Công nghiệp hỗ trợ nỗ lực để tự chủ

Với mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT), đảm bảo nguồn nguyên vật liệu, linh phụ kiện và nâng cao giá trị gia tăng tạo ra trong nước của sản phẩm, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị quyết 115/NQ-CP ngày 8/6/2020 về các giải pháp thúc đẩy phát triển CNHT (Nghị quyết 115).

Hàm lượng giá trị gia tăng nội địa vẫn còn thấp

Báo cáo của Bộ Công Thương, hiện nay, do CNHT kém phát triển, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào nhập khẩu - đặc biệt là các ngành công nghiệp chủ lực như điện tử; dệt may; da - giày - túi xách; sản xuất, lắp ráp ô tô... Chính vì vậy, khi dịch bệnh Covid-19 bùng nổ tại các quốc gia cung ứng linh phụ kiện sản xuất chủ yếu cho Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản..., các ngành công nghiệp trong nước đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo đảm các yếu tố đầu vào sản xuất trong thời gian đầu năm 2020. Phải đến khi các quốc gia nêu trên đã qua đỉnh dịch, nguồn cung ứng nguyên phụ liệu nhập khẩu cho các ngành sản xuất của Việt Nam mới được phục hồi.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, xây dựng, hoàn thiện và triển khai hiệu quả, đồng bộ các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển CNHT
Hoàn thiện cơ chế, chính sách, xây dựng, hoàn thiện và triển khai hiệu quả, đồng bộ các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển CNHT

Bộ Công Thương nhìn nhận, việc đánh giá tác động ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến các ngành sản xuất trong nước đã cho thấy rõ một trong những điểm yếu của kinh tế Việt Nam: Nội lực của ngành sản xuất hạn chế, phụ thuộc rất lớn vào các chuỗi cung ứng nước ngoài; CNHT kém phát triển khiến Việt Nam không tự chủ được về các yếu tố đầu vào của sản xuất dẫn đến tình trạng phụ thuộc phần lớn vào linh phụ kiện, nguyên vật liệu nhập khẩu (mà việc nhập siêu các yếu tố đầu vào cho sản xuất là tình trạng kéo dài từ rất nhiều năm trở lại đây), khiến giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp nội địa rất thấp.

Qua các năm gần đây, các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến chiếm tỷ trọng cao gần 40% trong tổng doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, nhưng chỉ đóng góp khoảng gần 14% GDP, giá trị gia tăng rất thấp so với các ngành công nghiệp khác.

Số liệu của OECD chỉ ra, 5 năm trở lại đây, trong cơ cấu giá trị gia tăng trong các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, giá trị gia tăng từ nước ngoài vẫn chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt là từ Trung Quốc và Hàn Quốc, trong khi tỷ lệ hàm lượng giá trị gia tăng nội địa vẫn còn thấp và chưa có nhiều chuyển dịch đáng kể (2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là hàng dệt may và hàng điện tử có tỷ lệ giá trị gia tăng trong nước chỉ lần lượt là hơn 50% và hơn 37%).

Thực trạng này sẽ không chỉ gây ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, mà sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến công nghiệp nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung trong dài hạn trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Vì vậy, phát triển CNHT, từng bước tự chủ nguồn nguyên vật liệu, linh phụ kiện trong nước là một trong những vấn đề cốt lõi để phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam trong dài hạn.

Tự chủ nguồn nguyên vật liệu, linh - phụ kiện hướng tới phát triển bền vững

Với mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất các doanh nghiệp CNHT, đảm bảo nguồn nguyên vật liệu, linh phụ kiện và nâng cao giá trị gia tăng tạo ra trong nước của sản phẩm, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị quyết 115 về các giải pháp thúc đẩy phát triển CNHT. Nghị quyết đã đề ra các giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành CNHT và công nghiệp chế biến, chế tạo, đảm bảo phù hợp với bối cảnh tình hình mới.

Nghị quyết tập trung chủ đạo vào 7 giải pháp để phát triển CNHT như: Hoàn thiện cơ chế, chính sách, xây dựng, hoàn thiện và triển khai hiệu quả, đồng bộ các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển CNHT và các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển (được Nhà nước ưu đãi và hỗ trợ theo quy định tại Luật Đầu tư) đảm bảo điều kiện thuận lợi cho phát triển CNHT, đồng thời xây dựng và triển khai các chính sách hiệu quả cho các ngành công nghiệp vật liệu và phát triển thị trường cho các ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, tạo nền tảng cơ bản cho công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và bền vững.

Tập trung đảm bảo và huy động hiệu quả nguồn lực phát triển CNHT cụ thể, bố trí và huy động nguồn lực hiệu quả để triển khai thực hiện chính sách đầu tư phát triển CNHT và các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển. Nâng cao vai trò và khuyến khích các địa phương đầu tư các nguồn lực để triển khai các chính sách, chương trình và hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp CNHT và công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển trên cơ sở căn cứ các quy định của pháp luật và bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương đó.

Đối với giải pháp về tài chính, tín dụng, tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất đối với doanh nghiệp CNHT và công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển khi vay vốn ngắn hạn tại tổ chức tín dụng; Nhà nước thực hiện cấp bù chênh lệch lãi suất đối với các khoản vay trung và dài hạn của các doanh nghiệp để thực hiện dự án sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển bằng nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.

Phát triển chuỗi giá trị trong nước, chủ động tạo cơ hội hình thành và phát triển chuỗi giá trị trong nước thông qua thu hút đầu tư hiệu quả và thúc đẩy kết nối kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đa quốc gia, các công ty sản xuất, lắp ráp trong nước và nước ngoài; xây dựng các khu CNHT tập trung để tạo cụm liên kết ngành; phát triển các ngành công nghiệp vật liệu nhằm tăng cường tính tự chủ về nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. “Đồng thời, thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm các doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển trở thành các tập đoàn có tầm cỡ khu vực, tạo hiệu ứng lan tỏa và dẫn dắt các doanh nghiệp CNHT phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” - Nghị quyết nêu rõ.

Trên cơ sở đó, thúc đẩy phát triển thị trường nội địa và thị trường ngoài nước để tạo điều kiện phát triển CNHT và các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển. Cụ thể, bảo đảm quy mô thị trường nội địa thông qua các giải pháp phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế; xây dựng và thực thi hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành công nghiệp phù hợp để bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng trong nước. Đồng thời, tìm kiếm, mở rộng các thị trường ngoài nước trên cơ sở tận dụng các hiệp định FTA đã ký kết; triển khai các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển tham gia hiệu quả các hiệp định thương mại tự do; tích cực tháo gỡ các rào cản, chống các hành vi độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh; phát triển các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại.

Bên cạnh đó cần nâng cao năng lực doanh nghiệp CNHT, xây dựng và vận hành hiệu quả các trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp vùng và địa phương từ vốn đầu tư trung hạn của Trung ương và địa phương trên cơ sở nhu cầu, mục tiêu phát triển và nguồn lực sẵn có nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp CNHT và công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển (R&D), chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suất chất lượng sản phẩm, tạo cơ hội tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Hình thành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi về tài chính, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất nhằm nâng cao năng lực của các trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp vùng. Các trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp vùng có vai trò kết nối các trung tâm tại địa phương, hình thành hệ sinh thái chung về công nghệ và sản xuất công nghiệp.

Ngoài ra, tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống thống kê, cơ sở dữ liệu CNHT và các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển nhằm thúc đẩy kết nối giữa nhà cung cấp Việt Nam và các tập đoàn đa quốc gia; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và xây dựng chính sách về CNHT; nâng cao chất lượng công tác thống kê, bảo đảm thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng về CNHT và các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển nhằm thu hút sự quan tâm, thay đổi, và nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện của lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội về phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo và CNHT.

Nghị quyết 115 đã đề ra các giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành CNHT và công nghiệp chế biến, chế tạo, đảm bảo phù hợp với bối cảnh tình hình mới.
Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các đơn vị vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn và vướng mắc trong đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Ngày 17/4, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã có buổi làm việc với Sở Công Thương TP. Hải Phòng về tình hình phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Hội thảo về thực trạng, giải pháp phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức đã thu hút gần 30 đơn vị tham dự.
Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Kiểm điểm tiến độ về đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn đánh giá, còn chậm triển khai và sơ suất khi quy hoạch.
Bắc Giang sắp tổ chức hội thảo về giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn

Bắc Giang sắp tổ chức hội thảo về giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn

Ngày 16/4 tới đây, UBND tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức hội thảo về thực trạng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Ngành công nghiệp chế tạo của Mỹ đang phục hồi

Ngành công nghiệp chế tạo của Mỹ đang phục hồi

Mặc dù xây dựng sụt giảm, nhưng không làm giảm kỳ vọng về sức tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Mỹ trong quý I/2024,nhờ sự phục hồi của ngành công nghiệp chế tạo.
Nhà máy có vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng sắp được khởi công tại HANSSIP

Nhà máy có vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng sắp được khởi công tại HANSSIP

Dự kiến, sau quý II/2024, Nhà máy INVENTEC Việt Nam với vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng sẽ được khởi công tại HANSSIP, tạo việc làm cho hơn 20.000 lao động.
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp nhỏ sợ mất cơ hội vì thiếu vốn

Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp nhỏ sợ mất cơ hội vì thiếu vốn

Thiếu vốn được xem là thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang phải đối mặt khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Sáng 25/3, Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai để bàn về giải pháp phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.
Doosan Vina xuất khẩu 9 module nặng 1.900 tấn đến bang Texas, Mỹ

Doosan Vina xuất khẩu 9 module nặng 1.900 tấn đến bang Texas, Mỹ

Ngày 24/3, Doosan Vina đã xuất thành công 9 module nặng 1.900 tấn đến Nhà máy Golden Triangle Polymers đặt tại bang Texas, Hoa Kỳ sau hơn 10 tháng sản xuất.
Hơn 300 doanh nghiệp tham dự VGMF2024: Cơ hội để Việt Nam hoàn thiện chuỗi cung ứng

Hơn 300 doanh nghiệp tham dự VGMF2024: Cơ hội để Việt Nam hoàn thiện chuỗi cung ứng

Diễn đàn Chuỗi sản xuất thông minh và Chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024 (VGMF2024) sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 26/3, thu hút hơn 600 người tham dự.
Phó Thủ tướng đánh giá cao kết quả hợp tác giữa Tập đoàn Airbus với các đối tác của Việt Nam

Phó Thủ tướng đánh giá cao kết quả hợp tác giữa Tập đoàn Airbus với các đối tác của Việt Nam

Phó Thủ tướng cho rằng, Airbus có thể tham gia hỗ trợ Việt Nam xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển ngành công nghiệp hàng không, sản xuất linh kiện...
Intel đề xuất giải pháp gì để phát triển công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam?

Intel đề xuất giải pháp gì để phát triển công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam?

3 đề xuất của đại diện Intel Việt Nam với Thủ tướng về việc phát triển công nghiệp bán dẫn đã thu hút sự chú ý tại hội nghị mới đây ở Hà Nội.
igus® đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghiệp 4.0 bền vững

igus® đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghiệp 4.0 bền vững

Ứng dụng igusGO của igus® dựa trên AI chỉ cần thao tác trong vài giây giúp hỗ trợ các công ty chuyển đổi sang công nghiệp 4.0 và sản xuất trung hòa CO2.
Hà Nội: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô

Hà Nội: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô

Đến nay, Hà Nội đã có 229 sản phẩm đạt danh hiệu công nghiệp chủ lực. Thành phố sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp ưu tiên phát triển sản phẩm có thế mạnh.
Ngành công nghiệp ô tô: Tăng tỉ lệ nội địa hoá, đẩy mạnh liên kết

Ngành công nghiệp ô tô: Tăng tỉ lệ nội địa hoá, đẩy mạnh liên kết

Để phát triển được ngành công nghiệp ô tô phải tăng tỉ lệ nội địa hoá, bên cạnh đó, các DN trong nước rất cần đến sự hỗ trợ của những DN đầu tàu.
Củng cố về ‘chất’, mở cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm công nghiệp

Củng cố về ‘chất’, mở cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm công nghiệp

Tiếp tục củng cố về ‘chất’ sẽ là giải pháp quan trọng để các doanh nghiệp sớm hội nhập vào chuỗi sản xuất công nghiệp hỗ trợ ASEAN và toàn cầu.
Quảng Ninh: Nhiều chính sách thiết thực thu hút vốn FDI

Quảng Ninh: Nhiều chính sách thiết thực thu hút vốn FDI

Quảng Ninh triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về hạ tầng, kỹ thuật, dịch vụ… tại các khu kinh tế, khu công nghiệp để thu hút nguồn vốn FDI lớn.
Tạo đà cho công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ phát triển

Tạo đà cho công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ phát triển

Từ ngày 16 - 19/5/2024 sẽ diễn ra triển lãm quốc tế lần thứ 20 về công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ (Autotech & Accessories 2024).
Thúc đẩy hợp tác cung cấp linh kiện thiết bị giữa Việt Nam - Hàn Quốc

Thúc đẩy hợp tác cung cấp linh kiện thiết bị giữa Việt Nam - Hàn Quốc

Tại trụ sở Viện Nghiên cứu Cơ khí vừa diễn ra buổi làm việc giữa các đơn vị Việt Nam với các đối tác Hàn Quốc nhằm thúc đẩy hợp tác cung cấp linh kiện thiết bị.
“Tin vui” liên tục cho ngành công nghiệp điện tử, vi mạch bán dẫn Việt Nam

“Tin vui” liên tục cho ngành công nghiệp điện tử, vi mạch bán dẫn Việt Nam

Quý III/2023, ngành công nghiệp điện tử và vi mạch bán dẫn tại Việt Nam đã liên tục nhận được những tin vui về sự phát triển và triển khai dự án quan trọng.
Hưng Yên: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, thu hút đầu tư

Hưng Yên: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, thu hút đầu tư

Hưng Yên đang ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp, nhà đầu tư ngành công nghiệp hỗ trợ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động