Thứ ba 26/11/2024 21:12

Đà Nẵng: Nhiều điểm còn ngập sâu, nước đến ngang người

Tính đến trưa 15/10, tại thành phố Đà Nẵng, sau mưa lớn vẫn còn rất nhiều điểm ngập sâu từ 0,5 - 1m, tập trung tại quận Liên Chiểu, Thanh Khê và huyện Hòa Vang.
Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng, tính đến sáng 15/10, trên địa bàn thành phố còn ngập tại 3 quận, huyện. Trong đó, huyện Hòa Vang vẫn còn ngập tại một số vị trí (Thôn Nam Yên, Lộc Mỹ, Hòa Bắc,…); quận Thanh Khê còn ngập tại khu vực Khe Cạn (gồm các tổ 16, 17, 19, 20, 21, 26, 27); khu vực (gồm các tổ 1, 2, 4, 5) ngập từ 0,5 -1m. Quận Liên Chiểu còn nhiều điểm ngập nhất tập trung ở các phường: Hòa Minh, Hòa Khánh Bắc, Hòa Khánh Nam, một số vị trí vẫn còn ngập sâu (Tổ 21, 123, 129 Hòa Minh; tổ 27, tổ 36, tổ 37, 29, 30, 31, 32, 34, 35, 42, 45, 46, 47, 50, 68 Hòa Khánh Nam,…). (Ảnh: Kiệt 57, đường Mẹ Suốt, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu lúc 10h sáng 15/10)
Ghi nhận thực tế của phóng viên Báo Công Thương trong sáng 15/10, tại đường Mẹ Suốt – “rốn lũ lụt” của quận Liên Chiểu, hàng chục kiệt hẻm vẫn còn đang ngập nước và bị phong tỏa.
Tại kiệt 57, ở thời điểm 10h sáng 15/10, nước sâu khoảng 0,5m, càng vào sâu bên trong kiệt nước càng cao, có đoạn nước ngập đến 0,6 – 0,7m.

Nhà dân bị ảnh hưởng nhiều nhất trong kiệt này chủ yếu ở phía sâu trong cùng của kiệt và các phòng trọ sinh viên.

Anh Lê Minh Đức (số nhà 57/12 đường Mẹ Suốt) cho biết, nước đã vào nhà anh từ tối 13/10. Tuy nhiên, nhờ sự chủ động và kinh nghiệm từ năm trước, năm nay gia đình anh chủ động kê cao tài sản nên hầu như không bị thiệt hại. “Có lúc nước dâng lên, có lúc hạ xuống, nhưng cũng chỉ dưới 0,5m, thấp hơn nhiều so với đợt lũ tháng 10/2022 (nước lên 1,7m). Bên cạnh đó, kinh nghiệm từ trận lụt năm ngoái, năm nay gia đình cũng chủ động ứng phó hơn”, anh Đức cho hay.
Anh Đức cũng cho biết trong thời gian nước dâng ngập, lực lượng chức năng đã đến từng nhà hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống. “Nhà mình có chủ động trữ đồ rồi thì thôi, các hộ nào bị động thì phường tiếp tế. Chỉ mong đừng mưa nữa, nước rút để còn dọn dẹp”, anh Đức nói.
Nhiều nhà có nền cao hơn mặt hẻm 0,5 - 1m nhưng nước vẫn vào nhà và chưa rút.

This browser does not support the video element.

Tại kiệt 127, đến 10h15 sáng 15/10 vẫn còn trong tình trạng ngập sâu. Lực lượng dân phòng, dân quân tự vệ vẫn chốt chặn để đảm bảo an toàn.
Kiệt 127 Mẹ Suốt là kiệt trũng, thường xuyên ngập sâu và nước rút rất chậm.
Kiệt 111 Mẹ Suốt cũng còn ngập đến 0,5m (lúc 10h15 sáng 15/10).
Sau mưa lớn, nhiều kiệt tại đường Mẹ Suốt còn bị ngập nước như kiệt 60, kiệt 112, kiệt 75….
Tại phường Hòa Minh, đến 10h sáng ngày 15/10 vẫn còn nhiều điểm ngập từ 0,3 – 1,2m tập trung ở các tổ 21, tổ 113, tổ 129. (Ảnh chụp tại tổ 113, lúc 9h sáng 15/10).
UBND phường Hòa Minh cho biết, từ 13/10 đến hiện tại phường đã sơ tán 1.644 người. Trong đó, các hộ dân sơ tán tập trung được bố trí ở tại trường Bùi Thị Xuân và trường Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tổ 113 là khu vực ngập sâu nhất của phường Hòa Minh. Đến sáng nay, tại nhiều gia đình nước vẫn còn ngập sâu, chưa thể dọn dẹp.
Ông Huỳnh Bá Châu, Tổ trưởng Tổ dân phố 113 cho biết: “Khu vực thấp trũng này khoảng nửa tổ bị ngập với 78 hộ, toàn bộ đã di tản hết đến nơi an toàn từ khi nước lên, không cho ai ở lại. Đến hôm qua mưa giảm và hôm nay nước rút, bà con mới về để dọn dẹp”.
Người dân tranh thủ dọn dẹp khi nước rút.
Các điểm ngập tại khu vực đường Âu Cơ đến 9h sáng 15/10 nước đã rút hết, để lại nhiều bùn đất trên đường.
Khu vực đường Thăng Long (đoạn dưới chân cầu Đỏ) ở thời điểm 12h trưa 15/10 vẫn còn ngập nước và bị rào chắn không cho người qua lại để đảm bảo an toàn.

Thời tiết tại TP. Đà Nẵng trong sáng 15/10 tương đối tạnh ráo, tuy nhiên nước rút khá chậm. Từ 11h30 trưa 15/10 mưa bắt đầu lớn trở lại.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: mưa lớn

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than