Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam

Cú “huých” mới cho dịch vụ logistics

Đến năm 2020, tỷ trọng đóng góp vào GDP của dịch vụ logistics đạt 5%, tốc độ tăng trưởng đạt 15-20%; tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 40%... là một số mục tiêu chính được đề ra tại Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam sắp được Chính phủ ban hành. 
Cú “huých” mới cho dịch vụ logistics
Ảnh: DUCA

Liên quan đến kế hoạch hành động này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Đánh giá của ông về thực trạng của ngành dịch vụ logistics nước ta hiện nay?

Ngành dịch vụ logistics Việt Nam đã có quá trình phát triển tương đối lâu dài. Cùng với tiến trình đổi mới, mở cửa thị trường, hoạt động này của nước ta thực sự có những bước khởi sắc trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, có thể thấy, trình độ và mức độ phát triển của ngành dịch vụ logistics Việt Nam hiện nay vẫn tương đối thấp, thể hiện ở số lượng doanh nghiệp (DN) dịch vụ logistics chỉ vào khoảng 1.300 – 1.500 DN và tỷ trọng đóng góp cho nền kinh tế của ngành dịch vụ này ước khoảng 2 – 3%. Ngoài ra, tỷ lệ thuê ngoài của ngành dịch vụ logistics chưa cao, các DN xuất nhập khẩu, DN thương mại vẫn phải tự thực hiện các dịch vụ logistics, khiến hoạt động này kém hiệu quả. Trong khi đó, cùng với tiến trình mở cửa, thị phần của các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ lớn và họ tham gia vào các khâu quan trọng như các hãng tàu biển, hãng hàng không và các DN chuyển phát nhanh… Các DN Việt Nam mới chỉ chiếm thị phần tương đối nhỏ và ở những công đoạn đơn giản như giao nhận, làm thủ tục hải quan…

Cú “huých” mới cho dịch vụ logistics
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)

Trước những tồn tại như vậy, trong Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam được Bộ Công Thương xây dựng và trình Chính phủ ban hành sẽ có những điểm chính gì và khắc phục những tồn tại kể trên ra sao, thưa ông?

Đây là văn bản đầu tiên mà chúng ta có để định hướng chính sách về ngành logistics. Kế hoạch này sẽ tập trung vào những giải pháp ngắn hạn và trung hạn để góp phần cải thiện ngành dịch vụ logistics trong 7 – 8 năm tới. Trong đó, có những giải pháp về xây dựng khung pháp lý, thể chế; hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về logistics, cũng như xây dựng một hệ thống chính sách để hỗ trợ ngành logistics phát triển. Bên cạnh đó, có khung pháp luật để hướng dẫn DN logistics hoạt động đúng luật pháp. Ngoài ra, phát triển cơ sở hạ tầng như cảng biển, nhà ga, kho ngoại quan, các trung tâm logistics…

Kế hoạch cũng đề ra những giải pháp để nâng cao năng lực cho các DN cung cấp dịch vụ logistics nhằm bồi dưỡng cho các DN lớn lên, bắt kịp với bối cảnh hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng sôi động.

Một mục tiêu quan trọng khác của kế hoạch là làm sao để các DN thương mại và xuất nhập khẩu phối hợp chặt chẽ với DN logistics nhằm có sự phân công lao động rõ ràng và mang lại hiệu quả cao nhất. Kế hoạch cũng chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như tuyên truyền, phổ biến để DN thấy được vai trò của các DN logistics trong tiến trình hội nhập sâu rộng hiện nay.

Tập trung xây dựng những DN logistics lớn, giữ vai trò “đầu tàu”, đồng thời xây dựng các trung tâm logistics cấp khu vực và quốc tế để nâng cao khả năng kết nối giữa DN Việt Nam với thế giới là một trong những mục tiêu trọng tâm của kế hoạch. Theo ông, yêu cầu cần thiết để hình thành DN đầu tàu là gì và các trung tâm logistics lớn nên đặt ở đâu?

Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần những DN mang tính tiên phong. Đối với lĩnh vực logistics, chúng ta đang thiếu những DN lớn và thiếu sự đầu tư dài hạn, bài bản, mang tính chất quyết sách. Logistics sẽ là ngành đầu tư sinh lợi lớn nhưng hiện nay, những DN nhìn thấy nguồn lợi đó không đủ tiềm năng để khai thác. Trong khi đó, DN có vốn lớn, trình độ kinh nghiệm lại chưa mặn mà với lĩnh vực này. Do đó, kế hoạch hành động này quan tâm đến việc làm sao có được DN đầu tàu, đầu tư vào logistics để tạo ra làn sóng, tạo ra sự quan tâm lớn của cộng đồng DN.

Với các trung tâm logistics, Việt Nam là đất nước có lợi thế lớn về vị trí địa lý khi nằm ở trung tâm Đông Nam Á. Trong khi đó Đông Nam Á lại nằm ở ngã ba của các cường quốc, khu vực sản xuất lớn trên thế giới. Biển Đông cũng là tuyến đường hàng hải bận rộn nhất trên thế giới cho các luồng hàng hóa di chuyển qua đó. Chúng ta có cơ hội trở thành trung tâm trung chuyển, tập kết hàng hóa để từ đây phân phối đi các khu vực khác nhau như Đông Nam Á, Đông Bắc Á, châu Mỹ, châu Đại Dương… Do đó, các trung tâm logistics lớn phải thỏa mãn các yếu tố: Nằm ở những vị trí thuận lợi (tốt nhất là nằm gần biển) và gần các trung tâm sản xuất lớn. Hiện có 2 vị trí đáp ứng được yêu cầu này là khu vực Đông Nam bộ và ven biển Bắc bộ như TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội. Đó là những vị trí đặt các trung tâm logistics quốc tế. Việt Nam cũng có kế hoạch xây dựng các trung tâm logistics tầm khu vực, vùng miền cũng để kết nối, hỗ trợ xuất nhập khẩu ở khu vực đó.

Bên cạnh nỗ lực của các bộ, ngành trong việc ban hành cơ chế chính sách, ông có lời khuyên gì cho các DN để góp phần cùng các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thành mục tiêu đến năm 2020, tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành dịch vụ logistics đạt 5%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logisticss đạt 40%?

Đối với các DN cung cấp dịch vụ logistics, đây là thời gian chạy đua với các DN FDI nên phải làm sao lớn nhanh, mạnh để đuổi kịp họ, nếu không, thị trường Việt Nam sẽ không còn là mảnh đất cho ta khai thác nữa. Do đó, phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội thị trường, nâng cao năng lực quản lý và chất lượng nguồn nhân lực…

Đối với các DN xuất nhập khẩu, đây là chỗ dựa cho các DN logistics Việt Nam vì số lượng DN này rất lớn, lên đến hàng trăm nghìn DN. Tuy nhiên, sự gắn kết giữa các DN còn lỏng lẻo, chưa tạo ra được nhận thức ưu tiên sử dụng dịch vụ của DN Việt. Do đó, cần tạo ra tâm lý DN Việt ưu tiên sử dụng dịch vụ Việt. Có thể DN Việt Nam còn có những điểm yếu, chất lượng dịch vụ chưa thực sự cao nhưng vì tinh thần dân tộc, vì sự hỗ trợ cùng phát triển mà nên ưu tiên sử dụng dịch vụ của DN logistics Việt Nam để giúp các DN có điều kiện cải thiện, cùng phát triển.

Xin cảm ơn ông!

Thùy Linh - Phương Lan (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Nguyễn Trọng Nghĩa

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Nguyễn Trọng Nghĩa

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ chính trị khoá XIII Lê Minh Hưng

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ chính trị khoá XIII Lê Minh Hưng

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Đỗ Văn Chiến

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Đỗ Văn Chiến

VEPR dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 khoảng 5,5-6%

VEPR dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 khoảng 5,5-6%

Năm 2027 sẽ hoàn thành mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Năm 2027 sẽ hoàn thành mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Thủ tướng Chính phủ: Doanh nghiệp không thực hiện hóa đơn điện tử trong kinh doanh vàng sẽ bị tước giấy phép

Thủ tướng Chính phủ: Doanh nghiệp không thực hiện hóa đơn điện tử trong kinh doanh vàng sẽ bị tước giấy phép

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Tiểu sử các đồng chí tham gia Ban Bí thư và 4 uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII

Tiểu sử các đồng chí tham gia Ban Bí thư và 4 uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII

Hoạt động Hội nghị Trung ương 9 khoá XIII ngày 16/5: Bầu bổ sung 4 uỷ viên Bộ Chính trị

Hoạt động Hội nghị Trung ương 9 khoá XIII ngày 16/5: Bầu bổ sung 4 uỷ viên Bộ Chính trị

Việt Nam -  Argentina: Không ngừng hợp tác phát triển toàn diện mối quan hệ song phương

Việt Nam - Argentina: Không ngừng hợp tác phát triển toàn diện mối quan hệ song phương

Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Khai mạc Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII

Chậm nhất ngày 17/5 công bố quyết định thanh tra thị trường vàng

Chậm nhất ngày 17/5 công bố quyết định thanh tra thị trường vàng

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc

Huawei mong muốn tham gia phát triển mạng 5G, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

Huawei mong muốn tham gia phát triển mạng 5G, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

Đề xuất Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh tại Kỳ họp thứ 7

Đề xuất Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh tại Kỳ họp thứ 7

Điều tra, xử lý nghiêm minh các trường hợp tàu cá vi phạm quy định về VMS

Điều tra, xử lý nghiêm minh các trường hợp tàu cá vi phạm quy định về VMS

Đề nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai

Đề nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai

Chỉnh huấn cán bộ theo ngôn ngữ dân gian của Tổng Bí thư

Chỉnh huấn cán bộ theo ngôn ngữ dân gian của Tổng Bí thư

Xem thêm