Thứ năm 26/12/2024 22:37

Chủ tịch Quốc hội nhắc giám sát vụ chuyến bay giải cứu, kit test Việt Á

Tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội nhắc giám sát vụ chuyến bay giải cứu, kit test Việt Á.

Ngày 11/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo kết quả giám sát chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19. Chủ tịch Quốc hội nhắc nhở: "Chuyến bay giải cứu, kit test Việt Á cũng là huy động nguồn lực, cũng là phòng chống dịch, không nằm ngoài cuộc giám sát. Cả báo cáo không nhắc gì đến 2 vụ việc này cả, Nghị quyết cũng không nói gì cả".

2 sai phạm lớn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đây là chuyên đề giám sát tối cao, với phạm vi rộng và tầm quan trọng lớn. Không phải chỉ tổng kết một Nghị quyết của Trung ương hay một Nghị quyết của Quốc hội, mà cần nhận thức rõ giám sát tối cao là để đánh giá tổng thể việc thực hiện hệ thống pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến tại phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Qua giám sát nhìn nhận rõ thực tế, những hạn chế, tồn tại, yếu kém để có biện pháp khắc phục khả thi, rút ra những bài học kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện trong thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị đoàn giám sát lưu ý trình bày rõ hiện trạng thanh quyết toán các nguồn trong và ngoài nước, làm rõ còn bao nhiêu chưa được thanh quyết toán, bao nhiêu chưa được chi trả, có thất thoát, sai phạm gì không?

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Dẫn thông tin các ca mắc COVID-19 đang gia tăng, Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi: "Vaccine hiện nay còn bao nhiêu liều, phân bổ như thế nào. Mấy nay truyền hình đưa tin các ca mắc COVID-19 đang tăng lên, tới đây không biết có sử dụng tiếp vaccine không?".

Về y tế cơ sở, tình hình phát triển còn nhiều vướng mắc, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần làm rõ trách nhiệm thuộc về ngành y tế hay thuộc về các địa phương, đề xuất mô hình, hệ thống, biên chế của y tế cơ sở ra sao để khắc phục những tồn tại hiện có, từ đó đưa ra định hướng cụ thể để triển khai trên phạm vi cả nước.

Cơ chế đặc thù không phải để hợp thức hoá sai phạm

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị làm rõ cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn của các đề xuất trong báo cáo giám sát.

Theo đó, Nghị quyết 30 đã quy định cho phép thực hiện các biện pháp đặc thù, đặc biệt, đặc cách, tuy nhiên, những biện pháp này cũng được quy định cụ thể ở các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cùng các cơ quan hữu quan ban hành và các cơ quan, đơn vị, địa phương cần chấp hành theo những biện pháp đã được quy định.

"Việc sử dụng biện pháp đặc thù, đặc biệt, đặc cách theo Nghị quyết 30 không phải là áp dụng biện pháp đặc thù một cách tùy tiện, không phải là hợp thức hóa sai phạm", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Đối với một số đề xuất giải pháp, Chủ tịch Quốc hội cho rằng còn thiếu cơ sở chính trị, một số vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ hoặc các cơ quan khác, một số vấn đề nằm ngoài phạm vi giám sát như: việc sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, việc nâng cao chế độ đãi ngộ với nhân viên y tế… sẽ nằm trong các nội dung công việc khác đang triển khai như sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế, cải cách tiền lương…

Vì vậy, cần rà soát, nghiên cứu lại các đề xuất để đảm bảo cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn đầy đủ, vững chắc, cụ thể, đúng phạm vi giám sát, đúng thẩm quyền.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu. Ảnh: Phạm Thắng

Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, điều kiện tiên quyết để kiểm soát được dịch là sau khi có vaccine. Sau chiến dịch ngoại giao vaccine, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội đi đâu cũng tranh thủ ngoại giao vaccine.

"Báo cáo nói có 150 triệu liều. Nhưng có ý kiến cho rằng thời gian đầu ta chưa tiếp cận được vaccine vậy phải làm rõ nguyên nhân từ đâu? Có thể do cơ chế chính sách hoặc do tổ chức thực hiện", ông Thanh nói.

Báo cáo nói ngân sách bỏ ra 4,6 tỉ đồng để chủ động nghiên cứu vaccine, vậy giờ kết quả ra sao? Khó khăn vướng mắc thế nào cũng cần làm rõ.

Theo Báo Lao động
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Thương mại Nga-Việt Nam tăng mạnh: Cơ hội vàng cho hợp tác công nghiệp song phương

Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Nhân sự 25/12: Công an Thái Bình bổ nhiệm lãnh đạo; Bắc Giang điều động hai Phó Giám đốc sở

Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Nhân sự 24/12: Bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội

Phân công Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý kiến nghị mở rộng dự án gần 2 tỷ USD tại Cà Mau

Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Nhân sự 23/12: Tỉnh ủy Phú Thọ, Sơn La, Đồng Nai triển khai quy trình về công tác cán bộ

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số