Cố Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải: 3 dấu ấn với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam

Sinh thời trên cương vị người đứng đầu Chính phủ trong hai nhiệm kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải không chỉ để lại những dấu ấn đổi mới trong điều hành mà còn được coi là người nặng lòng với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam với mong mỏi Việt Nam sớm đạt mục tiêu là quốc gia có 1 triệu doanh nghiệp.
Cố Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải: 3 dấu ấn với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải tại lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam lần đầu tiên, ngày 13/10/2004 tại Hà Nội

Dấu ấn đầu tiên của ông với giới doanh nghiệp cả nước chính là việc thành lập Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 473/QĐ-TTg năm 1998. Dưới thời người tiền nhiệm của ông là Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đây mới chỉ là một tổ nghiên cứu tư vấn mang dáng dấp của một câu lạc bộ. Khi được nâng cấp thành Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, nó không chi mang tính “danh chính ngôn thuận” mà còn đánh dấu một mốc lịch sử trong việc khẳng định vị thế cùng sự tham gia của các think tank (một tổ chức hoặc nhóm các cá nhân hoạt động nghiên cứu đưa ra các tư vấn về chính sách, chiến lược) vào việc hoạch định, xây dựng và thậm chí là cả phản biện chính sách. Sự tồn tại của các think tank ở nhiều quốc gia trên thế giới đã có từ lâu nhưng ở Việt Nam đây là lần đầu tiên được công nhận bởi một văn bản chính thức.

Công việc quan trọng nhất của Ban là nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ nội dung tiếp tục đổi mới chính sách kinh tế, xã hội và thể chế hành chính trong chương trình công tác của Chính phủ. Cùng với đó các thành viên của Ban này được kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ tư tưởng chỉ đạo và yêu cầu đổi mới cần được thể hiện trong các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế, xã hội và hành chính do Thủ tướng giao cho các Bộ, ngành soạn thảo; rà soát, tu chỉnh các dự thảo văn bản được Thủ tướng giao; tham gia nghiên cứu, soạn thảo hoặc chủ trì việc tổ chức soạn thảo một số văn bản theo yêu cầu của Thủ tướng. Trong suốt 8 năm đó, Thủ tướng Phan Văn Khải sử dụng Ban Nghiên cứu một cách thực chất, thường xuyên lấy ý kiến cho các hoạt động của Chính phủ. Thủ tướng lắng nghe, thu thập, vận dụng vào hoạt động điều hành Chính phủ của ông, đưa vào chủ trương chính sách. Tuy là một Ban được lãnh đạo Chính phủ lãnh đạo trực tiếp nhưng các thành viên đều theo chế độ “5 không”: không biên chế, không lương, không chức vụ, không có cấp trên cấp dưới và quan trọng nhất là không bị ràng buộc, hạn chế gì khi góp ý kiến với Thủ tướng thậm chí là có ý kiến khác với Thủ tướng.

Thêm nữa là trước khi ban hành một chủ trương chính sách, kể cả dự thảo nghị định, Thủ tướng đều đưa cho Ban Nghiên cứu, giao trách nhiệm nghiên cứu, thảo luận và đưa ra ý kiến tư vấn, chuyển sang Chính phủ để Chính phủ tập hợp, xem xét. Do đó, thời kỳ này hầu như không có chuyện ban hành chủ trương rồi bị phản ứng, phải thu hồi.

Dấu ấn thứ hai chính là việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2000. Sau gần 9 năm thi hành Luật Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, Luật Doanh nghiệp năm 1999 được Quốc hội khóa X thông qua ngày 12/6/1999, thay thế Luật Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, quy định chi tiết hơn các loại hình tổ chức kinh tế tư hữu đã có trước đó (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân) và bổ sung thêm một loại hình mới là công ty hợp danh. Luật Doanh nghiệp 1999 cũng lần đầu tiên quy định về hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, nhưng quy định chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có thể là tổ chức. Ngoài ra, theo Luật Doanh nghiệp năm 1999 thì công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân.

Điểm mới quan trọng nhất của Luật Doanh nghiệp năm 2000 là người dân được phép làm mọi thứ mà luật pháp không cấm. Công chức chỉ được làm những thứ mà Nhà nước cho phép. Tư tưởng này hoàn toàn mở cửa bởi trước đây dân muốn làm gì, nhất là kinh doanh phải tuân theo đủ mọi phép tắc, luật lệ. Trong hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, Chính phủ đã chỉ đạo làm kiên quyết việc tiền kiểm phát triển hậu kiểm và đặc biệt là cắt bỏ giấy phép con khiến cho doanh nghiệp hồ hởi, nền kinh tế có nhiều động lực sau mở cửa, bước vào thời kỳ tăng trưởng rất tốt, đặc biệt là vượt qua được khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 mà các nước Đông Nam Á là tâm điểm.

Dấu ấn thứ ba là việc Thủ tướng Phan Văn Khải ký Quyết định số 990/QĐ-TTG ngày 20/9/2004 đã quyết định chọn ngày 13/10 làm “Ngày Doanh nhân Việt Nam”. Vào ngày 13/10 trước đó 59 năm, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Hồ Chí Minh đã trực tiếp gửi một bức thư cho giới Công Thương, trong đó Người nhấn mạnh rằng "Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp đỡ giới thương nhân trong công cuộc kiến thiết này". Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng yêu cầu “trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới Công Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng”. Chỉ với hơn 200 chữ, bức thư có ý nghĩa như một văn bản kinh tế riêng biệt đầu tiên của Chính phủ giữa bộn bề đại sự lớn lao. Đó là một văn bản mang tính chất hiệu triệu.

Khi ký quyết định công nhận ngày 13/10 làm Ngày Doanh nhân Việt Nam, Thủ tướng Phan Văn Khải cũng đang trong giai đoạn cuối nhiệm kỳ Thủ tướng. Những quan điểm của ông đối với vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp sau đó đã được đưa vào một bài viết trong đó nhấn mạnh rằng “qua thực tiễn phát triển doanh nghiệp, hình thành đội ngũ doanh nhân”. Từ chỗ đứng cuối cùng trong bảng xếp hạng các giai tầng xã hội trước đây đến việc dành hẳn một ngày trong năm để tôn vinh họ là một cách nhìn biện chứng của Đảng, Nhà nước ta về doanh nhân Việt Nam.

Sinh thời Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải luôn hướng tới mục tiêu Việt Nam có được 1 triệu doanh nghiệp cùng việc xây dựng một Chính phủ kiến tạo, phục vụ. Mục tiêu này đã và đang được Chính phủ các nhiệm kỳ kế tiếp thực hiện để đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân thực sự là động lực tăng trưởng của đất nước.

TIN LIÊN QUAN
Cả nước tiễn đưa nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải về với Đất Mẹ
Tưởng nhớ anh Sáu Khải, nhà lãnh đạo kỹ trị, đổi mới, tận tụy vì nước, vì dân
Cố Thủ tướng Phan Văn Khải: Người dẫn dắt nền kinh tế vượt khủng hoảng
Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân làm việc trên công trường một số dự án cao tốc trọng điểm, ngày 29/4.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và cắt băng khánh thành dự án tại điểm cầu ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận thuộc dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, thăm hỏi, động viên người dân Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng Ninh Thuận sẽ hiện thực hóa thành công Quy hoạch vừa được phê duyệt, vượt lên mạnh mẽ, phát triển nhanh, bền vững.
Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Sáng 28/4, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài tuyến khoảng 65km, sẽ góp phần nâng cao khả năng khai thác tuyến cao tốc Bắc-Nam.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam vẫn chỉ xoay quanh mốc 50 điểm, đây là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế chưa thể khởi sắc.
Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024), nhiều địa phương tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa.
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

BCH Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Ngày 25/4/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3.
Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động