Thứ tư 01/01/2025 23:21

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Cần tăng cường năng lực nội tại và sức chống chịu của nền kinh tế

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, cần tăng cường năng lực nội tại và sức chống chịu của nền kinh tế trước những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới.

Công nghiệp và dịch vụ phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng

Sáng 23/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp

Phát biểu ý kiến thảo luận ở tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, trong năm 2023, mặc dù tình hình thế giới có nhiều khó khăn tác động đến nền kinh tế của Việt Nam, nhưng dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Quốc hội ra nghị quyết; Chính phủ điều hành, thực hiện nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, cho thấy nỗ lực, quyết tâm rất lớn, hoàn thành được 10/15 chỉ tiêu.

Trong đó, nổi bật nhất là vấn đề khu vực công nghiệp, xây dựng, nông - lâm - thủy sản và khu vực dịch vụ phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo tăng trưởng, kiềm chế được lạm phát, ổn định các cán cân thương mại.

Về tăng trưởng GDP, Chủ tịch Quốc hội đánh giá tốc độ tăng trưởng năm 2023 đạt 5,05% dù không đạt mục tiêu 6,5% đề ra nhưng cũng là nỗ lực rất lớn của đất nước chúng ta trong bối cảnh một số quốc gia trên thế giới và trong khu vực ghi nhận tăng trưởng âm.

Bên cạnh đó, trước tình hình khó khăn chung, Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã quan tâm phát động các cuộc vận động, phong trào thi đua chăm lo cho người nghèo, ổn định cuộc sống của người dân; đồng thời, cũng quan tâm đến giải quyết việc làm, nhất là đối với lao động nông thôn. Tình trạng thất nghiệp ở thành thị cũng được các ngành, các cấp quan tâm.

Theo Chủ tịch Quốc hội, công tác đối ngoại của đất nước thời gian qua được tăng cường khi trong năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024, nhiều đoàn khách quốc tế lớn đến Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước có những chuyến thăm đến các nước trên thế giới để tăng cường quan hệ đối ngoại.

Quốc phòng, an ninh được bảo đảm; công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được quan tâm, có những chuyển biến hết sức tích cực. Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo báo cáo của Chính phủ, cũng có nhiều tiến bộ.

Cần đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế

Bên cạnh những điểm sáng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ băn khoăn khi kim ngạch xuất khẩu năm 2023 giảm 2,5% so cùng kỳ năm trước; tăng trưởng tiêu dùng tư nhân năm 2023 giảm còn 3,5% (năm 2022 là 7,2%); thị trường bất động sản trầm lắng, tốc độ tăng đầu tư khu vực tư nhân trong nước giảm còn 2,8%.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị nghiên cứu xây dựng chương trình tổng thể về thúc đẩy tăng trưởng giai đoạn 2024-2025

Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần đánh giá cụ thể hơn các tác động của tăng trưởng trên các mặt xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư của tư nhân trong nước năm vừa qua, làm rõ nguyên nhân và có giải pháp ứng phó trong thời gian tới. “Điều này hết sức quan trọng” - Chủ tịch Quốc hội nói, đồng thời cho rằng cũng cần quan tâm đến tính bền vững cho các động lực tăng trưởng.

Nhấn mạnh những tháng còn lại năm 2024, dự báo tình hình kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, nhất là khi tình hình kinh tế nước ta luôn chịu tác động từ tình hình kinh tế bên ngoài, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần có các kịch bản phù hợp, đánh giá để có chỉ đạo linh hoạt; cần đổi mới, cải cách nền tảng kinh tế vĩ mô, rà soát đánh giá kết quả thực hiện.

Đồng thời, đề ra các giải pháp cụ thể triển khai các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị về đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển kinh tế tư nhân, cần đánh giá thời gian qua kinh tế tư nhân phát triển trúng, đúng chưa; định hướng thu hút đầu tư nước ngoài, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển vùng và công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ngoài ra, Chính phủ, các bộ, ngành cần ban hành sớm các nghị định, thông tư để hướng dẫn tổ chức triển khai có hiệu quả các luật căn bản của thể chế kinh tế thị trường như: Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) , Luật Đấu thầu (sửa đổi)… đã được Quốc hội thông qua.

Về ổn định kinh tế vĩ mô, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu xây dựng chương trình tổng thể về thúc đẩy tăng trưởng giai đoạn 2024-2025, rà soát, bổ sung, quan tâm đúng mức đến củng cố, ổn định kinh tế vĩ mô, vận dụng các chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt theo các kịch bản để ứng phó với những diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và khu vực hiện nay.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu các lĩnh vực theo hướng đa dạng hóa, tăng cường năng lực nội tại và sức chống chịu của nền kinh tế của chúng ta trước những diễn biến khó lường của kinh tế và thương mại thế giới.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Hồng Diên: 6 nhiệm vụ năm 2025 của Đảng bộ Bộ Công Thương

Công điện của Thủ tướng về việc khắc phục sự cố công trình Thủy điện Đắk Mi 1

Thu hút người tài vào khu vực công: Tiền lương ra sao?

Thủ tướng: Năm 2025 ngành Tài chính phải phản ứng chính sách kịp thời, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng...

Thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý

Quy định mới với người nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc từ 1/1/2025

Bộ Công Thương thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2024

Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Bộ Công Thương năm 2025

Thủ tướng: Mở rộng thị trường xuất khẩu để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 8 giải pháp giúp nông dân làm giàu

Thủ tướng chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân: Thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp

Nhân sự 30/12: Bộ Công Thương có tân Vụ trưởng Vụ Pháp chế

Việt Nam - Lào: Nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế

Thủ tướng: Sắp xếp bộ máy Bộ Công an, Bộ Quốc phòng không để gián đoạn công việc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Văn nghệ sỹ - đội quân văn hóa của Đảng

Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Lào

Công tác lập pháp là điểm nhấn quan trọng trong năm 2024