà nước chỉ can thiệp vào để mà điều tiết, xác định giá trong những điều kiện đặc thù. Thứ nhất, khi có yếu tố độc quyền, khi yếu tố độc quyền sẽ làm sai lệch quan hệ cung cầu, giá cả để một vài doanh nghiệp có tính chất độc quyền dẫn đến ảnh hưởng quyền lợi người tiêu dùng; thứ hai có yếu tố thiên tai địch họa… sẽ dẫn đến phá vỡ quan hệ cung cầu thì lúc này nhà nước sẽ can thiệp.

Trước đây, Quỹ bình ổn giá xăng dầu chưa được đưa vào trong dự thảo Luật giá (sửa đổi), có ý kiến cho rằng nên bỏ quỹ này do chưa chứng minh được khả năng điều tiết giá trong quá trình giá xăng dầu biến động, vậy có nên bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu và ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Quỹ bình ổn giá xăng dầu là cái cụ thể, nhưng luật không quy định cụ thể có quỹ A, hay quỹ B, luật chỉ đưa ra nguyên tắc, công cụ cho phép để cơ quan quản lý nhà nước sử dụng công cụ trong trường hợp cụ thể để quản lý để điều tiết giá, đáp ứng mục tiêu quản lý của nhà nước.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu là một trong những công cụ quản lý nhà nước trong kiểm soát lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mô

Trong các công cụ quản lý giá có công cụ lập quỹ bình ổn, quỹ bình ổn không chỉ cho mỗi xăng dầu mà đối với bất cứ mặt hàng chiến lược nào cần thiết thấy cần phải xác lập quỹ bình ổn thì nhà nước có thể thành lập quỹ đấy để điều tiết giá.

Đây chỉ là công cụ và trong dự thảo Luật giá (sửa đổi) không đề cập đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Dự thảo luật chỉ đưa ra một công cụ tùy điều kiện, bối cảnh, tình hình do nhu cầu thực tế quản lý điều tiết giá mà Chính phủ quyết định lập quỹ A, hay quỹ B … Việc lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu hay không, vào thời điểm này hay thời điểm khác, trong bao lâu hay như thế nào thì hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, luật đưa ra cơ sở pháp lý cho phép thành lập quỹ, cho phép điều chỉnh giá trong một số mặt hàng cần điều chỉnh giá. Đây là cung cấp cơ sở pháp lý và Quốc hội sẽ không bàn cụ thể lập quỹ nào.

Tại sao cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra chúng tôi đồng ý để trong luật nội dung cho phép thành lập quỹ trong điều kiện cần thiết. Đây là công cụ, lính ra trận cần nhiều công cụ, vũ khí để ra trận. Chúng ta tước bỏ đi công cụ nào cũng làm ảnh hưởng đến khả năng điều hành của Chính phủ. Bây giờ đánh giá quỹ này Chính phủ thành lập đúng chưa, sử dụng đúng chưa, thì đấy là vấn đề điều hành thực thi chứ không phải vấn đề luật pháp.

Soi cụ thể vào lĩnh vực xăng dầu, hiện nay thế giới cũng phải điều tiết giá xăng dầu để bình ổn, họ cũng phải sử dụng các công cụ khác, như Kho dự trữ quốc gia, còn chúng ta không có đủ khả năng để lập Kho dự trữ quốc gia đủ lớn thì chúng ta vẫn phải điều tiết. Chúng ta điều tiết thông qua công cụ lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu bằng giá trị. Khi cần thiết Chính phủ bơm tiền ra để giúp giảm giá bán xăng dầu cho người tiêu dùng.

Do vậy, bình ổn giá xăng dầu hay bình ổn giá các mặt hàng là nội dung rất quan trọng để kiểm soát lạm phát, để ổn định kinh tế vĩ mô, từ cơ sở đó để tạo ra điều kiện cho phát triển sản xuất kinh doanh.

Đối với yếu tố vĩ mô, giá đóng vai trò rất quan trọng trong đó có giá xăng dầu Chính phủ phải điều tiết.

Thực tế cho thấy trong thời gian qua, kể cả trong thời gian diễn ra dịch Covid-19, nhờ các công cụ quản lý điều tiết giá, giá xăng dầu và giá các mặt hàng khác đã được Chính phủ quản lý điều tiết tạo ra sự bình ổn, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong khi các nước như châu Âu, Mỹ và nhiều nước khác lạm phát, giá cả rất cao, nhưng chúng ta vẫn giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát là do Chính phủ đã sử dụng các công cụ quản lý điều hành giá để đạt được kết quả, đạt được mục tiêu.

Như vậy không thể bỏ quỹ bình ổn, vậy làm thế nào để sử dụng những quỹ đó hiệu quả và minh bạch, thưa ông?

Quỹ bình ổn giá chỉ là một công cụ, mỗi công cụ chỉ phát huy hiệu quả trong một không gian nhất định, điều kiện nhất định. Với điều kiện biến động giá không quá lớn thì chúng ta sử dụng công cụ này có thể điều tiết được, trong trường hợp giá biến động quá lớn, gấp nhiều lần trong khi quy mô quỹ của của chúng ta nhỏ thì lúc này quỹ không thể phát huy được vai trò.

Điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn, chưa có Kho dự trữ xăng dầu Quốc gia đủ lớn, do vậy Quỹ bình ổn giá xăng dầu sẽ là công cụ phù hợp trong điều kiện hiện nay

Do vậy, chúng ta phải sử dụng kết hợp với nhiều công cụ khác như Chính phủ đã từng làm, đã báo cáo ra Quốc hội thời gian qua như: Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm thuế VAT…rồi các biện pháp điều hành, điều tiết khác.

Đây là lý do chúng tôi thấy rằng trong dự thảo Luật giá (sửa đổi) nên giữ công cụ quỹ bình ổn giá, sử dụng như thế nào, sử dụng ra sao thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Trong thời gian vừa rồi, Quỹ bình ổn giá xăng dầu nó còn khiếm khuyết trong quản lý điều hành, như tính công khai, minh bạch, nhiều người nghi ngờ lợi dụng quỹ này… đó là trách nhiệm cơ quan quản lý. Chúng ta phải làm sao công khai để mọi người dân tin tưởng yên tâm rằng quỹ này được sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả, đó là trách nhiệm của Chính phủ.

Vừa rồi đã có nhiều đại biểu Quốc hội có ý kiến phải giữ quỹ và phải sử dụng một cách có hiệu quả, phải công khai minh bạch hơn, Chính phủ đã tiếp thu ý kiến này. Chúng tôi thấy rằng hoàn toàn khả thi có thể thực hiện được.

Có ý kiến cần có một Quỹ tập trung, không phải giao cho từng doanh nghiệp quản lý mà có thể cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Công Thương hay Bộ Tài chính phải đứng ra quản lý Quỹ tập trung này cho rõ ràng minh bạch. Đây là một ý kiến Chính phủ cũng cần phải xem xét nghiên cứu.

Xin cảm ơn ông!

Thu Hường - Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Tin cùng chuyên mục

Arab Saudi ‘tung đòn chí mạng’ vào thị trường dầu Nga

Tổ hợp hóa dầu lớn nhất Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu vận hành thương mại

Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Công Thương xác định đối tượng điều chỉnh mặt hàng dầu HFO

Vietsovpetro đoạt giải nhất Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Trung Đông ‘bùng cháy’, giá dầu lên đỉnh

Dầu Nga bất ngờ 'gặp khó' tại Ấn Độ

AI đang thay đổi ngành khai thác dầu khí như thế nào?

Hơn 280 thí sinh tham dự Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Bộ Công Thương ban hành quy định mới về bảo quản và huỷ bỏ giếng khoan dầu khí

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Thanh Hóa sẽ trình Bộ Công Thương quy hoạch xây dựng Kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô

8 tháng đầu năm, Petrovietnam nộp ngân sách ước đạt 96,5 nghìn tỷ đồng

Đồng Nai: Đồng loạt kiểm tra tại 24 cửa hàng xăng dầu

PV GAS vận chuyển thành công LNG bằng đường sắt, giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau bão số 3

Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước

Bí mật đằng sau sự sụt giảm sản lượng của OPEC

Chặng đường ngành Dầu khí hiện thực hóa mong ước của Người

Petrovietnam phát huy ''bộ mã gen'', nỗ lực bảo đảm ''4 chữ An''

Giá dầu thế giới ‘bay cao’, ai là ‘thủ phạm’?

Nỗi lo thiếu khí đốt: Ukraine nắm giữ ‘chìa khóa’ năng lượng châu Âu